Thu hồi sách bảo là gì

Quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ

  • 1. Sản phẩm thải bỏ là gì?
  • 2. Phương thức thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
  • 3. Hình thức, số lượng và vị trí điểm thu hồi
  • 4. Quy trình quản lý điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ
  • 5. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ
  • 6. Yêu cầu kỹ thuật tại điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ
  • 7. Khối lượng lưu giữ tối đa tại điểm thu hồi cơ sở là bao nhiêu?

Nội dung được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Cơ sở pháp lý:

- Quyết định 16/2015/QĐ-TTg thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ;

-Nghị định số 38/2015/NĐ-CP

- Thông tư 34/2017/TT-BTNMT

1. Sản phẩm thải bỏ là gì?

Sản phẩm thải bỏ là chất thải có nguồn gốc từ sản phẩm đã hết thời hạn sử dụng hoặc sản phẩm được thải bỏ sau quá trình sử dụng thuộc Danh mục kèm theo Quyết định này.

Danh mục sản phẩm thải bỏ và thời điểm thực hiện thu hồi, xử lý được ban hành tạiPhụ lục kèm theoQuyết định 16/2015/QĐ-TTg.

Thu hồi sản phẩm thải bỏ là tiếp nhận, thu gom sản phẩm thải bỏ để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Phương thức thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ

Điều 4 Quyết định 16/2015/QĐ-TTg quy định về phương thức thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Theo đó, các sản phẩm thải bỏ được thu hồi thông qua các hình thức sau:

a] Nhà sản xuất trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với nhau thực hiện thông qua điểm thu hồi hoặc hệ thống các điểm thu hồi;

b] Nhà sản xuấtphối hợphoặcủyquyền cho đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải có chức năng phù hợp thực hiện;

c] Đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải có chức năng phù hợp trực tiếp thực hiện việc thu hồi theo quy định về quản lý chất thải mà không có sự phối hợp, ủy quyền của nhà sản xuất.

Điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ được thực hiện thống nhất theo loại sản phẩm, có thể không phụ thuộc vào nhãn hiệu hoặc nhà sản xuất.

Việc chuyển giao, thu gom, lưu giữ, vận chuyển sản phẩm thải bỏ làchấtthải nguy hại phát sinh từ người tiêu dùng để chuyển đến các điểm thu hồi không yêu cầu Giấy phép xử lý chất thải nguy hại nhưng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thu gom, lưu giữ, vận chuyển sản phẩm thải bỏ.

Sản phẩm thải bỏ sau khi thu hồi phải được quản lý và xử lý theo quy định về quản lýchấtthải.

3. Hình thức, số lượng và vị trí điểm thu hồi

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 34/2017/TT-BTNMT, điểm thu hồi được thiết lập theo các hình thức sau:

a] Điểm thu hồi cơ sở: là địa điểm được thiết lập cố định để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ trực tiếp từ người tiêu dùng;

b] Điểm thu hồi tập trung: là địa điểm được thiết lập cố định để tập trung, lưu giữ các sản phẩm thải bỏ được chuyển đến từ các điểm thu hồi khác và có thể tiếp nhận trực tiếp sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng;

c] Điểm thu hồi không cố định: là địa điểm lưu động do nhà sản xuất thiết lập hoặc phối hợp với chính quyền địa phương thiết lập trong các cuộc phát động, tuyên truyền để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng.

Hệ thống các điểm thu hồi được thiết lập với số lượng, vị trí điểm thu hồi dựa vào các căn cứ sau:

a] Số lượng sản phẩm đã bán ra thị trường Việt Nam;

b] Hệ thống phân phối sản phẩm của nhà sản xuất;

c] Khoảng cách tới cơ sở xử lý, tái chế sản phẩm thải bỏ dự kiến.

Nhà sản xuất căn cứ vào các nội dung nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và các điều kiện khác [nếu có] để tự quyết định số lượng, hình thức điểm thu hồi và xây dựng lộ trình thiết lập các điểm thu hồi phù hợp.

4. Quy trình quản lý điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ

Điều 5 Thông tư 34/2017/TT-BTNMTquy định về quy trình quản lý điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ như sau:

Thứ nhất, nhà sản xuất phải phối hợp với chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở để tuân thủ các quy trình quản lý sau:

a] Phải kê khai, sử dụng chứng từ chất thải nguy hại [sau đây viết tắt là CTNH] với vai trò đại diện chủ nguồn thải khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là CTNH cho cơ sở xử lý CTNH có chức năng phù hợp. Nhà sản xuất và chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở có thể thỏa thuận với nhau về việc đứng tên với vai trò đại diện chủ nguồn thải khi kê khai, sử dụng chứng từ CTNH;

b] Phải sử dụngSổ giao nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi tập trung, khi chuyển giao cho nhà sản xuất khác tiếp nhận lại theo quy định tạiKhoản 5 Điều 5 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTghoặc khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường cho cơ sở xử lý, tái chế chất thải có chức năng phù hợp;

c] Trường hợp chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở không phải là đối tượng phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thì khi thiết lập điểm thu hồi không phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH đối với hoạt động thu hồi sản phẩm thải bỏ là CTNH;

d] Thực hiện trách nhiệm báo cáo thu hồi sản phẩm thải bỏ được quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Thứ hai, nhà sản xuất phải phối hợp với chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi tập trung để tuân thủ các quy trình quản lý sau:

a] Phải sử dụng sổ giao nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi tiếp nhận sản phẩm thải bỏ từ các điểm thu hồi cơ sở hoặc các điểm thu hồi không cố định, khi chuyển giao cho nhà sản xuất khác tiếp nhận lại những sản phẩm thải bỏ theo quy định tạiKhoản 5 Điều 5 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTghoặc khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường cho cơ sở xử lý, tái chế chất thải có chức năng phù hợp;

b] Phải kê khai, sử dụng chứng từ CTNH với vai trò đại diện chủ nguồn thải CTNH khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là CTNH cho đơn vị xử lý CTNH;

c] Phải tuân thủ theo các quy định của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới CTNH và tiêu hủy chúng khi xuất khẩu sản phẩm thải bỏ là CTNH ra nước ngoài để xử lý, tái chế;

d] Thực hiện trách nhiệm báo cáo thu hồi sản phẩm thải bỏ được quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Thứ ba, nhà sản xuất khi thực hiện thu hồi sản phẩm thải bỏ tại các điểm thu hồi không cố định phải tuân thủ các quy trình quản lý sau:

a] Phải sử dụngSổ giao nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ thu hồi được cho các điểm thu hồi tập trung hoặc khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường cho cơ sở xử lý, tái chế chất thải có chức năng phù hợp;

b] Phải sử dụng chứng từ CTNH với vai trò đại diện chủ nguồn thải CTNH khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là CTNH cho các cơ sở xử lý CTNH có chức năng phù hợp.

5. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ

Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ thực hiện theo quy định tại Điều 6Thông tư 34/2017/TT-BTNMT. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như sau:

a] Phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quản lý CTNH, trừ trường hợp thu gom, vận chuyển từ người tiêu dùng đến điểm thu hồi;

b] Phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ từ điểm thu hồi tập trung đến các cơ sở xử lý phải được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS.

Thứ hai, yêu cầu đối với việc lưu giữ sản phẩm thải bỏ như sau:

a] Thời gian tối đa lưu giữ sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi tập trung là 06 tháng kể từ khi tiếp nhận. Trường hợp phải lưu giữ quá thời gian 06 tháng do chưa tìm được chủ xử lý, tái chế chất thải phù hợp để chuyển giao thì phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đặt điểm thu hồi tập trung về chủng loại, số lượng sản phẩm thải bỏ lưu giữ;

b] Việc lưu giữ sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi cơ sở không giới hạn về thời gian lưu giữ nhưng không vượt quá số lượng tối đa được phép lưu giữ quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Thứ ba, vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ người tiêu dùng đến điểm thu hồi không yêu cầu Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH nhưng một lần vận chuyển không được vượt quá số lượng tối đa [đối với một phương tiện vận chuyển] như sau:

a] 100 kg hoặc 50 sản phẩm thải bỏ, tùy điều kiện nào đến trước, đối với sản phẩm thải bỏ là thiết bị điện tử cỡ nhỏ [máy tính, màn hình, CPU, máy in, máy fax, máy scan, máy chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động, máy tính bảng, đầu đĩa, đầu đọc] và pin, ắc quy thải, bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải;

b] 01 sản phẩm thải bỏ đối với sản phẩm thải bỏ là thiết bị điện, điện tử cỡ lớn [máy photocopy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa] và ô tô, xe máy;

c] 20 lít đối với dầu nhớt thải;

d] Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH với số lượng vượt quá quy định tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.

Thứ tư, việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ các điểm thu hồi đến điểm thu hồi tập trung được quy định như sau:

a] Được thực hiện bởi các đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp;

b] Trường hợp vận chuyển bởi nhà sản xuất hoặc các đơn vị không có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thì thực hiện theo quy định tạiĐiểm d Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CPngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Thứ năm, việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ các điểm thu hồi đến các cơ sở xử lý, tái chế phải được thực hiện bởi đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.

Thứ sáu, việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường không yêu cầu Giấy phép và không giới hạn số lượng cho một lần vận chuyển nhưng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về quản lý chất thải thông thường.

Thứ bảy, các phương tiện thải bỏ là ô tô, xe máy còn khả năng sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể chuyển đến điểm thu hồi bằng cách tự vận hành chính các phương tiện đó.

Thứ tám, trường hợp nhà sản xuất thiết lập các chương trình, dự án để trực tiếp thu gom sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng, việc vận chuyển về điểm thu hồi tập trung hoặc về cơ sở xử lý, tái chế được thực hiện theo các hình thức sau:

a] Do các đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thực hiện;

b] Trường hợp vận chuyển bởi nhà sản xuất hoặc các đơn vị không có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thìthực hiện theo quy định tạiĐiểm d Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CPngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Thứ chính, sản phẩm thải bỏ sau khi thu hồi phải được quản lý và xử lý theo quy định tạiKhoản 4 Điều 4 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg.

6. Yêu cầu kỹ thuật tại điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ

- Điểm thu hồi cơ sở và điểm thu hồi tập trung phải đáp ứng yêu cầu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

- Điểm thu hồi không cố định phải đảm bảo lưu giữ an toàn, không rò rỉ, tràn đổ sản phẩm thải bỏ ra môi trường.

Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

I. Đối với ắc quy và pin thải bỏ

1. Đối vớic quy thải bỏ

1.1. Có biển báo “Điểm thu hồi ắc quy thải bỏ”.

1.2. Khu vực lưu giữ ắc quy thải bỏ phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

1.2.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực và không bị nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào. Córãnh thu gom chất lỏng về hố ga thấp hơnsàn.

1.2.2. Đối với điểm thu hồi tập trung, yêu cầutrang bị thêm:

- Thiết bị phòng cháy chữa cháy [ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa] theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;

- Vật liệu hấp thụ [như cát khô hoặc mùn cưa] và xẻng để sử dụng trong trường hợp xử lý rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn;

- Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch soda gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axit;

- Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707: 2009 với kích thước ít nhất 30 [ba mươi] cm mỗi chiều;

- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm [ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát] đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.

1.3. Trường hợp lưu giữ xếp chồng lên nhau thì phải có biện pháp đảm bảo không bị rơi, đổ trong quá trình lưu giữ.

2. Đối với pin thải bỏ

2.1. Có biển báo “Điểm thu hồi pin thải bỏ”.

2.2. Dụng cụ, thiết bị chứa pin thải bỏ phải có kết cấu cứng, thành và đáy chắc chắc, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng sản phẩm thải bỏtrong quá trình sử dụng.

2.3. Khu vực lưu giữ pin thải bỏ phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

2.3.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực và không bị nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.

2.3.2. Đối với điểm thu hồi tậptrung, yêu cầu trang bị thêm:

- Thiết bị phòng cháy chữa cháy [ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa] theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;

- Vật liệu hấp thụ [như cát khô hoặc mùn cưa] và xẻng để sử dụng trong trường hợp xử lý ròrỉ, rơi vãi, đổ tràn;

- Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707: 2009 với kích thước ít nhất 30 [ba mươi] cm mỗi chiều;

- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm [ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát] đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.

2.3. Lưu giữ, sắp xếp pin thải bỏ:

2.3.1. Pin thải bỏ khi lưu giữ phải để trong thiết bị, dụng cụ lưu giữ.

2.3.2. Trường hợp xếp chồng thiết bị, dụng cụ lưu giữ lên nhau thì phải có biện pháp đảm bảo không bị rơi, đổ trong quá trình lưu giữ.

II. Đối với bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải

1. Có biển báo “Điểm thu hồi bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải bỏ”.

2. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải bỏ phải có kết cấu cứng, thành và đáy vững chắc, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng sản phẩm thải bỏ trong quá trình sử dụng.

3. Khu vực lưu giữ bóng đèn thải bỏ phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

3.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực và không bị nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.

3.2. Đối với điểm thu hồi tập trung, yêu cầu trang bị thêm:

- Thiết bị phòng cháy chữa cháy [ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa] theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;

- Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707: 2009 với kích thước ít nhất 30 [ba mươi] cm mỗi chiều;

- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm [ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát] đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.

4. Lưu giữ, sắp xếp bóng đèn compact, huỳnh quang thải bỏ:

- Bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải phải được lưu giữ trong dụng cụ, thiết bị lưu giữ;

- Tránh đổ, vỡ phát tán chất thải ra môi trường.

III. Đối với các loại dầu nht thải bỏ

1. Có biển báo “Điểm thu hồi dầu nhớt thải bỏ”.

2. Dụng cụ, thiết bị chứa các loại dầu nhớt thải phải đáp ứng yêu cầu sau:

2.1. Đảm bảo kín khít, không bị rò rỉ, thẩm thấu trong quá trình lưu giữ, có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóahọc với dầu nhớt thải chứa bên trong.

2.2. Có kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng, có nắp đậy kín.

3. Khu vực lưu giữ dầu nhớt thải phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

3.1. Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt, trường hợp dùng bể ngầm thì phải thiết kế tránh nước mưa chảy tràn vào.

3.2. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực, trừ các thiết bị lưu chứa với dung tích lớn hơn 5 m3thì được đặt ngoài trời.

3.3. Có tường, đê hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực để ngăn ngừa dầu nhớt thải phát tán ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố, có rãnh thu chất lỏng về hố ga thấp hơn sàn bảo đảm không chảy tràn ra bên ngoài.

3.4. Có thiết bị phòng cháy chữa cháy [ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa] theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

3.5. Có vật liệu hấp thụ [như cát khô hoặc mùn cưa] và xẻng để sử dụng trong trường hợp xử lý rò rỉ, rơi vãi, đổtràn.

3.6. Có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30 [ba mươi] cm mỗi chiều.

3.7. Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm [ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát] đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.

4. Không được xếp chồng các dụng cụ, thiết bị lưu chứa dầu nhớt thải lên nhau.

IV. Đối với các thiết bị đin, đin tử thải

1. Có biển báo “Điểm thu hồi thiết bị điện, điện tử thải”.

2. Dụng cụ, thiết bị chứa thiết bị điện, điện tử thải bỏ phải có kết cấu cứng, thành và đáy vững chắc, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng sản phẩm thải bỏ trong quá trình sử dụng.

3. Khu vực lưu giữ thiết bị điện, điện tử thải bỏ phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

3.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực và không bị nước mưa chảy tràn từ ngoài vào.

3.2. Đối với điểm thu hồi tập trung, yêu cầu trang bị thêm:

- Thiết bị phòng cháy chữa cháy [ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa] theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;

- Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707: 2009 với kích thước ít nhất 30 [ba mươi] cm mỗi chiều;

- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm [ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát] đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.

4. Trường hợp xếp chồng thiết bị, dụng cụ lưu giữ lên nhau thì phải có biện pháp đảm bảo không bị rơi, đổ trong quá trình lưu giữ.

V. Đối với săm, lốp thải

1. Có biển báo “Điểm thu hồi săm, lốp thải bỏ”.

2. Khu vực lưu giữ săm, lốp thải phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

2.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực, sàn kho không bị ngập lụt.

2.2. Trường hợp lưu giữ ngoài trời thì phải đáp ứng các yêu cầu:

- Phải bố trí bao che, hạn chế tác động của mưa, nắng tới săm, lốp thải được lưu giữ;

- Không để săm, lốp thải tiếp xúc trực tiếp với nền đất, nền khu vực lưu giữ không bị ngập lụt;

- Trường hợp xếp chồng lên nhau phải có biện pháp đảm bảo không bị đổ trong quá trình lưu giữ.

2.3. Có các thiết bị phòng cháy chữa cháy [ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa] theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

2.4. Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm [ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát] đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.

VI. Đối với phương tiện giao thông thải bỏ

1. Có biển báo “Điểm thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ”.

2. Phương tiện giao thông thải phải được tháo bỏ nhiên liệu trước khi đưa vào lưu giữ.

3. Khu vực lưu giữ phương tiện giao thông thải phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

3.1. Có các thiết bị phòng cháy chữa cháy [ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa] theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

3.2. Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm [ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát] đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.

7. Khối lượng lưu giữ tối đa tại điểm thu hồi cơ sở là bao nhiêu?

>>> Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

TT

Tên loại sản phẩm thải bỏ

Khối lượng lưu giữ tối đa

1

Pin, ắc quy

1.000 kg

2

Dầu nhớt

1.000 lít

3

Bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang

500 kg

4

Các sản phẩm thải bỏ khác

Không quy định

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề