Thuế xuất khẩu dăm gỗ 2023

[BĐT] - Bộ Tài chính cho biết, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa đưa ra đề nghị tăng thuế xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ thuộc nhóm 44.08 từ 10% lên 25%. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, giai đoạn hiện nay chưa phù hợp để xem xét tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này.

Ảnh minh họa: Internet

Trước kiến nghị của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bộ Tài chính cho biết, theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, nhóm hàng 44.08, mô tả hàng hóa: “Tấm gỗ để làm lớp mặt [kể cả những tấm thu được bằng cách lạng gỗ ghép], để làm gỗ dán hoặc để làm gỗ ghép tương tự khác và gỗ khác, đã được xẻ dọc, lạng hoặc bóc tách, đã hoặc chưa bào, chà nhám, ghép hoặc nối đầu, có độ dày không quá 6mm” có khung thuế suất thuế xuất khẩu là 5 - 25%.

Theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, nhóm 44.08 có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 10%.

Cùng với đó, mặt hàng gỗ dán hiện nay là nguyên liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ như đồ nội thất nhưng cũng là sản phẩm có nguyên liệu đầu vào từ dăm gỗ [là sản phẩm của nông dân].

Theo quy định hiện hành, mục tiêu và nguyên tắc đánh thuế xuất khẩu là để bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản không tái tạo, hạn chế xuất khẩu khoáng sản, tài nguyên thô chưa qua chế biến.

Tuy nhiên, sản phẩm gỗ dán không phải sản phẩm có nguồn gốc tài nguyên không tái tạo, đồng thời đây là sản phẩm đầu ra của ngành sản xuất gỗ dán trong nước, giúp nông dân trồng rừng tiêu thụ dăm gỗ, tạo công ăn việc làm cho người lao động qua việc sản xuất gỗ dăm, gỗ vụn. Do đó, mức chênh lệch giữa thuế xuất khẩu dăm gỗ [2%] với thuế xuất khẩu gỗ dán [10%] là mức hợp lý.

Vì vậy, tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, Bộ Tài chính trình Chính phủ chưa xem xét điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu mặt hàng này trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp, sản xuất của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn.

Việc tăng thuế XK dăm gỗ có giúp hạn chế xuất gỗ nguyên liệu thô, góp phần tạo nên những cánh rừng gỗ lớn hay tác động trực tiếp tới doanh nghiệp, tới người trồng rừng, tạo ra những hệ lụy nối tiếp nhau?  Đây là vấn đề đang gây tranh cãi gay gắt.

Tăng thuế sẽ tạo ra những cánh rừng gỗ lớn?

Việt Nam là một trong những quốc gia XK dăm gỗ lớn nhất thế giới và tiếp tục có xu hướng phát triển. Tuy nhiên, mặc dù là nước XK dăm gỗ lớn nhưng dăm gỗ của Việt Nam chất lượng lại chưa cao nên, như nhiều ngành nguyên liệu khác, dăm gỗ Việt Nam hầu như xuất lớn vào thị trường Trung Quốc và có sự lệ thuộc rất lớn vào thị trường này. Lớn nhưng không mạnh, dăm Việt Nam chủ yếu từ gỗ keo, tràm… có tuổi từ 5-7 năm. Người dân thu hoạch non gỗ rừng để làm dăm gỗ, do tuổi cây thấp nên hiện tượng lẫn tạp chất, độ ẩm cao, ẩm mốc, hàm lượng xenluloza thấp là tương đối phổ biến. Bởi vậy, việc định hình thị trường tiêu thụ thế giới cũng như nắm quyền điều tiết thị trường dăm gỗ Việt Nam không làm được.

Việt Nam hiện có 4.235.770 ha rừng trồng. Nguồn cung gỗ nguyên liệu đầu vào tương đối sẵn, với mức thuế xuất bằng 0% [năm 2016] hoặc thấp [2% ở hiện tại], nhiều công ty sản xuất và XK dăm gỗ đã hình thành với số lượng vượt khỏi sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Nếu như năm 2009, Việt Nam có 47 nhà máy dăm với lượng dăm XK khoảng 2,3 triệu tấn khô, đến 2014, tăng lên 130 nhà máy với lượng dăm XK đạt 7 triệu tấn khô thì năm 2018, con số XK đã đạt kỷ lục gần 10,4 triệu tấn khô. Kim ngạch XK cũng tăng từ 796 triệu USD năm 2012 lên đến 958 triệu USD năm 2014 và 1,34 tỷ USD năm 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận của XK nguyên liệu thô thì không bao giờ cao. Hạn chế XK nguyên liệu thô là một chủ trương hợp lý.

 

Mặt khác, những thay đổi phức tạp trên thị trường dăm gỗ XK vừa tạo ra rủi ro cho ngành công nghiệp gỗ, rộng hơn là cho cả ngành lâm nghiệp Việt Nam.

Vì vậy, cơ quan quản lý Nhà nước cho rằng việc tăng thuế sẽ làm chậm việc khai thác những khu rừng vừa đến tuổi, dưỡng rừng gỗ lớn. Nhờ đó đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển trong khâu sản xuất nguyên liệu, từ gỗ nhỏ cung cho ngành dăm sang gỗ lớn cung cho ngành chế biến gỗ, dịch chuyển trong sản xuất từ dăm sang đồ gỗ và dịch chuyển trong cơ cấu XK thông qua việc giảm tỷ trọng XK gỗ nguyên liệu, bao gồm dăm, sang các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, cho hay rất đồng cảm với đề xuất tăng thuế dăm gỗ. Theo ông, cần có hàng rào thuế quan để bảo vệ nguồn gỗ cho ngành chế biến gỗ. Hiện nay, ngành gỗ đang có tốc độ tăng trưởng mạnh, nhu cầu nguyên liệu rất lớn.

Hơn nữa, trong những năm qua, nguồn nguyên liệu sử dụng trong nước bằng gỗ tràm, keo, cao su sử dụng lên tới 80%, nguồn nguyên liệu nhập khẩu giảm đi. Kết quả, ngành chế biến gỗ trở thành ngành có giá trị XK giữ lại lớn nhất trong các ngành kinh tế. Vì vậy, đề xuất tăng thuế dăm gỗ là dễ hiểu.

Tăng thuế - hệ lụy rơi vào người trồng rừng?

Nhiều ý kiến đến từ các doanh nghiệp cho rằng:  tăng hoặc giảm thuế XK phải tạo cơ chế không tác động tiêu cực tới nguồn thu của các hộ trồng rừng. Nguồn thu của hộ trên một đơn vị sản phẩm sau khi áp thuế ít nhất phải bằng với nguồn thu của hộ trên cùng đơn vị sản phẩm trước áp thuế. Không đạt được mục tiêu cốt lõi này sẽ làm giảm giá trị của chính sách thuế, hoặc thậm chí phản tác dụng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Việc tăng thuế XK lên 5%, sự ảnh hưởng của nó lan tỏa trong khắp chuỗi cung ứng dăm gỗ XK đã đặt ra nhiều vấn đề cần được phân tích thấu đáo và tìm ra giải pháp phù hợp. Một câu hỏi đặt ra là liệu chính sách tăng thuế XK dăm gỗ 5% đã đạt được mục tiêu hạn chế XK gỗ nguyên liệu thô và ngành chế biến đồ gỗ nội thất đã được đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào chất lượng, giá cả hợp lý hay chưa?   

Công ty TNHH C&P Quảng Ninh cho rằng: Thuế XK dăm gỗ tăng thực chất không ảnh hưởng nhiều đến nhà sản xuất mà sẽ làm giảm thu nhập của người trồng rừng. Các diện tích trồng rừng hầu hết tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, có địa hình núi cao, vận chuyển khó khăn và tốn kém nhiều chi phí khai thác, tác động của việc tăng thuế XK dăm gỗ chắc sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trồng rừng.

Công ty TNHH C&P Quảng Ninh đề nghị Chính phủ và các bộ ngành có liên quan xem xét đến những ảnh hưởng, tác động của chính sách ban hành, đặc biệt quan tâm đến đời sống thu nhập của hàng triệu hộ nông dân đang tham gia trồng rừng, bảo đảm nguồn cung nguyên liệu ổn định cho sản xuất và gia tăng kim ngạch XK cho đất nước.

Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, mức tăng thuế như vậy là khá cao [tới 150%]. Nếu muốn tăng mức thuế lên 5%, Chính phủ cần có lộ trình, và chứng minh được sự cần thiết phải tăng thuế xuất khẩu, tác động của việc tăng thuế xuất khẩu ảnh hưởng đến chuỗi hoạt động của ngành dăm gỗ. Trong trường hợp tăng thuế, doanh nghiệp sẽ trừ vào giá thu mua nguyên liệu, nên người chịu ảnh hưởng cuối cùng vẫn là người dân trồng rừng. Trong khi đó, để làm tốt chính sách tạo nguồn nguyên liệu gỗ lớn, Chính phủ cần đánh giá khả năng tài chính của người trồng rừng, đó là yếu tố tác động trực tiếp đến chu kỳ trồng rừng gỗ nguyên liệu, và được đông đảo người trồng rừng quan tâm, đặc biệt là nông dân miền núi.

Làm thế nào để hạn chế xuất gỗ nguyên liệu thô mà vẫn đảm bảo không tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, và lớn hơn, là không gây ảnh hưởng đến người trồng rừng đó chính là tìm sự hài hòa trong chính sách XK dăm gỗ, đây là bài toán khó nhưng không thể không có lời giải thỏa đáng.

Chủ Đề