Thuốc chữa bệnh có chịu thuế GTGT không

Công ty em  hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh, chỉ bán thuốc cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại phòng khám. Vậy, Công ty có thể xuất hóa đơn bán thuốc chung với hóa đơn khám chữa bệnh không? Bài viết dưới đâyKetoanhn.org xin đưa ra ý kiến, các bạn cùng tham khảo nhé.

Thuốc chữa bệnh có chịu thuế GTGT không

Đơn vị phòng khám bán thuốc có phải chịu thuế GTGT không?

>>Xem thêm: Khấu trừ thuế gtgt và Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 9, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn như sau:

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.

Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT”.

Kết Luận:

–Khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh thì sẽ KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT. Nếu là tiền thuốc bán theo đơn, không nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh (không thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám, chỉ mua thuốc) THÌ PHẢI CHỊU THUẾ 5%.

Cụ thể Tại Khoản 8, Điều 1 sửa đổi, bổ sung Khoản 11, Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT quy định thuế suất 5%:

“Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.

Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế”.

–Dịch vụ khám chữa bệnh nha khoa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, số thuế giá trị đầu vào sử dụng cho dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng không được kê khai, khấu trừ.

–Trường hợp Công ty chỉ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì vẫn phải nộp Tờ khai thuế

Xuất hóa đơn với dịch vụ khám chữa bệnh, thuố chữa bệnh:

Được quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3 sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:

“Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”…

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày…”.

Trên đây là Đơn vị phòng khám bán thuốc có phải chịu thuế GTGT không? mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.

Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ  tư vấn miễn phí: 1900 6246

Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/

Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của  Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.

Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 – 0941 900 994 (Mr Quân)

Bài viết liên quan:

Leave a Comment

Luật thuế GTGT của Việt Nam tồn tại nhiều mức thuế suất khác nhau. Mỗi loại thuế suất quy định cho các đối tượng cụ thể. Một câu hỏi mà ai cũng quan tâm là liệu rằng dịch vụ khám chữa bệnh có chịu thuế GTGT không? Hôm nay, Haotan.vn sẽ hỗ trợ các bạn gỡ thắc mắc này nhé.

1. Quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT

Thuốc chữa bệnh có chịu thuế GTGT không
Giải đáp nhanh: dịch vụ khám chữa bệnh có chịu thuế GTGT không!

Trong sắc thuế giá trị gia tăng, hiện nay đang có 5 nhóm đối tượng như sau: 0%, 5%, 10%, không chịu thuế và không phải kê khai, tính nộp thuế.

Theo Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC đã quy định chi tiết 26 nhóm thuộc đối tượng không phải chịu thuế GTGT. Danh sách này trải dài trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Nông nghiệp
  • Sản phẩm thiết yếu
  • Dịch vụ tài chính, bảo hiểm
  • Dịch vụ công ích
  • An sinh xã hội
  • An ninh quốc phòng
  • Và một số lĩnh vực khác nữa

Lưu ý: Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT thì sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, phần thuế GTGT trên các hóa đơn đầu vào sẽ được ghi nhận vào chi phí hoặc nguyên giá.

2. Giải đáp: dịch vụ khám chữa bệnh có chịu thuế GTGT không?

Căn cứ vào khoản 9 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính và công văn số 53070/CT-TTHT ngày 17/6/ 2020 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT gồm:

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.

Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

Dựa vào căn cứ trên đây ta có thể kết luận như sau:

  • Dịch vụ khám chữa bệnh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
  • Trường hợp trong gói chữa bệnh (theo quy định của Bộ y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Nếu thuốc chữa bệnh nằm riêng biệt, không nằm trong dịch vụ khám chữa bệnh thì sẽ chịu thuế suất 5% nhé.

Như vậy là chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề dịch vụ khám chữa bệnh rồi phải không. Hi vọng bài viết “dịch vụ khám chữa bệnh có chịu thuế GTGT không” sẽ giúp mọi người tránh mất mát một khoản tiền khi đi khám bệnh nhé.

Bài viết dưới đây, chúng tôi tóm tắt một số chính sách thuế GTGT với các hoạt động y tế, khám chữa bệnh… Việc phân chia, áp dụng các mức thuế giá trị gia tăng khác nhau là để hỗ trợ, khuyến khích một số ngành nghề thuộc lĩnh vực y tế.

Theo Luật thuế GTGT, trường hợp kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Tham khảo bản full size tại: Thuế GTGT đối với hoạt động y tế

Thuốc chữa bệnh có chịu thuế GTGT không

Căn cứ pháp lý:

Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi khoản 9, điều 4 “Không chịu thuế” Thông tư 219/2013/TT-BTC và khoản 24 điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.

…Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

  1. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.

Khoản 8, điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi khoản 11, điều 10 “Thuế suất 5%” Thông tư 219/2013/TT-BTC

  1. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.

Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.”

 Tham khảo video tại:


Biên soạn: Trần Thị Thanh Thảo – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Tags Chính sách thuế GTGT với các hoạt động y tếchính sách thuế với khám bệnhkhám chữa bệnh…thuế gtgt