Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Đối với bệnh nhân ung thư, việc giảm đau là rất cần thiết bởi đau đớn không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn khiến cho sức khỏe của họ bị suy sụp, chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng. Vậy cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư như thế nào mới hiệu quả, bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này.

1. Ý nghĩa của việc giảm đau đối với bệnh nhân ung thư

1.1. Phân loại đau ở bệnh nhân ung thư

Đau trong bệnh ung thư được phân ra gồm các loại sau:

- Đau thực thể

Nguyên nhân gây đau là do khối u chèn ép hoặc xâm lấn đến các tổ chức cơ quan lân cận, tại chỗ hoặc nơi nó di căn đến. Bản thân sự chèn này đã kích thích các thụ cảm thể áp lực gây ra đau cộng thêm phản ứng viêm và sự giải tỏa chất hóa học hướng viêm càng kích thích cơn đau xảy ra liên tục và mạnh hơn.

Nhiều bệnh nhân ung thư bị đau vì kích thước của khối u ngày càng lớn

Cơn đau thực thể có thể thành từng đợt, cấp hoặc mạn tính. Người bệnh thường thấy đau tức khác nhau về cường độ, co cứng mô kề cận và tăng đau khi vận động hoặc bị đè nén. Một số bệnh nhân không cảm thấy đau hoặc đau rất nhẹ.

- Đau nội tạng

Người bệnh không có biểu hiện đau vì các cơ quan nội tạng không có cảm thụ đau, trừ trường hợp khối u ảnh hưởng đến tổ chức lân cận của chính cơ quan đó hoặc các cấu trúc ống. Điều đáng nói là cơn đau có chiều hướng lan tỏa theo hệ thần kinh thực vật nên rất khó xác định vị trí, nguồn gốc cơn đau.

- Đau do thần kinh

Các khối u não gây chèn ép và đau đớn cho hệ thần kinh trung ương. Riêng với thần kinh ngoại vi thì cơn đau có thể xảy ra do sự xâm nhập và chèn ép của khối u hoặc tác dụng phụ của hóa - xạ trị.

Cơn đau thần kinh thường xuất hiện đột ngột, tạo cảm giác bỏng buốt hoặc như thể bị đâm. Đau ở thần kinh ngoại biên có thể làm hình thành vùng nhạy cảm và duy trì hiệu ứng đau ở hệ thần kinh trung ương.

1.2. Vai trò của việc giảm đau đối với bệnh ung thư

Việc tìm cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư là rất cần thiết vì nó tác động đến người bệnh trên nhiều phương diện. Tùy theo mức độ đau mà ảnh hưởng của nó đến từng bệnh nhân sẽ có sự khác nhau. Có người đau đến mức buồn bã, ám ảnh, trầm cảm, không tha thiết gì với cuộc sống. Có người đau đến mức mất khả năng tự chủ,...

Giảm đau cho bệnh nhân ung thư là cần thiết vì nó giúp cải thiện toàn diện từ sức khỏe, tâm lý cho đến cuộc sống của người bệnh

Về cơ bản, đau mang tính cá thể và phụ thuộc nhiều vào cảm xúc cũng như trải nghiệm đau của mỗi người. Có cơn đau rất ghê gớm với người này nhưng lại không đáng kể với người khác. Dù là bệnh nhân ung thư hay người bình thường thì đau và được giảm đau vẫn được xem là quyền của con người. Không ít trường hợp bệnh nhân không chết vì ung thư mà sẽ đau khổ tột cùng đến khi chết vì không được điều trị đau hiệu quả.

Khi bệnh nhân ung thư không được giảm đau thì cơn đau sẽ ngày càng trầm trọng hơn, gây ra nhiều hệ lụy trong đó nguy hiểm nhất là khiến cho sức khỏe của họ giảm sút nhanh chóng, tinh thần của họ trở nên suy sụp. Ngoài ra, giảm đau cho bệnh nhân ung thư còn cần thiết bởi nó giúp họ duy trì các hoạt động thường ngày dễ dàng hơn, ngủ ngon giấc hơn và có nhiều thời gian hơn cho người thân và bạn bè.

2. Cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư

2.1. Đánh giá đau ở bệnh nhân ung thư

Muốn áp dụng cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư hiệu quả thì trước tiên cần đánh giá chính xác về tình trạng đau ở họ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 79% bệnh nhân ung thư bị đau ngay từ khi được chẩn đoán bệnh và có hơn 90% bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đau ở mức trung bình và nặng. Nguyên nhân gây ra đau ở những trường hợp này là do không được điều trị thỏa đáng bởi:

- Bác sĩ không đánh giá đúng mức về sự đau đớn mà bệnh nhân trải qua.

- Bác sĩ nghi ngờ về những thông báo đau của người bệnh.

- Bệnh nhân thông báo không đúng về mức độ đau mà mình trải qua vì họ sợ phải dùng thuốc giảm đau, vì nghĩ rằng việc thông báo đau không giải quyết được vấn đề,...

2.2. Các cách giảm đau cho người bị ung thư

Biện pháp giảm đau ung thư sẽ được bác sĩ đưa ra khi có những thông tin về cơn đau từ người bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà cách giảm đau được áp dụng cho bệnh nhân sẽ có sự khác nhau như:

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư phù hợp và hiệu quả

- Giảm đau dựa trên căn nguyên gây đau

Với từng nguyên nhân gây đau bác sĩ sẽ có phương án phù hợp, ví dụ như khi khối u chèn ép vào dây thần kinh và khiến người bệnh đau đớn thì có thể phẫu thuật hoặc làm thu nhỏ kích thước khối u bằng xạ trị hoặc hóa trị để loại bỏ đau.

- Dùng thuốc để thay đổi cách cảm nhận về cơn đau

Có một số loại thuốc giảm đau sẽ làm cơ thể thay đổi cách cảm nhận về cơn đau nên người bệnh thấy dễ chịu hơn.

- Dùng thủ thuật tác động đến quá trình truyền tín hiệu đau qua não bộ

Cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư trong trường hợp này là dùng liệu pháp giảm đau đặc biệt có liên quan đến việc tiêm thuốc vào dây thần kinh, tủy sống hoặc các mô quanh dây thần kinh để giúp tín hiệu đau gửi tới não bộ bị chặn lại.

2.3. Đôi điều lưu ý

Có một thực tế là nhiều bệnh nhân lo lắng rằng việc dùng thuốc giảm đau sẽ khiến mình bị nghiện và phụ thuộc. Các bác sĩ cho biết rằng, khi thuốc giảm đau được dùng với một liệu trình và liều lượng phù hợp thì nó sẽ không gây nghiện. Hãy yên tâm rằng các bác sĩ đã được đào tạo rất thận trọng đối với việc kê đơn thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư. Khi người bệnh đã bớt đau, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc giảm dần liều lượng thuốc. Những trường hợp có tiền sử với thuốc phiện, rượu, cần thông báo với bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa vấn đề liên quan.

Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc giảm đau cũng là vấn đề được bệnh nhân ung thư quan tâm. Không thể phủ nhận về việc thuốc giảm đau có gây ra tác dụng phụ nhưng không phải điều đó sẽ xảy ra với mọi bệnh nhân.

Nếu người bệnh lo lắng về điều này, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm liệu pháp thay thế hoặc cách để hạn chế tác dụng phụ do thuốc gây ra. Trong quá trình áp dụng cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư bằng thuốc nếu các tác dụng phụ không có chiều hướng suy giảm thì cần thông báo với bác sĩ để được xem xét thay đổi loại thuốc, liều lượng hoặc thời gian sử dụng.

Qua những chia sẻ về cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư trên đây hy vọng có thể tháo gỡ được phần nào lo lắng của bạn đọc. Nếu còn băn khoăn gì về vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và giải đáp cụ thể.

Bệnh ung thư là căn bệnh khiến bệnh nhân phải trải qua những cơn đau đớn về thể chất. Vì vậy, bệnh nhân ung thư rất cần đến những loại thuốc giúp kiểm soát cơn đau lên cơ thể. Mặt khác, việc kiểm soát và điều trị đau do ung thư cũng là vấn đề được chú trọng trong y học.

1. Lợi ích của thuốc điều trị đau do ung thư

Bất cứ lúc nào người bệnh bị đau, dù là đau trực tiếp do bệnh ung thư hay do tác dụng phụ của việc điều trị, người bệnh cũng cần báo cáo ngay cho bác sĩ, đừng cố gắng chịu đựng cơn đau do ung thư gây ra. Việc kiểm soát cơn đau trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư thường sẽ dễ dàng hơn. Càng về giai đoạn cuối, cơn đau sẽ dữ dội hơn, thường sẽ mất nhiều thời gian và thuốc hơn để kiểm soát.

Đối với hầu hết bệnh nhân, những loại thuốc điều trị đau do ung thư rất có ích, thuốc giúp người bệnh có thể ngủ và ăn tốt hơn, dễ dàng thực hiện các hoạt động hàng ngày, công việc và sở thích cá nhân.

2. Các loại thuốc giảm đau dùng để điều trị đau do ung thư

2.1. Các thuốc giảm đau thông dụng

Các thuốc giảm đau thông thường có thể đủ để kiểm soát cơn đau nhẹ đến trung bình, bao gồm:

  • Acetaminophen [hay còn gọi là paracetamol]: với liều lượng bình thường, loại thuốc này thường an toàn cho mọi người. Tuy nhiên, khi sử dụng với liều lượng lớn để điều trị đau do ung thư, dùng trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương gan hoặc thận. Uống acetaminophen cùng với rượu cũng có thể gây hại cho gan. Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh gan, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng acetaminophen để giảm đau.
  • NSAIDS [thuốc chống viêm không steroid] như aspirin, ibuprofen và naproxen…: những loại thuốc này có tác dụng kháng viêm và giảm đau, có thể sử dụng để điều trị đau do ung thư mức độ nhẹ đến vừa. Các tác dụng phụ có thể bao gồm các vấn đề về dạ dày và loét, đặc biệt nếu bệnh nhân uống rượu hoặc hút thuốc. Về lâu dài, NSAID có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Kiểm tra cẩn thận tình trạng của bệnh nhân với bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau. Thảo luận về các loại thuốc và phương pháp điều trị khác mà bệnh nhân đang sử dụng. Những điều này đặc biệt quan trọng nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý khác [như các vấn đề về thận]. Sử dụng NSAIDS có thể làm xấu đi mức độ hoạt động của thận nếu bệnh nhân đang bị bệnh thận tiến triển.

NSAIDS là một trong nhóm thuốc điều trị đau do ung thư

2.2. Thuốc giảm đau Opioid

Đối với những cơn đau vừa đến nặng, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc gây nghiện để giảm đau do ung thư. Bệnh nhân cũng có thể tự uống hoặc kết hợp với các loại thuốc giảm đau thông dụng khác. Các thuốc Opioid cũng có mức độ giảm đau khác nhau, có thể yếu hoặc mạnh, bao gồm:

  • Opioid yếu [như codeine].
  • Opioid mạnh [như fentanyl, hydromorphone, methadone, morphine, oxycodone, oxymorphone…]

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau opioid trong điều trị ung thư bao gồm:

  • Táo bón;
  • Buồn ngủ;
  • Bụng khó chịu, buồn nôn và nôn.

Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy nói với bác sĩ ngay vì có thể bệnh nhân cần được thay đổi loại thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng. Bác sĩ cũng có thể kê một loại thuốc khác để giảm tác dụng phụ cho người bệnh, chẳng hạn như thuốc chống buồn nôn.

2.3. Các loại thuốc kê toa khác

Bên cạnh các loại thuốc điều trị đau do ung thư kể trên, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc khác nhau để giảm bớt cơn đau do ung thư, các loại thuốc này thường được kết hợp với một loại thuốc opioid, giúp những loại thuốc đó hoạt động tốt hơn hoặc giảm bớt tác dụng phụ, bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh: những loại thuốc này có thể làm giảm cảm giác ngứa ran và bỏng rát do đau dây thần kinh.
  • Thuốc chống trầm cảm: những loại thuốc trầm cảm còn có tác dụng điều trị đau dây thần kinh.
  • Steroid: những loại thuốc này có tác dụng làm giảm viêm, thường được sử dụng cho tủy sống, khối u não và đau xương.
  • Cần sa dùng trong y tế: Ở một số bang ở Hoa Kỳ, việc kê đơn cần sa để giảm đau do ung thư là hợp pháp. Nghiên cứu cho thấy rằng cần sa có thể giúp giảm đau và đã được chứng minh là giúp giảm đau dây thần kinh hiệu quả. Các phiên bản nhân tạo của các hợp chất cần sa cũng được bào chế dạng sẵn dùng theo đơn của bác sĩ, như Dronabinol và Nabilone được dùng dưới dạng thuốc viên.

Người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị đau do ung thư theo chỉ định

3. Các dạng bào chế của thuốc điều trị đau do ung thư

Những loại thuốc điều trị đau do ung thư có nhiều dạng bào chế khác nhau, bao gồm:

  • Thuốc viên, viên con nhộng hoặc ở dạng chất lỏng: bệnh nhân có thể dùng những loại thuốc này bằng đường uống hoặc có thể ở dạng viên ngậm hoặc thuốc xịt miệng.
  • Thuốc đạn: Thuốc dạng viên nén và viên nang được đặt trong trực tràng.
  • Thuốc tiêm dưới da: Thuốc được tiêm ngay dưới da hoặc tiêm xung quanh cột sống.
  • Miếng dán ngoài da: Những miếng dán này có tác dụng giải phóng thuốc từ từ qua da.
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch: Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh, thuốc có thể được kết hợp với một máy bơm thuốc tự động, hoặc thuốc giảm đau do bệnh nhân kiểm soát [PCA] – thiết bị mà bệnh nhân có thể nhấn nút để lấy một liều lượng theo quy định khi đau.

4. Nguy cơ gây nghiện của các thuốc điều trị đau do ung thư

Nhiều người lo lắng rằng họ có thể bị nghiện các loại thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc giảm đau opioid. Tuy nhiên, nguy cơ nghiện này cần được cân nhắc với mức độ nghiêm trọng của cơn đau do ung thư và ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Một số loại thuốc có thể khiến bệnh nhân cảm thấy buồn ngủ lúc đầu, nhưng hiệu ứng này thường biến mất sau một vài ngày.

5. Sử dụng thuốc giảm đau do ung thư một cách an toàn

Hãy cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân hoặc bất kỳ thân nhân nào trong gia đình bị nghiện khi sử dụng các thuốc điều trị đau do ung thư. Theo đó, cần dùng liều thuốc điều trị đau do ung thư thường xuyên theo đúng chỉ định. Đừng chờ đợi cho đến khi cơn đau trở nên nghiêm trọng mới sử dụng thuốc vì cách tốt nhất để kiểm soát cơn đau là điều trị sớm.

Nói chuyện với bác sĩ nếu thuốc điều trị đau do ung thư mà bệnh nhân đang sử dụng không hiệu quả. Theo thời gian, người bệnh có thể thấy liều thông thường của thuốc giảm đau đã không mang lại hiệu quả giảm đau như cũ. Khi đó bệnh nhân có thể cần liều cao hơn hoặc phải sử dụng các loại thuốc khác, đừng tự ý gia tăng số lượng thuốc mà người bệnh đang dùng.

Ds. Đỗ Mạnh Thắng – Khoa Dược

Nguồn tham khảo: webmd.com

Nguồn sưu tầm: Bệnh viện đa khoa Vinmec 

Video liên quan

Chủ Đề