Tia phản xạ và tia tới trùng nhau khi góc tới bằng bao nhiêu

Dạng 1: Cách vẽ tia tới, tia phản xạ và cách tính góc tới. góc phản xạ

* Cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới

Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, ta suy ra được tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng. Vì vậy để vẽ tia phản xạ khi biết tia tới ta thực hiện các bước như sau:

- Vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương tại điểm tới I

- Lấy một điểm A bất kì trên tia tới SI

- Kẻ đoạn thẳng AA’ vuông góc với pháp tuyến NN’ tại H sao cho AH = HA’

- Vẽ tia IA’. Tia IA’ chính là tia phản xạ cần vẽ.

* Cách tính góc phản xạ, góc tới

- Dựa vào giả thiết của đề bài ta xác định được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, từ đó ta tính được góc phản xạ và góc tới.

- Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng:\[i = i'\]

Ví dụ:Cho góc \[\alpha \] là góc hợp bởi tia tới và gương. Tính góc tới i và góc phản xạ i’.

Hướng dẫn giải

Từ hình vẽ ta có: \[i + \alpha = {90^0} \Rightarrow i' + \beta = {90^0}\]

Mà theo định luật phản xạ ánh sáng ta có:

\[i = i' \Rightarrow \alpha = \beta \]

\[ \Rightarrow i' = i = {90^0} - \alpha \]

Chú ý:

- Nếu tia tới vuông góc với mặt phẳng gương tức i’ = i = 00suy ra α = β = 900thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới nhưng có chiều ngược lại.

- Nếu tia tới trùng với mặt phẳng gương tức i’ = i = 900suy ra α = β = 900thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới và cùng chiều với tia tới.

Dạng 2: Cách xác định vị trí đặt gương khi đã biết cả tia tới và tia phản xạ

- Xác định điểm tới I: Tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I.

- Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: i + i’

- Xác định pháp tuyến NN’: Vẽ đường phân giác NIN’ của góc i + i’. NN’ chính là pháp tuyến.

- Xác định vị trí đặt gương: Từ I kẻ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đường thẳng đó chính là vị trí để đặt gương phẳng.

Loigiaihay.com

[3,0 điểm]: 

Trên hai bóng đèn dây tóc Đ1 và Đ2 có ghi số tương ứng là 3V – 1,2W và 6V – 6W. Cần mắc hai đèn này cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9V để hai bóng đèn này sáng bình thường

a] Vẽ sơ đồ mạch điện thỏa mãn yêu cầu nói trên và giải thích tại sao khi đó hai bóng đèn có thể sáng

b] Tính điện trở của mỗi bóng đèn và của biến trở khi đó

c] Tính công suất điện của biến trở khi đó

trong trường hợp nào tia tới và tia phản xạ trùng nhau [>-

Chủ Đề