Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị đúng hay sai

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lê nin: Tiền giấy có chức năng phương tiện cất trữ không? Vì sao?

..

Những nội dung liên quan:

..

Phương tiện cất trữ là gì?

Phương tiện cất trữ là một trong bốn chức năng của tiền tệ, làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

Vì sao tiền giấy không thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ?

Tiền giấy không có chức năng phương tiện cất trữ

Tiền giấy không thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ vì bản thân tiền không mang giá trị giống như vàng, bạc.

Mục đích của việc đưa tiền [tiền giấy] vào lưu thông trong xã hội là để tiền làm vật trung gian giúp cho sự trao đổi hàng hóa của mọi người cho nhau được dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện thông qua các hoạt động mua bán trên thị trường, và qua đó sẽ giúp cho sự hoạt động, tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Ở đây bạn cũng cần lưu ý rằng nền kinh tế tăng trưởng và phát triển là hệ quả [chứ không phải là mục đích] của việc đưa tiền vào lưu thông.

Dùng tiền [tiền giấy] làm vật trung gian giúp cho sự trao đổi, trước hết mọi người sẽ đem hàng hóa [hay dịch vụ] mà mình có để bán đổi lấy tiền, sau đó mọi người sẽ dùng số tiền vừa có được đó để mua đổi lấy hàng hóa [hay dịch vụ] khác mà mình cần. Hai quá trình bán và mua đó diễn ra tuần tự riêng biệt nhau, cách nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian cách nhau giữa việc bán và mua đó chính là khoảng thời gian cất trữ và lưu thông của tiền giấy. Mọi người cất trữ tiền giấy cũng tức là mọi người tạm thời chưa muốn dùng tiền giấy để đổi lấy hàng hóa [hay dịch vụ] mà họ chưa thật sự cần.

Tiền giấy là một loại tem phiếu đặc biệt, một loại giấy nợ đặc biệt của xã hội [các DNTM] đối với những người sở hữu nó. Mọi người cất trữ tiền giấy cũng là một cách thức gián tiếp để cất trữ hàng hóa, của cải, tài sản tạm thời chưa dùng đến của mình; và những hàng hóa, của cải, tài sản này đang được các DNTM tạm thời cất trữ và giữ hộ cho những người đang sở hữu, nắm giữ tiền giấy.

Trong ngắn hạn, tiền giấy vẫn luôn có khả năng thực hiện được chức năng cất trữ nếu như người dân vẫn có được niềm tin và tin tưởng vào giá trị [sức mua] của nó.

Trong dài hạn, nếu tiền giấy bị lạm dụng phát hành ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài, thì sẽ dẫn đến lạm phát, giá cả hàng hóa tăng lên, giá trị sức mua của tiền giấy sẽ bị sứt mẻ và giảm sút. Do bị thiệt hại vì giá trị sức mua của tiền giấy bị giảm sút, người dân sẽ không còn muốn cất trữ tiền giấy trong dài hạn nữa mà họ sẽ chuyển tiền giấy sang thành các loại tài sản khác có giá trị bền vững hơn theo thời gian như vàng, bạc, bất động sản,….

Tóm lại, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, nếu tiền giấy được phát hành ra và đưa vào lưu thông chỉ với mục đích duy nhất là để tiền giấy làm vật trung gian trao đổi, giúp cho sự trao đổi hàng hóa của mọi người cho nhau trong xã hội, không lạm dụng phát hành tiền giấy ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài, thì tiền giấy sẽ vẫn luôn có được khả năng thực hiện chức năng cất trữ một cách ổn định, lâu dài và bền vững, túi tiền của người dân sẽ không bị suy giảm giá trị sức mua theo thời gian.

Còn nữa…

Các tìm kiếm liên quan đến Vì sao giấy không thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ: Sự khác nhau giữa tiền giấy và tiền vàng, bạc, Tiền giấy có thực hiện được chức năng cất trữ không, tại sao tiền giấy không có giá trị thực, tiền giấy thực hiện được những chức năng nào của tiền tệ, chức năng của tiền giấy, vì sao vàng đắt hơn sắt, tại sao tiền giấy không thực hiện được chức năng cất trữ, tiền giấy là gì, tại sao không nên cất trữ tiền giấy, tiền giấy có những chức năng gì, vì sao tiền giấy không thực hiện được chức năng cất trữ

Tiền giấy có giá trị hay không, tại sao? A. Tiền giấy chỉ là dấu hiệu của giá trị, dấu hiệu của vàng, bản thân nó không có giá trị, chỉ đơn thuần thay thế cho vàng B. Tiền giấy có giá trị vì nó là dấu hiệu của giá trị thay thế cho vàng trong lưu thông C. Về bản chất, tiền giấy là dấu hiệu của giá trị của vàng, bản thân nó không có giá trị, nhờ lưu thông mới có được giá trị. Giá trị của tiền giấy chính là giá trị của vàng mà nó đại diện D. Tiền giấy có giá trị vì nó có thể đo lường được giá trị các hàng hóa và trao đổi với các hàng hóa khác giống như vàng đã trao đổi với hàng hóa trước đó

Tiền tệ là một trong những cụm từ được nhiều người quan tâm bởi nó có chức năng vô cùng quan trọng cuộc sống của mỗi con người đối với trong nước và quốc tế. Theo đó, khách hàng thắc mắc tiền tệ được hiểu như thế nào?, chức năng của tiền tệ ra sao?

Mời quý vị tham khảo nội dung sau đây của Luật Hoàng Phi để nắm rõ những câu trả lời về tiền tệ mà khách hàng đưa ra.

Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là một thước đo giá trị, theo đó tiền tệ được dùng để đo lường các giá trị về các loại hàng hóa, do mỗi loại hàng hóa hay vật phẩm đều có giá trị khác nhau nhưng đều được đo lường bằng giá trị tiền tệ.

Như vậy, tiền tệ là một trong những yếu tố quan trọng trong sự ảnh hưởng quyền lợi của con người.

Chức năng của tiền tệ

Theo C.Mác thì tiền tệ có những chức năng như sau:

– Chức năng là thước đo giá trị:

+ Do tiền tệ là một loại để biểu hiện, đồng thời đo lường các loại hàng hóa có gía trị như thế nào? Cho nên khi dùng tiền tệ để đo được giá trị của các loại hàng hóa thì bản thân là tiền tệ cần phải có giá trị trước. Theo đó, tiền tệ cũng có chức năng để nâng thước đo giá trị phải là tiền vàng.

+ Khi đo lường được giá trị hàng hóa thì không nhất thiết tiền tệ phải là tiền mặt, mà trong đó chỉ cần thực hiện việc so sánh với một lượng vàng trong ý tưởng nào đó. Bởi vì, giá trị của hàng hóa và giá trị của vàng trong thực tế đã có một mức tỷ lệ là nhất định. Trong đó, từ cơ sở tỷ lệ chính là thời gian lao động mà xã hội cần thiết để hao phí trong sản xuất ra loại hàng hóa đó.

+ Giá trị của hàng hóa được thể hiện bằng tiền thì gọi là giá cả của hàng hóa. Như vậy, chúng ta hiểu rằng giá cả là một hình thức mà giá trị hàng hóa thể hiện bằng tiền.

Mà ta thấy: giá cả phải chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như sau gồm:

+ Giá trị của tiền

+ Giá trị của hàng hóa

+ Mối quan hệ giữa cung và cầu về hàng hóa

Tuy nhiên, vì giá trị của hàng hóa là một nội dung thuộc giá cả cho nên đối với 3 yếu tố trên thì giá trị là một nhân tố để quyết định giá cả.

Để tiền làm được với chức năng là thước đo giá trị thì tiền tệ cần phải được quy định là  một đơn vị tiền tệ nhất định để làm tiêu chuẩn đo lường về giá hàng hóa. Cụ thể, đơn vị này là một trọng lượng nhất định từ kim loại làm tiền tệ.

Trong thực tế, đơn vị tiền tệ sẽ tùy thuộc vào mỗi nước, thì loại tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và thành phần chia nhỏ của tiền tệ chính là tiêu chuẩn của giá cả.

Ví dụ: Ở Hoa Kỳ thì tiêu chuẩn giá của 1 đồng đô la là hàm lượng vàng: 0,83333 gr

Ở nước Pháp thì 1 đồng Franc hàm lượng vàng: 0,170000 gr

Khi tiền tệ được dùng là làm tiêu chuẩn giá cả sẽ hoàn toàn không giống với chức năng của nó khi làm thước đo giá trị, cụ thể là:

+ Khi tiền tệ là thước đo giá trị thì dùng để đo lường về giá trị của hàng hóa khác

+ Khi tiền tệ là tiêu chuẩn của giá cả thì tiền tệ dùng để đo lường bản thân của kim loại để làm tiền tệ

– Là phương tiện lưu thông

+ Tiền là một phương tiện để môi giới trong khi trao đổi hàng hóa, khi tiền tệ có chức năng này thì tiền tệ phải là tiền mặt. Theo đó, hàng hóa để trao đổi hàng hóa mà lấy tiền làm môi giới thì gọi là lưu thông hàng hóa.

+ Công thức về lưu thông hàng hóa chính là : H – T – H, cụ thể khi tiền để làm môi giới trong việc trao đổi hàng hóa sẽ làm cho việc mua – bán được tách rời nhau xét theo không gian và thời gian. Như vậy, khi mà hoạt động mua và bán có thể là tác nhân của khủng hoảng kinh tế

+ Ở trong một thời kỳ nhất định, việc lưu thông hàng hóa cần phải có lượng tiền cần thiết đảm bảo cho sự lưu thông, quy luật lưu thông tiền tệ chính là căn cứ để xác định số lượng tiền đó.

Theo C.Mác thì đối với cùng một không gian, cùng một thời gian thì khối lượng tiền tệ để đảm bảo cho sự lưu thông được tính theo công thức:

T= [Gh * H]/N= G/N

Trong đó: T là số lượng tiền tệ cần để lưu thông

H là số lượng về hàng hóa được lưu thông ở trên thị trường

Gh là giá trung bình của một loại hàng hóa nhất định

G là hàng hóa đó có tổng giá cả là bao nhiêu?

N là các đồng tiền cùng loại có số vòng lưu thông?

+ Quá trình để hình thành tiền giấy là: ban đầu tiền tệ tồn thại ở hình thức bạc nén, vàng thoi, sau đó được thay thế bằng tiền đúc. Dần dân, qua quá trình lưu thông thì tiền đúc bị mất một phần giá trị do hao mòn. Tuy vậy, tiền đúc vẫn được xã hội chấp nhận nó đủ giá trị

Tóm lại, tiền có giá trị thực tách rời giá trị với danh nghĩa của chính nó, bởi vì tiền làm phương tiện để lưu thông thì chỉ trong 1 thời gian ngắn nhất định. Con người lấy hàng đổi tiền, sau đó lấy số tiền đó để mua loại hàng khác mà họ cần, dù vậy tiền không phải nhất thiết cần có đủ giá trị

Dựa vào thực tế trên, nhà nước đã tìm các cách để làm giảm bớt về lượng kim loại đơn vị tiền tệ trong khi đúc tiền. Ta thấy rằng tiền đúc có giá trị thực bị thấp hơn so với giá trị theo danh nghĩa của chính nó. Từ đó, tiền giấy được hình thành – ra đời, thực tế thì tiền giấy không có giá trị, nó chỉ là ký hiệu của giá trị theo đúng quy luật lưu thông tiền giấy mà nhà nước đặt ra.

– Chức năng tiền tệ là phương tiện cất giữ:

+ Khi tiền được rút khỏi lưu thông và được cất giữ, theo đó tiền cần phải có đủ về chức năng. Do tiền là đại biểu của cải xã hội với hình thái giá trị, như vậy cất giữ tiền cũng là cất giữ của cải.

+ Việc cất giữ sẽ làm cho tự phát sự thích ứng trong lưu thông với nhu cầu tiền cần thiết. khi sản xuất tăng thì hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được bỏ ra để đảm bảo lưu thông và ngược lại.

– Là phương tiện trong thanh toán

+ Thực tế, tiền được dùng trong chi trả mua hàng, trả nợ, nộp thuế,… Khi việc sản xuất, trao đổi hàng hóa được phát triển ở mức độ nào đó nhất định thì sẽ hình thành việc mua bán chịu. Theo đó, tiền tệ cũng làm chức năng để định giá cả hàng hóa, nhưng khi đến kỳ hạn của việc mua bán chịu thanh toán thì khi đó mới làm phương tiện để thanh toán trong lưu thông.

– Tiền tệ thế giới

Khi việc trao đổi hàng hóa được đưa ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng là tiền tệ thế giới. Theo đó, tiền cần đảm bảo đủ giá trị và là hình thái từ ban đầu là vàng, vàng chính là phương tiện để mua bán hàng hóa và là phương tiện để thanh toán quốc tế, là biểu hiện của cải của xã hội nói chung.

Qua các chức năng của tiền tệ đã nêu trên thì nền kinh tế hàng hóa có mối quan hệ mật thiết với chức năng của tiền tệ. Sự phát triển trong sản xuất và lưu thông hàng hóa chính là phản ánh sự phát triển của chức năng tiền tệ.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến chức năng của tiền tệ, câu trả lời cho những thắc mắc liên quan tiền tệ được hiểu như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề