Top-Down and Bottom-Up trong chứng khoán

"Sometimes, the best road is the one you make"

Thường trong mỗi hoạt động tham gia kinh doanh mua bán vào một khoản đầu tư lớn lao hay đơn giản chỉ là mua sắm thứ đồ dùng tiện tích thiết yếu như quần áo, một chiếc điện thoại hay một chiếc xe máy. Trong mỗi trường hợp, người mua đều phải cân, đo, đong, đếm và quyết định món hàng sẽ đáng giá bao nhiêu [giá trị]. Nếu mức giá tương đương hoặc thấp hơn giá trị, người mua sẽ sẵn lòng trả tiền cho món hàng hóa ấy. Có nhiều trường phái để đánh giá, định giá một cổ phiếu.

Trong số ấy, có hai trường phái chính:

[1] The top-down, three-step approach - đi từ phân tích thị trường chung

[2] The bottom-up, stockpicking approach - đi từ việc lựa chọn cổ phiếu.

Điểm khác biệt lớn nhất của hai phương pháp chính là sự nhận thức về tầm quan trọng của nền kinh tế và đặc điểm ngành của một doanh nghiệp trong việc định giá doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp đó.


Tiếp theo bài viết này sẽ đi sâu chi tiết hơn về giải thích phân tích Top-down trong đầu tư.

MÔ HÌNH TOP-DOWN LÀ GÌ ? SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO ?

Top-down là phương pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của một bức tranh tổng thế, trong đó kinh tế vĩ mô sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn đầy đủ thấu đáo về thị trường, từ đó giúp họ xem xét nhưng mảnh ghép nhỏ hơn một cách dễ dàng. Sau khi xem xét bức tranh chung, bước tiếp theo sẽ đi lựa chọn các ngành công nghiệp cụ thể để lựa chọn những ngành nghề có triển vọng khả quan hơn thị trường phù hợp cho mục tiêu đầu tư. Từ những kết quả có được, những công ty ưu tú và được đánh giá cao trong ngành với tiềm năng tăng trưởng tốt sẽ được lựa chọn cho chiến lược đầu tư.

Thứ tự ưu tiên trong phương pháp Top-down đi theo quan điểm từ trên cao xuống dưới thấp, vai trò quan trọng nhất vẫn là ở cấp độ quy mô nền kinh tế vĩ mô ổn định, tiếp đến là cấp độ thị trường tích cực rồi sau cùng mới xét đến nền tảng cơ bản của doanh nghiệp với triển vọng khả quan. Đơn giản hơn, một nền kinh tế tốt với những ưu đãi thuận lợi sẽ tạo cơ hội cho những ngành nghề đặc thù phát triển và trong cùng một ngành nghề sẽ có những doanh nghiệp vượt trội hơn mặt bằng chung trở thành mục tiêu đầu tư hấp dẫn.

Khi nhìn vào một bức tranh tổng thể, những nhà đầu tư thường dùng những chỉ báo là những biến số vĩ mô như:

+ GDP

+ Cán cân thương mại

+ Chỉ số lạm phát

+ Lãi suất

+ Và nhiều biến số vĩ mô khác của nền kinh tế.

Sau đó, tiếp tục đi sâu vào xác định các ngành khác nhau để tìm kiếm các khu vực có hiệu suất hoạt động hiệu quả cao trong nền kinh tế. Dựa theo các yếu tố này, nhà đầu tư phân bổ tài sản [asset allocation] một cách hiệu quả thay vì đặt cược vào từng công ty cụ thể với mức độ rủi ro lớn hơn. Ví dụ, nếu tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi ở Châu Á tốt hơn tăng trưởng nội địa ở Hoa Kỳ, một nhà đầu tư ở Hoa Kỳ có thể cân nhắc phân bổ tài sản của mình bằng cách mua thêm các chứng chỉ quỹ ETF [Exchange Traded Fund] đại diện cho quốc gia Châu Á đó. Tuy nhiên, trong trường hợp Cục dự trữ Liên Bang Mỹ [FED] ra quyết định tăng lợi suất trái phiếu Mỹ, nhà đầu tư này cũng có thể cân nhắc thoát khỏi những tài sản có rủi ro ở các chứng chỉ quỹ ETF ở nước ngoài để gia tăng tỷ trọng trái phiếu Mỹ trong rổ danh mục của mình.


Vậy thế nào là quy trình phân tích Top-down chi tiết ?

Đầu tiên,
ảnh hưởng của tình hình vĩ mô có vị trí ưu tiên hàng đầu, như những thay đổi trong chính sách công, thuế hay chi tiêu chính phủ có tác động lớn đến nền kinh tế theo hiệu ứng số nhân [multiplier effect].

Ví dụ, chính phủ tăng mạnh chi tiêu cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu cho các thiết bị máy móc công nghiệp cũng như vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, để cung cấp thêm nhiều máy móc, vật liệu, các chuỗi cung ứng phải thúc đẩy sản xuất hoặc nhập nhiều hơn, gián tiếp thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như vận tải, logistic nhận được ảnh hưởng tích cực. Với nền tảng là tình hình vĩ mô thực sự ổn định, các bước tiếp theo của phương pháp topdown sẽ trở nên dễ dàng hơn.


Bước thứ hai trong tiến trình đầu tư là xác định ngành nghề nào sẽ có triển vọng khả quan hay tiêu cực trong thời gian tới. Cần nên chú ý rằng nhiều ngành nghề khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với biến động của thị trường trong một chu kỳ kinh tế.

Ví dụ như, các ngành mang tính chu kỳ như thép, xe hơi, hay vận tải hàng không thường sẽ vận động tích cực hơn nhiều so với mặt bằng chung của nền kinh tế trong suốt giai đoạn tăng trưởng, tuy nhiên những ngành này lại chịu thiệt hại nhiều hơn khi khi chu kỳ kinh tế đảo chiều suy giảm. Ngược lại, các doanh nghiệp trong ngành ít mang tính chu kỳ hơn như thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ ít chịu áp lực suy giảm mạnh mẽ trong suốt giai đoạn suy thoái nhưng cũng sẽ không có được vận động tăng trưởng mạnh mẽ hơn mặt bằng chung trong thời kỳ tăng trưởng.

Nhìn chung, triển vọng ngành trong một môi trường kinh doanh sẽ xác định một doanh nghiệp sẽ mức giá cao hay thấp của một công ty, bởi vậy phân tích ngành thường sẽ được xếp trên phân tích công ty trong mô hình Topdown. Thông thường thì sẽ có rất ít doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong một ngành có triển vọng kém lạc quan và ngay cả một doanh nghiệp tốt nhất trong một ngành có triển vọng tiêu cực cũng có khả năng cao là một khoản đầu tư tồi cho nhà đầu tư.

Ví dụ như triển vọng sắp tới cho ngành thép khá tiêu cực sẽ gây áp lực lớn cho HPG, một công ty đầu ngành. Dù HPG có triển vọng khả quan hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành, lợi nhuận và diễn biến giá cũng đã kém hơn nhiều so với trong quá khứ và thực tế công ty cũng trở nên kém hấp dẫn hơn so với các công ty ở ngành khác.


Biểu đồ so sánh tương quan cho thấy từ giai đoạn tháng 8-12/2018, mặt bằng giá chung của doanh nghiệp ngành thép kém hấp dẫn hơn so với doanh nghiêp NTC [BĐS Khu CN].

Bước cuối cùng trong phương pháp Top-down chính là phân tích công ty. Ở bước này, sau khi xác định được triển vọng ngành, nhà đầu tư có thể phân tích và so sánh để chọn ra doanh nghiệp phù hợp trong ngành dựa vào phương pháp đơn giản như so sánh các chỉ số tài chính giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hay giá trị dòng tiền.

Thêm vào đó, nhà đầu tư còn hiểu thêm về công ty và triển vọng của nó bằng cách dựa trên tình hình hoạt động trong quá khứ và quan trọng hơn, là triển vọng của nó trong tương lai. Đôi khi, cổ phiếu thích hợp cho việc đầu tư không nhất thiết phải đến từ công ty đầu ngành bởi thường những cổ phiếu đầu ngành đôi khi thường bị định giá cao [overpriced] hay dẫn tới một khoản đầu tư kém hiệu quả.

Và để định giá cho một cổ phiếu của một doanh nghiệp, các mô hình thông dụng được sử dụng vẫn là mô hình chiết khấu dòng tiền, phương pháp tài sản hay phương pháp so sánh để tính ra được giá trị doanh nghiệp và giá trị của cổ phiếu doanh nghiệp.



Cuối cùng, mỗi cá nhân đều có triết lý đầu tư, cách thức phân bổ tài sản cũng như phương pháp giao dịch phù hợp để thành công và cùng tạo nên một bức tranh thị trường với đầy những cung bậc thăng trầm. Đôi khi, con đường tốt nhất đối với mỗi nhà đầu tư thường là con đường chính bản thân họ tự gầy dựng được.

Hope the best Luck be with you!

Xem thêm:

>> Quy trình 5 bước để định giá một cổ phiếu

Video liên quan

Chủ Đề