Trẻ bao lâu thì bế ngồi được

Các mẹ đã biết cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, vì giai đoạn này sẽ có nhiều thay đổi hơn so với lúc bé mới chào đời. Lúc này trẻ đã cứng cáp hơn rất nhiều, ngoài tư thế bế bé nằm ngang mẹ cũng có thể bế nghiêng hoặc bế vác.

Tuy nhiên phần lưng và cổ của trẻ vẫn chưa thật vững vàng, nên khi mẹ bế con mẹ nên đỡ phần cổ của trẻ hoặc để trẻ tựa vào vai nếu bế vác hoặc cho trẻ tựa vào ngực để bảo vệ cột sống cho trẻ. Để tham khảo thêm một số cách bế trẻ sơ sinh mẹ nên biết chúng ta cùng chia sẻ những thông tin dưới đây.

Để bế trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương của trẻ và những thói quen không tốt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi.

Cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi mà không ảnh hưởng đến bé

Ở thời điểm này, mẹ có thể bế bé theo hướng nghiêng hoặc bế dựng thẳng đứng ở tư thế vác.

Ở trẻ 3 tháng tuổi, đầu bé đã giữ được theo phương thẳng đứng nhưng cổ và các cơ ở lưng vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy mẹ không nên bế bé ở tư thế dựng thẳng lưng bé trong khoảng thời gian quá lâu, sẽ ảnh hưởng đến cột sống của bé.

Ở tư thế thẳng lưng bé, mẹ có thể cho bé ngồi lên một cánh tay bạn, cánh tay còn lại đỡ phần ngực và cổ bé sao cho áp sát vào ngực bạn. Cơ thể mẹ lúc này như một điểm dựa vững cho cổ và lưng của bé, với sự thay đổi nhỏ về tư bế bé như thế này, chắc chắn sẽ khiến bé rất thích.

Những thói quen không tốt ảnh hưởng đến cột sống của trẻ

Những thói quen không tốt khi bế trẻ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cột sống của trẻ, nên mẹ chú ý những thói quen sau.

Bế bé nằm thẳng quá sớm

Nếu mẹ thường xuyên bế bé nằm thẳng người khiến xương song bị đè nén sẽ phát triển bị dị dạng.

Nếu bế bé theo kiểu này thì trọng lượng cơ thể phần đầu sẽ dồn hết xuống xương cổ dẫn đến gây tổn thương vùng xương cổ.

Bế bé không rời tay vì sợ bé khóc

Hành động bế và dỗ dành bé mỗi khi khóc, buồn ngủ dần hình thành thói quen ở trẻ nhỏ. Lúc bé chỉ ngủ khi có người lớn ôm, những hành động như vậy lại ảnh hưởng đến hô hấp, khiến cột sống phát triển lệch thì bé có nguy cơ mắc bệnh gù lưng và cong vẹo cột sống.

Không nên cho bé ngồi quá sớm

Ở giai đoạn này xương của trẻ còn mềm, cơ bắp yếu khiến cho bé không thể chịu được sức vận động quá mức. Vậy nên việc cho trẻ học cách ngồi sớm ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống dẫn đến trẻ bị dị tật.

Một số chú ý khi bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi mà không ảnh hưởng đến trẻ

Trước khi bế trẻ sơ sinh nên rửa tay thật sạch, để bảo vệ trẻ khỏi những vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Khi bế trẻ không nên bế sóc trẻ hoặc lắc lư quá mạnh vì làm mạnh sẽ ảnh hưởng đến bé khiến bé sợ hãi hoặc bị nôn, trớ.

Khi trẻ quấy khóc mẹ cũng không nên la mắng hay mất bình tĩnh mà cho bé chơi đồ chơi bé thích để thu hút trẻ khiến cho trẻ quên đi mà không khóc nữa. Khi cho trẻ ăn, trẻ ngủ mẹ nên kiểm tra xem bé có bị ẩm ướt về vấn đề vệ sinh hay không.

Cha mẹ cũng không nên bế trẻ quá nhiều, mà hãy để cho trẻ tự nằm chơi nhiều hơn để trẻ không bị bện hơi mẹ. Trong giai đoạn 3 tháng tuổi, phần cổ của trẻ rất yếu vì vậy khi nâng bé lên hoặc đặt bé nằm, trao tay người bế mẹ nên chú ý dùng tay để đỡ phần đầu và cổ của trẻ.

Các cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuy đỡ hơn giai đoạn đầu, nhưng mẹ cũng nên chú ý đến phần nâng đầu và cổ của bé để tránh những tổn thương đến cột sống của bé. Vì trong giai đoạn này xương trẻ đang phát triển mà chỉ cần một tổn thương nhỏ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến bé. Các mẹ nên chú ý đến tư thế của bé để bé phát triển toàn diện mà không bị dị dạng nào.

Tập ngồi là một bước phát triển quan trọng của bé sơ sinh. Có rất nhiều cách hỗ trợ để tập ngồi cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên hết sức cẩn thận. Vì tập ngồi sai cách, sai lúc có thể dẫn đến thương tổn cột sống. Vậy, mẹ đã biết cách tập ngồi cho bé đúng? Hay mấy tháng cho bé tập ngồi?

Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ

Khi nào cho bé tập ngồi?

Việc tập ngồi cần tuân theo sự phát triển tự nhiên của trẻ, vậy mấy tháng trẻ biết ngồi? Một số bé có thể biết ngồi khi được 6-8 tháng, nhưng cũng có trẻ sớm hơn, biết ngồi khi vừa qua tháng thứ 4. Mẹ nên kiểm tra cấu trúc xương của bé trước khi tập ngồi cho bé. Ít nhất khi xương bé đã cứng cáp, đồng thời bé có thể giữ thẳng được cổ và đầu, thì mẹ mới nên bắt đầu cho bé tập ngồi mẹ nhé!

Bé 3 tháng tuổi đã biết nằm sấp và lật/ lẫy. Điều này chứng tỏ phần thân trên của bé đã cứng cáp hơn so với lúc mới chào đời. Lúc này, nếu muốn cho bé ngồi, mẹ có thể đặt bé dựa vào người. Tuy nhiên, thời điểm tập ngồi cho bé thích hợp nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi. Bởi lúc này, phần khung xương trên của bé mới thật sự vững vàng.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, về việc tập ngồi cho trẻ:

5 tháng có thể bước vào giai đoạn tập ngồi, nhưng trẻ sẽ tự tập chứ không cần sự hỗ trợ tập từ người khác. Chỉ khi nào bé bị chậm vận động mới cần hỗ trợ thôi nhé!

Tham khảo: Bé 9 tháng chưa biết ngồi

Ngồi là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé sơ sinh

Tại thời điểm này, bé đã có thể ngồi trong khoảng 20-30 giây mà không cần sự trợ giúp của mẹ. Thậm chí, mẹ có thể nhận thấy cục cưng quay đầu “điêu luyện” hơn. Mặc dù vậy, bé cưng vẫn có thể ngã bất cứ lúc nào nên mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý. Để an toàn hơn, mẹ nên ngồi phía sau và vòng tay xung quanh người bé. Dù bé có nghiêng ngả bên nào, mẹ cũng có thể dễ dàng đỡ con trong tư thế này.

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Các cách tập ngồi cho bé

Bạn không nên ép bé học ngồi quá sớm mà chỉ nên hướng dẫn các cơ của bé làm quen với tư thế ngồi, bé sẽ biết cách ngồi khi cơ thể sẵn sàng.

Tập cho bé nằm sấp

Giữ đầu ổn định là điểm quan trọng để có tư thế ngồi đúng. Mẹ cần giúp bé tăng cường cơ lưng và cơ cổ khi nằm sấp bằng cách đặt đồ chơi trước mặt bé để bé phải nâng đầu lên. Lặp lại động tác này nhiều lần.

Tập cho bé di chuyển

Mẹ cần giữ và tập cho bé lăn trên bề mặt mềm mại như chăn, nệm một cách nhẹ nhàng. Động tác này giúp bé làm quen với sự vận động, học cách định hướng để tự vận động về sau.

Cho bé tựa vào mẹ

Tập ngồi cho bé có thể bắt đầu khi trẻ 6 tháng tuổi. Mẹ cho bé ngồi giả bằng cách đặt bé tựa vào người trong khi chơi với đồ chơi trước mặt. Việc làm này giúp bé làm quen với cảm giác khi ngồi và tăng cường sức mạnh cơ lưng.

Kích thích trí tò mò của trẻ

Hầu hết các bé có thể ngồi vững vàng ở tháng thứ 9. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ khuyến khích bé ngồi nhiều hơn. Mẹ hãy đặt các món đồ chơi yêu thích xung quanh để bé lấy được khi ngồi.

Tăng cường sức mạnh các cơ

Mọi vận động cơ thể đều cần đến các cơ. Chơi vài trò đơn giản hay massage cho bé sẽ giúp bé tăng cường sức mạnh của cơ. Những cách tự nhiên bao gồm bò, lăn và nằm sấp. Cho bé luyện tập đều đặn sẽ giúp ích rất nhiều khi tập ngồi cho bé mẹ nhé.

Mẹ luôn tạo cảm giác thoải mái khi tập ngồi cho con

Khi ngồi trọng lượng cơ thể con sẽ dồn về phía phần lưng và mông. Phần này không được bảo vệ cũng như không có sự thông thoáng thoải mái, con sẽ cảm thấy khó chịu, cáu gắt và không muốn hợp tác khi mẹ luyện tư thế ngồi cho con. 

Hãy mặc cho con loại tã quần với công nghệ Bong Bóng 3D giúp thấm hút tức thì và ngăn thấm ngược như của Huggies sẽ giúp con luôn khô thoáng, thoải mái từ đó con cảm thấy vui vẻ, năng động khi luyện tập tư thế ngồi.

Vì ngồi nhiều, vận động nhiều nếu dùng loại tã thông thường con dễ bị chứng hăm tã tấn công. Tã quần Huggies có tinh chất Tràm Trà tự nhiên sẽ làm dịu da và giúp con ngăn ngừa hăm tã cực hiệu quả. Con bạn sẽ luôn tràn đầy năng lượng, thoải mái luyện tập tư thế ngồi cùng mẹ mọi lúc, mọi nơi.

Hình tã quần Huggies chất Tràm trà tự nhiên

Tập ngồi sai, hại đủ đường

Tập ngồi cho bé quá sớm khi não và các cơ quan hoạt động chưa phát triển toàn diện có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Vì cột sống còn quá non nớt nhưng phải mang “gánh nặng” quá lớn của phần thân trên sẽ dễ gây đau lưng về sau. Vì vậy chọn thời điểm thích hợp để tập ngồi cho bé là điều hết sức quan trọng.

Mẹ nên lưu ý đặc biệt ngay từ những lần tập ngồi đầu tiên của bé. Tay bé không đủ sức chống đỡ khi nhoài người về phía trước là dấu hiệu cho thấy bé cưng cần thêm một thời gian nữa mới có thể tập ngồi.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Cho bé tự chơi cũng là cách tập ngồi cho bé hiệu quả

Ngoài thời điểm, tư thế ngồi cũng ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của bé. Mẹ nên tập cho bé ngồi thẳng lưng, tránh những tư thế không chuẩn hoặc cho bé nằm gối quá cao. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm trẻ dễ bị gù.

Lưu ý khi tập ngồi cho bé

Để tránh những ảnh hưởng xấu cũng như giúp bé tập ngồi dễ dàng hơn, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến những điều sau đây:

  • Không nên dùng ghế tập ngồi hoặc xe tập đi: Không mang lại lợi ích, hai vật dụng này thậm chí có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ. Khi ngồi trong ghế, bé có thể ngồi không đúng tư thế. Ngoài ra, đã có không ít các trường hợp bé bị ngã khi đang ngồi trong ghế. Thay vì dùng ghế, mẹ có thể bắt đầu tập ngồi cho bé bằng cách tập cho bé quen với việc giữ thăng bằng. Cho bé tự ngồi dựa lưng vào tấm đệm mềm, hoặc mẹ có thể ngồi bắt chéo chân và đặt bé ở giữa. Những cách này vừa giúp bé thực hành khả năng cân bằng, vừa giúp phát triển cơ cổ và cơ lưng của bé.
  • Tránh cho bé ngồi trên ghế xe hơi: Trong giai đoạn này, rất khó để bé có thể tự ngồi trên ghế xe hơi. Nếu cần di chuyển nhiều bằng xe, mẹ có thể cân nhắc đến việc mua riêng cho trẻ một chiếc ghế ngồi trong xe.

Biết rằng mỗi trẻ có cột mốc phát triển của riêng mình nhưng nếu trẻ 6 tháng tuổi không thể ngồi dù có sự trợ giúp, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ ngay.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Video liên quan

Chủ Đề