Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không

Tắm rửa vệ sinh luôn luôn là việc cần thiết để giúp giữ cho cơ thể chúng ta sạch sẽ, giải tỏa sau những giờ làm việc mệt mỏi và cũng là cách để thư giản tinh thần sau một ngày dài vật lộn với công việc.

Tuy nhiên đối với những người bị bệnh cảm lạnh, cảm cúm khi tắm sai cách không những gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe trong những ngày khi cơn bệnh đang hoành hành mà còn kéo dài tình trạng bệnh lý.

Xem thêm

//thaythuocvietnam.vn/meo-hay-chua-cam-lanh-cam-cum-mua-dong-khong-can-dung-thuoc/

Cảm cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc của chúng ta và những người xung quanh. Khi bị cảm cúm thì việc giữ ấm cho cơ thể được xem là ưu tiên hàng đầu. Ông bà ta từ xưa đã đúc kết kinh nghiệm và truyền lại rằng khi cảm cúm thì nên tránh gió, kiêng nước để đề phòng tình trạng bệnh trở nên nặng thêm.Tuy nhiên không hẳn là như vậy, nếu tắm đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là việc tránh gió và kiêng nước.

Tắm như thế nào là đúng cách?

 Điều tiên quyết trước hết là tránh tắm vào ban đêm. Tắm nước ấm khi bị cảm cúm, cảm lạnh là một cách để cải thiện hơn tình trạng bệnh. Nước ấm giúp cơ thể có điều kiện tiết mồ hôi nhiều hơn dẫn đến tăng khả năng thải độc qua da giúp cơ thể sạch, mau khỏi bệnh. Hơn nữa hơi nước sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy được thư giản, giảm mệt mỏi và các triệu chứng.

Lưu ý: Không nên ngâm mình quá lâu, sau khi tắm nhớ lau khô cơ thể và giữ ấm.

Để việc tắm nước ấm mang lại hiệu quả, đóng vai trò quan trọng hơn trong việc cải thiện sức khỏe giúp nhanh khỏi bệnh, kế thừa và phát triển từ bài thuốc cảm Đông dược của các thầy thuốc vùng miền núi phía Bắc, Công ty dược Yên Bái đã sản xuất dạng bột Cảm Xuyên Hương Yên Bái dùng để pha nước tắm giúp phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh. Bột pha nước tắm Cảm Xuyên Hương Yên Bái dùng được cho mọi lứa tuổi, đặc biệt tốt cho người già yếu, phụ nữ sau khi sinh và người vừa mới ốm dậy.

Bột tắm Cảm Xuyên Hương Yên Bái

Cảm xuyên hương dạng bột pha nước tắm có thành phần 100% dược thảo tự nhiên là: Xuyên Khung, Bạch chỉ, Hương phụ, Quế Nhục [vỏ quế], Can Khương [Gừng] và Cam thảo Bắc, đây vốn là những vị thuốc trị phong hàn từ xa xưa. Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh, chế phẩm vẫn giữ nguyên được mùi hương tự nhiên giúp thư giản với hương thơm dịu nhẹ và ít tác dụng phụ mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng.

Theo Bepharco tổng hợp

[Visited 15.665 times, 1 visits today]

  • Tags:

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

Cảm lạnh là tình trạng bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi. Nhiều người vẫn hay thắc mắc "Bị cảm lạnh nên làm gì?" "Bị cảm lạnh có nên tắm không"? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xem câu trả lời nhé.

1. Bị cảm lạnh có nên tắm không?

"Bị cảm lạnh có nên tắm không?" là câu hỏi mà người bệnh hay thắc mắc bởi tắm là việc làm thường ngày rất quan trọng để giúp cơ thể luôn sạch sẽ, đây là hành động rất cần thiết. Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn không nên tắm. Khi bị cảm lạnh, người bệnh thường kèm theo triệu chứng như sốt, ho, nhiệt độ cơ thể tăng lên đột ngột và năng lượng bị tiêu tốn nhiều hơn đến 20%.

Tắm vào lúc này sẽ khiến lỗ chân lông giãn ra, mất nhiệt lượng của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vậy nên câu trả lời cho câu hỏi "bị cảm lạnh có nên tắm không" chính là "không".

Tắm khi đang bị cảm, dẫn đến thay đổi nhiệt độ cơ thể, làm chậm quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhịp tim và huyết áp khiến cho bệnh tình nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Hãy đảm bảo cơ thể bạn khỏe hẳn rồi hãy tắm và nên tắm bằng nước ấm.

Nếu bạn thắc mắc bị cảm lạnh có nên tắm không thì chắc cũng sẽ băn khoăn xem có trường hợp nào không nên tắm nữa. Dưới đây là một số trường hợp:

- Sau khi uống rượu bia: Khi mới uống rượu bia xong cơ thể đang có chứa lượng lớn chất kích thích gây ức chế hoạt động của gan và ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác. Lúc này, nếu như bạn tắm sẽ tác động đến các mạch máu, huyết quản bị co lại dẫn đến cảm lạnh, rất nguy hiểm.

- Khi đói bụng: Nhiều người chỉ thắc mắc bị cảm lạnh có nên tắm không mà quên rằng đói bụng cũng không nên tắm. Trường hợp này giống với khi uống rượu bia, vì đường huyết bị sụt giảm, không thể đáp ứng quá trình tiêu hao nhiệt lượng của cơ thể.

- Tắm khi sốt cao: Việc tắm khi sốt cao cũng nguy hiểm tương tự như bị cảm lạnh, sẽ rất nguy hiểm

Cảm lạnh không nên tắm khi sốt cao - Ảnh minh họa

3. Người bị cảm lạnh nên làm gì?

Khi bạn đã biết bị cảm lạnh có nên tắm không rồi, chắc chắn bạn sẽ còn thắc mắc xem vậy ngoài không được tắm, chúng ta nên làm gì để giảm tình trạng bệnh. Dưới đây là một số gợi ý.

- Ăn các món như cháo, súp, nước canh: những món ăn này không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn có tác dụng giải cảm rất tốt đấy.

- Uống nhiều nước: Nước trong cơ thể chúng ta chiếm khoảng 70%, vậy nên đừng qua nước. Uống nước khi bị cảm lạnh sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng để bảo vệ sức khỏe cho bạn.

- Làm dịu cổ họng: bạn có thể ngậm kẹo trị viêm họng hoặc súc miệng bằng nước muối ấm để làm giảm đau họng và ngăn chặn nguy cơ cảm lạnh trở nên nặng hơn. 

- Làm thông mũi: Việc bạn xì mũi quá mạnh có thể gây kích ứng bên trong mũi, có thể làm ảnh hưởng tới niêm mạc mũi và dẫn tới viêm xoang. Do đó, để làm thông mũi, bạn có thể nhỏ dung dịch nước mũi sinh lý để làm mềm chất nhầy, giúp mũi bợt nghẹt hơn. 

- Nghỉ ngơi, tránh thức khuya: Khi bị cảm lạnh, nghỉ ngơi sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng tuần hoàn máu. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ ấm, thường xuyên luyện tập thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh.

- Duy trì độ ẩm trong phòng: Bạn cần duy trì độ ẩm nhất định trong phòng để tránh tình trạng không khí khô hanh dễ khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh hơn, tấn công cơ thể. 

- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định: Các nhóm thuốc dùng cho người bị cảm lạnh bao gồm:

+ Thuốc kháng histamin

+ Thuốc làm thông mũi, chống nghẹt mũi

+ Thuốc giảm đau và hạ sốt

+ Thuốc corticosteroid dùng qua mũi

- Dùng 1 số bài thuốc dân gian: Các vị thảo dược dân gian rất tốt cho việc điều trị cảm lạnh. Bạn có thể ăn cháo tía tô, cạo gió, xông hơi, dùng gừng, tỏi, ngải cứu… Đây là những thảo dược rất dễ tìm và rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn trả lời câu hỏi "bị cảm lạnh có nên tắm không?" để từ đó có những cách ăn uống, điều trị chính xác nhất, bảo đảm cơ thể luôn khỏe mạnh. Trên thực tế cảm lạnh có thể không nguy hiểm nhưng những triệu chứng mà nó mang lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mỗi chúng ta.

Vì vậy, bạn cần hiểu rõ những gì không nên làm và nên làm gì để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Một sức khỏe tốt sẽ giúp bạn luôn vui vẻ, hoàn thành công việc, học tập một cách hiệu quả và nhanh chóng đấy. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn bị cảm lạnh có nên tắm không thì nhớ đọc lại bài viết này để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

Khi nào có thể tự điều trị cảm lạnh tại nhà?

Dùng nước lá để tắm cho trẻ sơ sinh với công dụng trị cảm cúm đã được dân gian lưu truyền từ nhiều đời nay và hiệu quả mang lại thực sự rất hữu dụng. Cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được nên tắm loại lá nào cho bé giúp phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh nhé.

1. Thay đổi thời tiết thất thường – trẻ dễ bị cảm

Thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ rất dễ bị cảm cúm. Vậy cảm cúm là gì?

Cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp do vi rút cúm lây nhiễm vào mũi, họng và đôi khi cả phổi. Nó có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng, đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm vắc-xin cúm hàng năm.

Trẻ sơ sinh có thể bị cảm cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng các bé dễ bị cảm hơn vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa hoặc khi trời trở lạnh. Bệnh cảm cúm thường tiến triển lành tính. Nhưng nếu để bệnh kéo dài, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi, cảm cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm cúm

Thực chất bệnh cảm cúm là do virus gây ra. Nó ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, tuy nhiên trẻ em dễ mắc cảm cúm hơn nhiều so với người lớn do sức đề kháng của các bé còn yếu nên dễ bị virus tấn công.

Ngoài ra, mầm bệnh gây cảm cúm chủ yếu là virus, nên những tác nhân này dễ phát tán trong không khí và lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp nếu như tiếp xúc gần với người bệnh. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh cảm cúm khi ở gần với người có triệu chứng ho hoặc chảy nước mũi.

Những người bị cảm cúm có thể lây bệnh sang trẻ trong khoảng từ 1 – 2 ngày. Nếu trẻ bị nhiễm bệnh từ những trẻ mang virus cảm cúm khác thì thời gian bị bệnh có thể dài hơn nữa.

3. Những triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm

Hầu hết mọi người đều nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cảm cúm nhưng thực chất các triệu chứng của cảm cúm thường nghiêm trọng hơn.

Trong khi cảm lạnh chủ yếu ảnh hưởng đến mũi và họng, trẻ bị cảm lạnh thường có những biểu hiện như ngạt mũi, sổ mũi, sốt nhẹ,… Những triệu chứng này chỉ kéo dài từ 3-4 ngày, sau đó sẽ tự khỏi.

Cảm cúm khác với cảm lạnh. Cảm cúm thường đến đột ngột, tiến triển từ nhẹ đế nặng, thậm chí có trường hợp còn tử vong. Trẻ mắc cảm cúm thường có một số triệu chứng phổ biến sau:

  • Trẻ sốt hơn 38.5°C không rõ nguyên nhân
  • Trẻ bị run, lạnh người; ho khan
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi; mệt mỏi, quấy khóc, không chịu ăn, ngủ; trẻ sốt
  • Một số trẻ còn bị nôn mửa, tiêu chảy. Điều này khiến cơ thể trẻ mất nước càng làm cho con trở nên mệt mỏi hơn.
  • Khi gặp tình trạng này, mẹ mẹ cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Thông thường, khi trẻ bị cảm cúm, ba mẹ sẽ nhanh chóng tìm đến sự tư vấn của bác sĩ hay dược sĩ nhà thuốc. Tuy nhiên, các thuốc điều trị cảm thường không an toàn cho trẻ dưới 2 tuổi.

Vì vậy, ngoài thuốc tây, có một phương pháp dân gian được lưu truyền từ rất lâu đời được nhiều mẹ lựa chọn để khắc phục tình trạng cảm cúm cho con đó là tắm bằng các loại nước lá. Ưu điểm của phương pháp này là các loại lá đều có trong tự nhiên, dễ tìm và an toàn với sức khỏe của bé. Ngoài ra, trong các loại lá tắm này còn chứa kháng sinh có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, kháng khuẩn. Vì vậy mà tắm lá trị cảm cúm cho bé rất tốt.

4. Một số lá tắm thông dụng và an toàn cho bé bị cảm cúm

Dùng nước lá để tắm cho bé là phương pháp đã được dân gian lưu truyền lâu đời. Phương pháp này không chỉ có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da như rôm sảy, nổi mề đay, viêm da cơ địa,… mà còn giúp giải cảm vì trong một số lá có chứa lượng kháng sinh cao.

Dưới đây là một số loại lá tắm truyền thống cho trẻ bị cảm cúm phổ biến mà mẹ nên biết!

4.1. Tắm nước gừng

Nhắc đến tắm nước lá để giải cảm, hầu hết các mẹ sẽ nghĩ ngay đến tắm nước gừng bởi nước gừng có tác dụng làm ấm cơ thể bé. Khi tắm, hơi nước gừng xông lên, kích thích tuyến mồ hôi của bé ra giúp đào thải chất độc ra bên ngoài, từ đó, giúp giảm cảm cho bé nhanh cà hiệu quả.

Ngoài ra, hơi nước gừng ấm, xông vào mũi bé giúp khắc phục chứng sổ mũi. Mũi con thông thoáng cũng khiến trẻ dễ chịu hơn.

Không chỉ giúp giải cảm, tắm gừng cũng rất tốt cho làn da mỏng manh của bé. Sau khi tắm, da bé giảm mụn, ngứa và rôm sảy. Từ đó khiến da của trẻ trở nên khỏe mạnh hơn.

Cách thực hiện tắm nước gừng cho trẻ

Chuẩn bị: Gừng tươi, sả

Cách thực hiện:

  • Trước tiên, mẹ cần giã nát gừng tươi đã chuẩn bị trước
  • Mẹ có thể nấu riêng gừng đã giã hoặc thêm cả sả vào nồi nước rồi nấu sôi trong khoảng 10 phút để tinh dầu tiết ra hết.
  • Chờ cho hỗn hợp nước thu được bên trên giảm xuống độ ấm vừa phải thì dùng để tắm cho bé.
  • Lưu ý không để con ngâm mình trong nước quá lâu. Mẹ chỉ nên tắm cho trẻ trong khoảng từ 5-10 phút rồi lau khô người và mặc quần áo cho bé để tránh nhiễm lạnh.
  • Đối với trẻ có triệu chứng cảm nặng hơn, tình trạng cúm kéo dài không dứt, mẹ có thể kết hợp dùng thêm tinh dầu tràm để thoa vào lòng bàn chân, lưng và cổ bé. Sau đó đi tất chân và mặc ấm để giúp con khỏi bệnh nhanh hơn.

4.2. Nước tắm lá ngải cứu

Trong lá của cây ngải cứu có chứa nhiều dưỡng chất và hoạt chất có lợi như: Tricosanol, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, cineol… Những hoạt chất này có tác dụng khắc phục triệu chứng ho, đặc biệt là ho do cảm cúm. Đó là lí do vì sao mẹ thường chọn ngải cứu là nguyên liệu hỗ trợ điều trị cảm cúm ở trẻ.

Vào mùa đông, việc tắm là ngải cứu không những giúp trẻ trị mẩn ngứa, ghẻ lở, chống hăm, làm dịu các vết thương và viêm hiệu quả mà còn giúp giảm cảm, phòng tránh cảm cúm rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Cách 1: Nấu nước tắm cho bé bằng lá ngải cứu khô

  • Lá ngải cứu khô giúp mẹ dự trữ để dùng được lâu hơn đồng thời cũng tiết kiệm thời gian chế biến.
  • Đối với ngải cứu khô, mẹ có thể lấy cả phần thân, rửa sạch rồi phơi khô.
  • Để dễ chế biến, mẹ nên cắt ngắn ngải cứu làm 3 khúc.
  • Cho ngải cứu đã chuẩn bị lên bếp rồi sao vàng.
  • Bảo quản ở nơi thoáng mát.
  • Khi cần dùng để tắm cho bé, mẹ chỉ cần lấy lấy một nắm, cho vào nước và đun sôi để tắm cho con.

Cách 2: Nấu nước tắm cho bé bằng lá ngải cứu tươi

  • Trường hợp, mẹ có sẵn lá ngải cứu tươi trong vườn thì mẹ có thể sử dụng trực tiếp chúng để tắm cho con.
  • Lá ngải cứu cần được rửa sạch trước khi cho lên nồi và đun sôi thì tắt bếp.
  • Để nước nguội bớt hoặc pha thêm nước đến khi ấm vừa phải rồi tắm cho bé.

4.3. Nước tắm lá tía tô

Tía tô là một loại cây thuộc họ bạc hà, rất phổ biến ở các nước châu Á, chủ yếu được dùng làm rau và gia vị trong các bữa ăn.

Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị của lá tía tô cay, do đó nó có tác dụng mạnh mẽ đến tim, phổi, tỳ, giúp cho cơ thể toát được mồ hôi, trừ được cảm cúm, điều trị ho đờm, ho khan, long đờm, hen suyễn.

Lá tía tô ngoài việc trị do do cảm cúm còn sử dụng rất nhiều để chăm sóc sức khỏe,… Vì vậy mà trong các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh, tía tô là loại lá phổ biến nhất được các mẹ áp dụng để chữa chàm cảm cúm cho con.

Trường hợp bé bị cảm cúm nặng với các triệu chứng dai dẳng như sổ mũi, thở khò khè mãi không dứt thì mẹ có thể dùng thêm lá kinh giới và gừng để ninh chung với lá tía tô, hỗn hợp nước thu được dùng để cho bé uống sẽ là tăng tác dụng hiệu quả khi chữa bệnh.

Cách thực hiện:

  • Nếu có sẵn lá tươi, mẹ chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé.
  • Nếu không, mẹ có thể phơi khô lá tía tô và dùng dần.
  • Mỗi lần muốn tắm cho bé, mẹ có thể lấy 1 nắm lá tía tô đã phơi khô rồi cho vào nồi đun sôi lên. Để nước nguội bớt thì dùng để tắm cho con.
  • Thực hiện tắm liên tục với nước lá tía tô giúp trẻ ra mồ hôi trong lúc tắm, từ đó nhanh giải cảm cho bé.

4.4. Lá trầu không

Dùng lá trầu không trị cảm cúm cho trẻ là một phương pháp dân gian được ông bà xưa tin tưởng, áp dụng và lưu truyền cho đến hiện tại. Phương pháp chữa bệnh từ lá trầu không này tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ho, tử đó cắt giảm và cải thiện tình trạng ho có đờm, ho khan, ho do viêm họng, ho do sốt,… ở trẻ nhỏ.

Tắm lá trầu không mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị cảm cúm ở trẻ nhỏ do trong lá trầu không có chứa chất kháng sinh, từ đó giúp trừ phong , giải cảm hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng giúp sát trùng và kháng khuẩn, bảo vệ làn da của bé khỏi một số bệnh ngoài da trong đó có bệnh chàm. Trầu có vị cay nồng, tính ấm nên thích hợp tắm cho trẻ vào mùa đông.

Cách thực hiện.

  • Trước tiên, mẹ cần chuẩn bị lá trầu và rửa sạch với nước.
  • Sau đó mẹ có thể thái mỏng hoặc vò nát rồi cho vào nồi đun sôi với nước.
  • Tắt bếp và vẫn đậy vung nồi, để như thế một lúc cho tinh dầu tiết hết ra.
  • Pha nước tắm trên với nước ấm để tắm cho bé.
  • Ngoài tác dụng giải cảm, lá trầu cũng kháng viêm hiệu quả. Vì vậy, trường hợp bé bị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, chàm sữa, mẹ cũng có thể dùng tinh dầu lá trầu không để thoa lên vùng da bị tổn thương của bé.

Xem thêm: Lưu ý quan trọng khi cho trẻ tắm bằng lá trầu không.

4.5. Sài đất

Có thể nhiều mẹ chưa biết cây sài đất và tác dụng của chúng trong việc điều trị cảm cúm ở trẻ. Sài đất là cây mọc bò lan trên mặt đất, thuộc họ cúc. Cây có hoa màu vàng mọc thành cụm, lá mọc sát vào thân, hình bầu dục, mặt nhám có lông, viền lá răng cưa. Đặc biệt mẹ có thể dễ dàng nhận biết được cây qua mùi hương, bởi nó có mùi như cây ngổ đất.

Theo Đông y, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng  rất tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cầm ho, tiêu đờm. Do đó, chúng được các mẹ sử dụng rộng rãi trong việc điều trị cảm mạo, sốt, viêm họng ở trẻ nhỏ.

Theo kinh nghiệm dân gian, dùng cây tươi làm thuốc nấu nước tắm cho con sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với phơi khô. Đồng thời, mẹ có thể tận dụng cả cây để nấu [chỉ bỏ dễ].

Cách thực hiện: Sài đất tươi mẹ đem nấu với nước để tắm cho bé hàng ngày, tắm liên tục trong vài ngày giúp giảm nhanh triệu chứng cảm cúm ở trẻ.

5. Những lưu ý khi tắm nước lá cho trẻ bị cảm cúm

1/ Vì con đang bị cảm cúm, do đó khi tắm nước lá cho con, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản dưới đây để tránh trẻ bị nhiễm lạnh khiến tình trạng bệnh nặng hơn, bao gồm:

2/ Nước tắm cho trẻ cần đủ ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh, xem chi tiết bài viết: Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

3/ Nơi trẻ tắm cần phải kín gió, mẹ nên đóng cửa phòng, tắt điều hòa, để tránh gió lùa. Mẹ có thể làm ấm không khí bằng cách bật máy sưởi từ 5-10 phút trước khi tắm cho bé. Không nên bật quá lâu bởi nhiệt độ quá cao  có thể làm nóng rát da bé, gây khó chịu thậm chí là ửng đỏ và dị ứng làn da bé.

4/ Vào mùa đông, nước tắm rất nhanh nguội, vì vậy thời gian tắm lý tưởng cho bé là từ 5-10 phút. Nếu bố mẹ để con ngâm nước quá lâu, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh, điều này làm bệnh của con không những lâu khỏi mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.

5/ Nên tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần. Điều này hạn chế việc cả cơ thể bé tiếp xúc với không khí lạnh. Sau khi bé tắm xong, mẹ nên lau thật nhanh và mặc quần áo cho con. Chú ý lau thật khô phần đầu và chân bé, bởi hai vị trí này nếu lưu lại nước sẽ rất dễ lạnh, khiến bé nhiễm bệnh.

6/ Nên sử dụng tinh dầu ấm hoà vào nước tắm hoặc sử dụng sữa tắm gội thảo dược có chứa tinh dầu làm ấm để tắm cho bé như tinh dầu tràm, tinh dầu gừng …Vì khi nước tắm có chứa tinh dầu ấm hoặc khi xoa sữa tắm có tinh dầu ấm lên da, hơi ấm sẽ thấm qua lỗ chân lông khiến bé không có cảm giác ớn lạnh.

Có thể bạn muốn biết: Trẻ bị ho thì có nên tắm không?

***

Thời tiết mùa Đông lạnh cùng với việc chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài phòng tắm khiến cho việc tắm gội với bé, nếu không cẩn thận sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh, sốt, ho, sổ mũi …

Vì vậy, mẹ nên sử dụng tinh dầu ấm hoà vào nước tắm hoặc sử dụng sữa tắm gội thảo dược có chứa tinh dầu làm ấm để tắm cho bé như tinh dầu tràm, tinh dầu gừng …Vì khi nước tắm có chứa tinh dầu ấm hoặc khi xoa sữa tắm có tinh dầu ấm lên da, hơi ấm sẽ thấm qua lỗ chân lông khiến bé không có cảm giác ớn lạnh.

Sữa tắm gội Thảo dược Fons Care Baby – dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 100% thảo dược thiên nhiên, là chiết xuất của GỪNG, Tía tô, Kinh giới, Lá tre và các thảo dược AN TOÀN và LÀNH TÍNH vô cùng phù hợp để tắm gội cho bé vào mùa Đông . Chiết xuất GỪNG có trong sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby sẽ giúp bé tắm sạch sẽ thơm tho mà không lo bị cảm lạnh.

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby NÓI KHÔNG với chất tạo bọt hóa học, chất làm màu, hương liệu nhân tạo, corticoid. Chính vì thế, sản phẩm hoàn toàn lành tính với làn da em bé, không gây bất cứ kích ứng tiêu cực nào.

Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược.

Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.

Mẹ chọn Fons Care Baby – mẹ chọn An Lành

Video liên quan

Chủ Đề