Trẻ em ăn bao nhiêu trứng là đủ

Trứng là một trong những thực phẩm chứa nhiều đạm, dễ hấp thụ rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên mẹ cần phải biết sử dụng và chế biến trứng hợp lý để tránh đầy bụng, tiêu chảy … do trứng gây ra.

Từng được bình chọn là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất. Lòng đỏ của trứng cung cấp không chỉ đạm mà còn nhiều chất béo, vitamin, khoáng chất cho sự phát triển của trẻ.

Theo đó, trung bình 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40 g, 1 quả trứng vịt nặng 70 g. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của trứng gà lại nhiều hơn hẳn trứng vịt. Đó là bởi hàm lượng lẽm, vitamin A, đạm trong trứng gà cao hơn hẳn trứng vịt. Trong khi đó hàm lượng chất béo trong trứng gà lại khá thấp nên nếu luộc trứng quá kỹ sẽ gây ra hiện tượng khô, khó nuốt. Duy chỉ có hàm lượng canxi và sắt thì trứng vịt vượt trội hơn so với trứng gà.

Trẻ nên ăn tuần bao nhiêu quả trứng là đủ?

Trẻ em ăn trứng bao nhiêu là đủ?

Mặc dù trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành rẻ nhưng mẹ không nên lạm dụng trứng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi hàm lượng chất béo trong trứng khá cao khi cho bé ăn nhiều hoặc ăn không đúng thời điểm có thể khiến con bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa dẫn tới sợ trứng.

Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng theo từng giao đoạn, mẹ nên cho bé ăn trứng với số lượng khác nhau:

Trẻ 6-7 tháng tuổi : nên ăn ½ lòng trứng gà / bữa, tuần ăn 2-3 lần

Trẻ 8 -12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ / bữa, tuần ăn 3-4 lần.

TTrer1-2 tuổi: ăn 3-4 quả trứng /tuần, ăn cả lòng trắng

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích ăn trứng có thể ăn 1 quả/ ngày nhưng nên cách tuần.

Cách chế biến trứng cho trẻ em theo từng tháng tuổi

Đầu tiên, bạn không nên cho bé ăn trứng gà còn sống lòng trắng hoặc lòng đào quá nhiều. Bởi, đường sinh dục của gà có nhiều vi khuẩn, đặc biệt là salmonella có thể gây ngộ độc thức ăn. Khi ăn lòng trắng trứng còn sống, chúng gây cản trở hấp thụ dưỡng chất biotin hay vitamin H. Trong khi đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tổng hợp protein, đường – bột cần thiết cho cơ thể. Nếu thường xuyên ăn trứng tái có thể ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.

Chế biến trứng thế nào để không mất chất và đảm bảo dinh dưỡng cho bé?

Tuy nhiên, nếu nấu trứng gà với lửa quá to gây cháy phần bên ngoài nhưng bên trong lại chưa chín cũng gây nhiều ảnh hưởng . Bởi lòng trắng trứng khi bị cháy sẽ khó hấp thụ, đồng thời một số vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2 sẽ khó hấp thu, dễ bị tiêu hủy trong quá trình nấu nướng.

Chính bởi vậy, mẹ cần lưu ý trong quá trình chế biến trứng cho bé tùy theo từng tháng tuổi như sau:

  • Trẻ 6-12 tháng : Bé thường ăn bột có trứng. Mẹ nấu bột chín rồi mới đập trứng vào. Trước tiên mẹ đập lòng đỏ ra bát đã có rau nhỏ rồi đánh trứng đều lên khi bột sôi thì mới cho trứng vào quấy đều tay. Bột sôi lên là được, không cần đun quá kỹ.
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: Mẹ cho bé ăn cháo trứng hoặc nấu bột trứng đều được. Chú ý cháo chín mới cho trứng vào vì trứng rất dễ chín. Trẻ có thể ăn trứng luộc vừa chín tới, không nên luộc quá lâu.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm …

Trẻ còi xương nên ăn 1 quả trứng/ ngày

Đối với những bé gầy còm, nhẹ cân, không đạt chiều cao và cân nặng chuẩn thì có thể ăn trứng mỗi ngày 1 quả trong 6 tháng liền. Điều này dựa trên nghiên cứu đã được thực hiện với những trẻ còi xương ở Ecuador. Theo đó, cung cấp trứng cho trẻ còi cọc cũng như là một thực phẩm chứa nguồn protein tuyệt vời để nạp dinh dưỡng cho bé. Đây được xem là một sự can thiệt hợp lý đối với bé có nguy cơ bị còi xương. Thêm nữa, ăn trứng cũng giúp bé giảm béo phì hiệu quả.

Từ khóa được tìm kiếm:
  • bé trai 7 tuôi tuân ăn bao nhiêu qua trứng là hợp ly
  • một tuần cho bé ăn mấy quả trứng
  • trẻ 1 tuổi nên ăn mấy quả trứng 1 tuần
  • tre em 4 tuoi moi tuan nen an may qua trung ga
  • trẻ 4 tuổi ăn mấy quả trứng 1 tuần
  • trẻ 2 tuổi 1 tuần ăn mấy bữa trứng
  • tuan bao tre
  • be 10 thang 1 tuan bao nhieu qua trung
  • bé 1 5 tuổi nên ăn bao ngiêu trứng một tuân
  • an trung bao nhieu la du

Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố [TP.HCM], ăn trứng gà rất tốt nhưng không nên ăn nhiều, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cần lưu ý cho trẻ ăn trứng tùy theo độ tuổi và phương pháp chế biến khác nhau.

Cẩn thận khi hâm lại 11 loại đồ ăn này để dùng, coi chừng mắc bệnh!

Thông thường, trẻ khoảng 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm. Lần đầu tiên trẻ ăn lòng đỏ trứng gà, phụ huynh nên nghiền lòng đỏ hoặc trộn vào cháo, cơm nát cho trẻ ăn. Lượng lòng đỏ cho trẻ ăn có thể là 1/4 - 1/2, sau đó mới tăng lên là cả lòng đỏ trứng gà.

Đặc biệt, “mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng gà vì dạ dày của trẻ nhỏ còn yếu. Chỉ lòng đỏ trứng gà là đủ đáp ứng chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Nếu trẻ hấp thu thêm protein từ lòng trắng là quá nhiều, không có lợi cho hệ tiêu hóa, thậm chí gia tăng nguy cơ dị ứng đối với trẻ”, bác sĩ Vũ lưu ý.

7 cách hiểu sai về quả trứng gà, bạn có biết?

Sau 1 tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ ngày càng hoàn thiện, trẻ có thể ăn thêm lòng trắng trứng gà.

Khi trẻ ăn lòng trắng trứng gà, mẹ hãy quan sát hệ tiêu hóa của trẻ có phản ứng bất thường không. Cách cho trẻ ăn lòng trắng trứng gà cũng tương tự như cách ăn lòng đỏ là 1/4-1/2, sau đó là cả lòng trắng trứng gà.

Khi trẻ có thể ăn hoàn chỉnh một quả trứng, mẹ nên thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách chế biến món súp trứng gà kết hợp với thịt vụn và rau nghiền.

Trẻ trên 2 tuổi có thể ăn trứng chiên

Khi được 2 tuổi, bữa ăn của trẻ đã có thể tương tự như bữa ăn của người trưởng thành. Ở tuổi, mẹ có thể chế biến món trứng chiên cho trẻ thưởng thức. Tuy nhiên, cần hạn chế dầu mỡ khi chiên trứng bởi quá nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến trẻ bị đau bụng.

Lưu ý khi cho trẻ ăn trứng

Không tiêm vắc xin ngừa bệnh cho con, có thể bị phạt đến 500.000 đồng

Trẻ nhỏ không nên ăn nhiều trứng: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu, khả năng hấp thu kém. Trẻ dưới 1 tuổi, chỉ nên ăn ăn lòng đỏ trứng gà khoảng 2 - 3 lần/tuần. Trẻ trên 1 tuổi, ăn 2 - 3 quả trứng/tuần. Trẻ trên 2 tuổi, mỗi ngày có thể ăn 1 quả trứng là đủ.

Không cho trẻ nhỏ ăn trứng chưa chín: Do lòng đỏ trứng gà không được nấu chín, trứng lại thường được để trong tủ lạnh nên dễ sản sinh lượng lớn vi khuẩn, trong đó phổ biến nhất là khuẩn salmonella. Trứng bị nhiễm khuẩn không màu, không mùi. Do đó chúng ta không thể phân biệt được bằng mắt thường.

Trẻ khi bị nhiễm vi khuẩn này, thông thường từ 8 - 72 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy, sốt và toàn thân yếu ớt, không có lực. Khả năng miễn dịch của trẻ thấp nên khi nhiễm loại vi khuẩn này dễ dẫn đến tử vong.

Hạn chế ăn trứng chiên: phương pháp chế biến trứng chiên ở nhiệt độ cao sẽ khiến chất dinh dưỡng mất đi, không có lợi cho sự hấp thu của cơ thể trẻ nhỏ. Mặt khác, quá nhiều dầu mỡ từ món trứng chiên cũng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.

Trẻ dị ứng trứng gà không nên ăn trứng: Nguồn đạm ở lòng trắng trứng gà là albumin dễ gây trường hợp dị ứng. Trẻ ăn trứng nếu có biểu hiện như nổi mẩn đỏ, chân tay sưng phù, nôn ói, đau bụng, sốt, hô hấp khó khăn... thì cần được đưa đến bệnh viện.

Trẻ từng có biểu hiện dị ứng khi ăn trứng gà, nghĩa là cũng không thể ăn trứng cút, trứng vịt.

Trứng gà đun quá lâu hay chế biến quá kỹ cũng tạo ra các chất khó tiêu hóa, trẻ khó hấp thu. Tốt nhất là ăn trứng khi vừa chín tới.

Tin liên quan

Có nên cho trẻ ăn trứng mỗi ngày?

Chị Hồng Ngọc [huyện Bình Chánh, TP HCM] hỏi: Con tôi 4 tuổi, nặng 16 kg, nhưng chỉ thích ăn cơm với trứng hoặc chỉ uống sữa, không thích ăn món khác. Vậy tuổi con tôi mỗi tuần có thể ăn tối đa bao nhiêu quả trứng? Ăn nhiều hơn có hại gì không? Với trẻ em, ăn trứng gà hay trứng vịt thì tốt hơn?

PGS-TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia - Bộ Y tế, trả lời: Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu. Nếu biết cách chế biến, tỉ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%. Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…

Trong quả trứng, thành phần protein thường nằm phần lớn ở lòng trắng, còn phần lòng đỏ lại chứa nhiều lipit [chất béo] và hàm lượng lớn cholesterol. Nhiều bà mẹ cũng băn khoăn hỏi các chuyên gia dinh dưỡng về việc cho con ăn bao nhiêu trứng là đủ vì trẻ nhỏ rất thích ăn trứng. Với trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà/bữa, ăn 2 - 3 lần/tuần; trẻ 8 - 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 - 4 bữa/tuần; trẻ 1 - 2 tuổi: nên ăn 3 - 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng; trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Dù là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều trứng vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa nên tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau. Nên cho trẻ ăn đa dạng thức ăn và trung bình trẻ nhỏ ăn 3 - 4 quả/tuần, người cao tuổi có thể ăn 2 quả/tuần.

Về giá trị dinh dưỡng, trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, vitamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt. Trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt. Chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu. Do vậy, nên cho trẻ ăn trứng gà sẽ tốt hơn. Một số người có thói quen ăn trứng sống nhưng thực tế, nếu ăn trứng gà sống, tỉ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc chín tới là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp la là 85%, trứng chưng 87,5%.

N.Dung ghi

Video liên quan

Chủ Đề