Trẻ em nên tập thể dục như thế nào

Tập thể dục giúp trẻ rèn luyện sự tập trung tốt hơn

Kết quả học tập của trẻ không chỉ dựa trên lượng thời gian các em học, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ trí tuệ của trẻ đến môi trường sống. Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ mà nhiều người thường lơ là đó là sức khỏe thể chất.

Hoạt động thể chất có thể kích thích khả năng học hỏi của trẻ. Theo Học viện Y khoa Quốc gia [Mỹ], tập thể dục có thể cải thiện đáng kể khả năng nhận thức, sức khỏe và thành tích học tập cho trẻ em.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ em

Một số yếu tố đóng vai trò quan trọng trong giáo dục như: Chỉ số IQ, các yếu tố tâm lý, xã hội, kinh tế, cá nhân và môi trường sống. Những tác động của các yếu tố này ở mỗi người, mỗi quốc gia sẽ khác nhau.

Một số yếu tố tác động đến quá trình học tập: Trang thiết bị của trường học và dụng cụ học tập, phương pháp giảng dạy của giáo viên, sự công bằng trong trường học, tinh thần của trẻ, môi trường lớp học, sự khác biệt giới tính, nền tảng giáo dục từ gia đình, sự quan tâm của cha mẹ về việc học tập của con, các yếu tố về kinh tế xã hội...

Thể dục, thể thao có thể kích thích khả năng học hỏi của trẻ

Tập thể dục tốt cho kết quả học tập như thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy, so với trẻ ít vận động, những trẻ em tập thể dục và vận động thường xuyên đã có sự khác biệt như:

- Tập trung hơn

- Có trí nhớ tốt

- Chức năng tim mạch tốt

- Cải thiện thể lực

- Chức năng trao đổi chất tốt 

- Phát triển xương tốt hơn

- Kỹ năng giải quyết tình huống tốt

- Thường có kết quả tốt trong các bài kiểm tra 

- Cải thiện kết quả học tập và duy trì kết quả học tập tốt

- Phản ứng nhanh và tư duy sáng tạo

- Sống tích cực hơn.

Những học sinh thường xuyên tập thể dục sẽ có phản ứng nhanh nhạy và tư duy sáng tạo

Tác dụng của việc tập thể dục với não

Theo nghiên cứu của Đại học British Columbia, tập thể dục nhịp điệu thường xuyên giúp tăng cường chức năng của hồi hải mã [một phần của não trước] - khu vực giúp học tập và ghi nhớ bài giảng. Trong khi đó, các bài tập thể dục khác như tập thăng bằng, tập săn chắc cơ bắp không có tác dụng lên não. Những người tập thể dục thường xuyên sẽ giúp phần vỏ não trước trán và thùy thái dương - những phần giúp bộ não suy nghĩ và ghi nhớ, có sức khỏe tốt hơn. 

Tác dụng của tập thể dục đối với trí nhớ và suy nghĩ

Tác dụng trực tiếp: Tập thể dục thường xuyên giúp giảm viêm, giảm kháng insulin và kích thích giải phóng các yếu tố tăng trưởng. Những yếu tố tăng trưởng này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các mạch máu mới, ảnh hưởng đến các tế bào não và sự sống sót của các tế bào não mới. 

Tác dụng gián tiếp: Tập thể dục giúp ích cho giấc ngủ và tâm trạng, giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

Tập thể dục thường xuyên giúp bé có giấc ngủ tốt, giảm căng thẳng, lo lắng

Nên tập thể dục bao nhiêu thời gian trong ngày? 

Từ 6 - 17 tuổi: Nên dành tối thiểu 60 phút/ngày để tập thể dục. 

Từ 18- 64 tuổi: Nên dành 30 phút/ngày để hoạt động thể chất.

Việc vừa học vừa tham gia các hoạt động thể chất sẽ mang lại kết quả học tập tốt hơn so với việc chỉ dành thời gian để học. Hiện nay các trường học cũng đã áp dụng những bài tập thể dục nhịp điệu ngay giữa buổi học cho học sinh.

Ngoài ra, các trường học cũng nên khuyến khích các em nhỏ tham gia lớp học thể dục, thể thao sau giờ học và đi xe đạp hoặc đi bộ đến trường.

Sinh viên đại học nhận được lợi ích gì khi tập thể dục?

Sinh viên đại học tập thể dục vẫn có thể cải thiện kết quả học tập. Theo khảo sát 21.000 sinh viên đại học tại North Carolina [Mỹ], sinh viên tập thể dục một giờ mỗi tuần đã tăng điểm trung bình chung lên 0,06 điểm. Những sinh viên bắt đầu tập thể dục 3 giờ một tuần cũng tăng điểm trung bình thêm 0,18 điểm.

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp minh mẫn hơn, từ đó giúp bạn đạt thành tích tốt trong học tập,

Tập thể dục rất tốt cho con trẻ. Nhưng bạn nên biết bao nhiêu là đủ, và bạn có thể làm gì để đảm bảo con sẽ tập.

Khi còn bé, hầu hết chúng ta vận động rất nhiều. Chúng ta đi bộ đến trường và chạy nhảy trong giờ ra chơi và ăn trưa, chúng ta chơi ngoài trời trước và sau bữa tối và cả cuối tuần. Thời tiết hiếm khi có thể khiến chúng ta ở trong nhà: Nếu trời mưa vào mùa xuân, mùa hè hay mùa thu, chúng ta lại mặc đồ bơi hoặc áo mưa, và vào mùa đông, chúng ta chỉ vào nhà để sưởi ấm hoặc mang một đôi găng khô. Cha mẹ hồi xưa cũng năng vận động hơn, lái xe ít hơn mà đi bộ hoặc đạp xe nhiều hơn, chơi ngoài trời với con cái và tự làm các công việc nhà thay vì phải thuê người làm như bây giờ.

Ngày nay, chúng ta bị bao vây bởi các thông tin về bệnh béo phì, lười vận động, trẻ em bị ép học quá mức, tầm quan trọng của việc làm gương cho con cái, sự cần thiết phải hạn chế thời gian sử dụng máy tính, cách ủng hộ các hoạt động thể chất ở trường học và hơn thế nữa. Trên thực tế, có quá nhiều thông tin mà nhiều bậc cha mẹ phải vật lộn để phân loại đúng sai hay hư cấu.

Theo các chuyên gia, nói chung, đối với trẻ em từ 5 đến 17 tuổi cần ít nhất 60 phút hoạt động tăng nhịp tim mỗi ngày. Dưới đây là bảng phân tích theo nhóm tuổi:

Trẻ sơ sinh [dưới một tuổi] nên hoạt động thể chất vài lần mỗi ngày, đặc biệt là theo cách tương tác, vui chơi trên sàn nhà.

Trẻ mới biết đi [từ một đến hai tuổi] và trẻ mẫu giáo [từ ba đến bốn tuổi] nên hoạt động thể chất ít nhất 180 phút ở bất kỳ cường độ nào mỗi ngày, từ từ tiến tới ít nhất một giờ vui chơi nhiều năng lượng vào năm tuổi.

Hãy nhớ tới qui luật “Sức mạnh của một giờ!” Trẻ em trong độ tuổi này nên tham gia ít nhất 60 phút hoạt động thể chất hoặc vui chơi năng động hàng ngày. Không cần phải xảy ra tất cả cùng một lúc - hai, ba, hoặc vài khoảng thời gian hoạt động nhỏ và vui chơi, cộng lại thời gian trẻ cần mỗi ngày. Nên chú trọng các hoạt động àm tăng nhịp tim cũng như những hoạt động tăng cường cơ bắp và xương [như nhảy dây] ít nhất ba lần một tuần. Hãy nhớ rằng khi nói đến hoạt động thể chất, nhiều hơn luôn tốt hơn!

Thanh thiếu niên trong độ tuổi này nên tham gia ít nhất 60 phút hoạt động làm tăng nhịp tim hoặc vui chơi năng động mỗi ngày. Độ tuổi này cũng nên tham gia các hoạt động tăng cường cơ bắp và xương [như nhảy dây, chạy bộ, bóng rổ, quần vợt] ít nhất ba lần một tuần.

  • Chọn phương tiện đi lại năng động - khuyến khích trẻ đi bộ hoặc đạp xe đến trường.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các đội nhóm thể thao và các hoạt động giải trí tại trường học - như nhảy dây, khiêu vũ, bóng đá và bóng chuyền.
  • Bơi lội là kỹ năng sống. Nhấn mạnh rằng con bạn phải trở thành những người bơi giỏi.
  • Cho bóng và dây nhảy vào ba lô học để khuyến khích trẻ chơi với bạn bè vào giờ giải lao và ăn trưa.
  • Dành thời gian mỗi ngày để hoạt động cùng con - kể cả khi dắt thú cưng đi bộ sau khi ăn tối!
  • Giới hạn thời gian sử dụng vi tính và khuyến khích trẻ chơi các trò chơi năng động - đặc biệt trong khoảng thời gian sau giờ học.
  • Là tấm gương cho con noi theo. Cha mẹ năng động thì con cũng có xu hướng năng động hơn

Theo các chuyên gia, những đứa trẻ năng động sẽ hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, tự tin hơn và thông minh hơn. Vì vậy, hãy cho con chúng ta món quà của tuổi thơ năng động, giúp chúng tìm thấy niềm vui trong hoạt động thể chất và tạo ra thói quen lành mạnh cho cuộc sống!

Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo

Trẻ nhỏ cần tập thể dục bao nhiêu là tốt?

Cập nhật: 24/6/2012 | 7:53:08 PM

Tập thể dục rất có ích cho sự tăng trưởng, phát triển của bé yêu. Tuy nhiên đôi lúc, những ông bố, bà mẹ khó lòng đoán định được trẻ nên tập bao nhiêu là phù hợp với thể trạng và tốt cho sức khỏe của chúng. Mức độ tập thể dục của trẻ thay đổi theo từng độ tuổi, song có một điều bất di bất dịch là: trẻ không nên lười vận động hoặc để cơ thể “nghỉ ngơi” quá lâu mà nên được các bậc phụ huynh khuyến khích tập thể dục thường xuyên, đều đặn.

Trước hết, muốn xác định được trẻ nhỏ tập thể dục bao nhiêu là tốt, bạn cần phải nắm rõ lợi ích của việc khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên và đều đặn.

1. Lợi ích của việc tập thể dục đối với trẻ

Người lớn thường coi tập thể dục, vận động cơ thể như một “công việc” nhằm rèn luyện sức khỏe, giữ cho vóc dáng cân đối… nhưng với trẻ em, đây giống như một “tiết mục” trong trò chơi hàng ngày của chúng và mục đích của việc vận động lúc này là thỏa mãn tính hiếu động, tạo niềm vui cho trẻ hơn là hướng tới sự cân đối về hình thể. Mặc dù vậy, tập thể dục vẫn đem lại cho trẻ những lợi ích không thể nào tốt hơn, đó là:

- Duy trì trọng lượng của trẻ ở ngưỡng cần thiết.

- Hình thành cơ bắp và hạn chế tỷ lệ béo phì.

- Tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng của cơ thể.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

- Kiểm soát vấn đề huyết áp và lượng cholesterol trong máu ở mức ổn định nhất.

- Xây dựng một hệ xương vững chắc.

- Giúp thư giãn mỗi khi trẻ bị căng thẳng hay lo âu, hồi hộp, thậm chí là trầm cảm.

- Khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn.

- Xây dựng một hình mẫu thể chất tích cực.

- Giúp bé ngủ ngon giấc và có sự tập trung cao độ khi học tập, vui chơi.

2. Trẻ cần tập thể dục bao nhiêu là tốt?

Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng trẻ từ 2 tuổi trở lên nên vận động vừa phải, nhẹ nhàng ít nhất 60 phút mỗi ngày. Với những hoạt động hay bài tập vận động “dài hơi” hơn, các bé cần dành thời gian ưu tiên một chút để thực hiện, trung bình khoảng 90 phút/ngày. Lý tưởng nhất là phụ huynh hãy tạo điều kiện cho con em mình vận động ở mức độ vừa phải vào các khoảng thời điểm khác nhau trong ngày.

Tuy nhiên, đây chỉ là ngưỡng mà các chuyên gia khuyên áp dụng mà thôi. Thực tế hiện nay, tỷ lệ trẻ tập thể dục theo khung thời gian và tiêu chuẩn mức độ như trên khá thấp, nhất là trẻ em thành phố, thị xã. Đa phần các em thường sử dụng những giờ thư giãn, giải trí để xem truyền hình hoặc chơi game trên máy tính thay vì vận động, tập thể dục. Thậm chí có một số bé còn hay nằm ì hoặc ngồi bất cứ khi nào có thể. Đây chính là những thói quen xấu cần chỉnh sửa sớm, nếu không các em rất dễ đứng trước nguy cơ mắc bệnh béo phì và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Và theo chúng tôi, để con bạn có một thân hình cân đối và một sức khỏe tốt nhất, các bậc phụ huynh cần phải đi đầu trong việc hướng dẫn bé sắp xếp một lịch trình hàng ngày khoa học, hợp lý, một lịch trình kết hợp nhịp nhàng giữa hoạt động học tập, hoạt động thể chất và nghỉ ngơi, thư giãn. Dựa vào độ tuổi và thể trạng của con bạn, hãy động viên bé tập thể dục đều và đủ bạn nhé! Vận động quá sức cũng không mấy tốt cho bé đâu bạn ạ!

3. Các hoạt động bổ trợ cho trẻ một cuộc sống “khỏe” và “đẹp” hơn

Việc đăng ký cho trẻ vào các lớp thể dục, các đội thể thao và các nhóm chơi đồng đội có thể giúp chúng từng bước hình thành nhu cầu tập thể dục hàng ngày, song điều quan trọng hơn là bạn phải giúp bé duy trì trạng thái đó mọi nơi, mọi lúc. Sau những giờ học căng thẳng, trẻ cần thư giãn chính bằng những hoạt động hay những trò chơi vận động của chúng như đi bộ, chạy, nhảy, leo trèo… Nếu trường học không chú trọng nhiều đến các buổi tập thể dục thể chất, cha mẹ nên chủ động kiến nghị với nhà trường điều chỉnh lại cho hài hòa giữa học tập và vận động, vui chơi.

Ngoài hoạt động ở trường, lớp, phụ huynh hãy khuyến khích các em đi bộ, đạp xe… mọi lúc có thể. Thêm nữa, trẻ cũng có thể tập thể dục thông qua việc giúp bố mẹ lau dọn nhà cửa, quét sân, chăm sóc thú cưng, dắt chó đi dạo hay rửa xe cùng bố… Tất cả những hoạt động này tưởng chừng như hết sức bình thường nhưng lại vô cùng có lợi với các bé: vừa giúp bé tăng cường thể lực, phát triển nhanh chóng; vừa giúp bé bước đầu hình thành cái gọi là tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, người thân.

Trong việc mua đồ chơi cho trẻ, phụ huynh cũng nên lựa chọn những thứ đồ kích thích trẻ vận động, thể dục nhiều hơn, chẳng hạn như xe đạp, giày trượt, ván trượt hoặc các dụng cụ thể thao chuyên dùng khác.

Cuối cùng và quan trọng nhất để trẻ chăm vận động là bạn hãy đóng vai trò một người bạn “đồng môn” của bé yêu trong khi tập thể dục nhé! Nếu có thời gian dù nhiều hay ít, bạn nên cùng chơi, cùng tập với chúng. Khi bạn đã trở thành tấm gương, hình mẫu lý tưởng cho các bé, chắc chắn rằng con bạn sẽ nỗ lực theo kịp bạn và dần tạo lập thói quen vận động thật tốt đấy!

Video liên quan

Chủ Đề