Trẻ sơ sinh bao lâu biết hóng

Đối với những bậc làm cha mẹ, mong muốn lớn nhất là được giao tiếp, thấu hiểu và chơi đùa cùng con. Chính vì thế, ngay từ khi các con chào đời, cha mẹ đã thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến quá trình biết nói của các bé. Cùng truy cập và theo dõi nhé!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh biết hóng chuyện

Hóng chuyện là một hoạt động hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ không giống với người trưởng thành. Do đó, dấu hiệu trẻ hóng chuyện nhanh là khi bé có những biểu hiện trên khuôn mặt như nhíu mày, mấp máy môi và có khi là bập bẹ thành những tiếng “a”, “ơ”,... hay mắt bé nhìn vào người đối diện khi chúng ta nói chuyện và chơi đùa với bé.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn rất nhạy với âm nhạc, đặc biệt là những bài nhạc mà bé đã được nghe trong bụng mẹ. Với những bé có tính hiếu động thì ngay khi chưa được 1 tháng tuổi, các bé đã có khả năng hướng về phía có âm thanh và nhìn xung quanh vị trí của mình.

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Không thể có câu trả lời cụ thể và chính xác về thời gian mà bé biết hóng chuyện vì mỗi bé sẽ có đặc điểm phát triển khác nhau. Theo một số khảo sát, thường thì trẻ em có khả năng hóng chuyện vào khoảng 4 - 5 tháng tuổi, mặc dù lúc này bé chưa có khả năng hiểu những gì bạn nói, nhưng trẻ sẽ tỏ vẻ thích thú hoặc ê a đáp lại khi cha mẹ làm trò, vui đùa hay bắt gặp những đồ vật nhiều màu sắc, phát ra tiếng kêu.

Khi được 6 đến 7 tháng tuổi, bé có thể phản ứng được với tiếng gọi tên mình và hình thành ngôn ngữ mẹ đẻ. Theo quan niệm của dân gian, các bé biết hóng chuyện sớm thì sẽ có tính cách lanh lẹ, hoạt ngôn và năng động. Còn theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc biết hóng chuyện sớm hay không sẽ không quyết định tới thời gian tập nói của bé.

Nếu trẻ biết hóng chuyện trễ hơn bạn cùng trang lứa từ 4 - 5 tháng thì các bố mẹ đừng quá lo lắng vì đây hoàn toàn là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu sau tháng thứ 6 mà bé vẫn không có dấu hiệu hóng chuyện thì bố mẹ hãy đưa bé đi kiểm tra nhé!

Từ 4 - 5 tháng tuổi trẻ bắt đầu biết hóng chuyện

Cách bố mẹ dạy trẻ hóng chuyện

Theo nhiều nghiên cứu, hành động của bố mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp của trẻ. Thực tế, trẻ có thể hiểu được những lời nói của cha mẹ trước khi biết nói từ rất lâu. Sau đây là một vài cách dạy trẻ hóng chuyện nhanh hơn mà chúng tôi đã tổng hợp để các bố mẹ tham khảo:

Nói chuyện với bé thường xuyên

Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để giao tiếp, chơi đùa và kể chuyện cho con nghe. Từ khi còn trong bụng mẹ đến lúc chào đời, những âm thanh từ giọng nói của cha mẹ sẽ giúp ích rất nhiều cho khả năng hình thành ngôn ngữ của bé.

Ngoài ra các bố mẹ có thể chơi trò "ú òa" với bé, nói chuyện khi cho bú, thay tã cho con,... hoặc hát cho bé nghe mỗi khi ru bé ngủ. Khi bé vui vẻ phát ra những âm thanh ê a thì bố, mẹ cũng nên đáp lại bé bằng những âm thanh tương tự để bé có cảm giác như bạn đang hiểu bé thật sự.

Cha mẹ nói chuyện với bé nhiều hơn để dạy bé biết hóng chuyện

Hãy lắng nghe khi bé đáp lại

Khi bé bắt đầu bập bẹ đáp lại, các cha mẹ đừng quay mặt đi chỗ khác mà hãy dùng ánh mắt yêu thương để bé biết rằng mình được lắng nghe. Điều này sẽ tạo thêm động lực cho bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Tránh trường hợp nhiều người trò chuyện với bé cùng lúc

Bố mẹ nên nói chuyện trực tiếp 1 - 1 với bé, nếu nhiều người nói cùng một lúc bé sẽ không biết dành sự chú ý của mình vào ai và đôi khi điều này sẽ khiến tâm lý của bé bị loạn, sợ hãi và quấy khóc.

Vui đùa với bé nhiều hơn

Việc vui đùa và trò chuyện với bé không những là niềm vui của cha mẹ mà nó cũng vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé. Lúc này, bộ não của bé còn non nớt và rất dễ đón nhận, ghi nhớ những âm điệu, ngôn ngữ mà cha mẹ truyền đạt.

Bố mẹ đóng vai trò khá lớn trong việc phát triển và hình thành tính cách, ngôn ngữ của bé, vì vậy việc bố mẹ cãi nhau hay quát mắng trước mặt trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến bé sau này, làm bé sợ hãi và không có cảm giác an toàn.

Tạo niềm vui cho bé là yếu tố quan trọng giúp bé phát triển toàn diện

Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết hi vọng sẽ giải đáp được cho bạn những thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện. Mỗi gia đình nên dành nhiều thời gian để quan sát và trò chuyện để hiểu con và giúp bé phát triển toàn diện hơn về cả sức khỏe và tinh thần.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Chúng ta vẫn thường nói “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” nhưng trên thực tế không phải như vậy. Vậy trẻ 2, 3, 4, 5, 6… tháng tuổi biết làm những gì là phát triển bình thường? Hãy cùng Mabio khám phá nhé!

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thính giác và vị giác nhạy bén nhưng thị giác lại rất kém. Trong thời gian này, trẻ chưa biết cười, chưa hóng chuyện được và phản ứng của bé khi bố mẹ trò chuyện không phải do bé biết tên của mình mà là bé đang phản ứng với âm thanh.

Trẻ sơ sinh một tháng tuổi biết nắm chặt ngón tay người lớn

– Nắm chặt ngón tay người lớn: Thật ra, việc này là do não bộ của bé chưa hoàn thiện khiến bàn tay không thể tự duỗi thẳng được, thành ra mỗi khi mẹ đưa ngón tay mình vào bàn tay bé, bé sẽ nắm rất chặt.

– Khóc, ăn, ngủ, đi vệ sinh và… chỉ cần trẻ làm tốt những việc đó thôi là đã quá tuyệt rồi.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biết làm gì?

– Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bắt đầu biết cười, nhất là những lúc được bố mẹ trò chuyện, ôm ấp. Trẻ thậm chí cười ngay cả khi ngủ.

– Trẻ nhìn rõ mọi thứ hơn do thị lực đã phát triển hơn, do đó trẻ thường đảo mắt nhìn theo cha mẹ hoặc những đồ vật có màu sắc sặc sỡ.

– Phản ứng tốt với âm thanh, biết hóng chuyện bằng cách quơ chân múa tay, cười, phát ra những âm thanh như a, ư.

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bắt đầu phân biệt được người lạ: Trẻ nhìn và ghi nhớ được nét mặt của cha mẹ, người thân trong nhà. Do đó khi người lạ lại gần và bế trẻ, trẻ có thể khóc.

– Biết nắm mở tay do não bộ đã bắt đầu phát triển toàn diện hơn.

– Hóng chuyện rất giỏi, phát ra nhiều âm thanh o, a, ư, ê và cười rất nhiều.

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi hóng chuyện rất giỏi

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi biết làm gì?

– Bàn tay linh hoạt: Trẻ 4 tháng tuổi có thể cầm chắc đồ đạc và khám phá chúng theo cách của riêng mình.

– Cứng cổ: Một số trẻ có thể kiểm soát phần đầu và cổ của mình khi được hơn 3 tháng tuổi một chút, nhưng đa số trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi mới thực sự “cứng cổ”. Một số trẻ khác lại cần nhiều thời gian hơn một chút, tuy nhiên không cần quá lo lắng.

– Lẫy: Phần lớn trẻ biết lẫy khi được 4 tuổi, thế nhưng nếu trẻ đã cứng cổ từ khi được hơn 3 tháng thì có thể biết lẫy sớm hơn.

– Chân rất khỏe: Nếu mẹ bế trẻ ở tư thế đứng và để chân trẻ chạm sàn, trẻ sẽ không ngừng búng chân nhảy nhót đó.

Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi biết làm gì?

– Ngồi: Trẻ được 5 tháng tuổi đã bắt đầu biết ngồi, nhưng nếu không có vật đỡ xung quanh như gấu bông, chăn gối thì trẻ hay bị ngã.

Trẻ bắt đầu biết ngồi khi được 5 tháng tuổi

– Tự lật người: Trẻ có thể tự lật cơ thể của mình từ ngửa sang sấp và ngược lại, đa số các trẻ đều coi đó là một trò chơi thú vị. Nhưng mẹ hãy lưu ý khi bé chơi đùa vì bé có thể ngã từ trên giường xuống đất và bị thương.

– Biết với đồ đạc: Trẻ có thể vươn tay ra để túm lấy những thứ mà mình muốn, sau đó chuyển từ tay này sang tay kia một cách dễ dàng. Lúc này, mẹ hãy cho trẻ đùa nghịch với những đồ chơi sặc sỡ để kích thích khả năng vận động của trẻ nhé!

Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi biết làm gì?

– Ngồi vững hơn: Nếu như khi được 5 tháng tuổi, trẻ chỉ tự ngồi được vài giây thì đến khi được 6 tháng, trẻ có thể tự ngồi từ một vài phút, nhưng vẫn sẽ có lúc bị ngã.

– Bò: Trẻ bắt đầu biết đẩy chân để cả thân mình tiến về phía trước, sau này khi lớn hơn, trẻ sẽ bò giỏi và thuần thục hơn.

– Kỹ năng ngậm nhai của miệng phát triển: Vì chuẩn bị cho giai đoạn ăn dặm nên lúc này, trẻ có thể đút mọi thứ vào miệng.

– Mọc răng: Cho dù 6 tháng rưỡi là độ tuổi phổ biến để mọc răng, nhưng một số trẻ có thể mọc răng sớm hơn với các biểu hiện như sốt, chảy nhớt nhiều, hay quấy khóc.

– Giao tiếp giỏi: Trẻ không chỉ ư, a, o như những tháng trước mà đã bắt đầu biết ma ma, ba ba, pa pa… Thế nhưng phải rất lâu sau trẻ mới biết nói thực sự.

Dựa vào những việc mà trẻ sơ sinh làm được theo từng tháng tuổi, cha mẹ sẽ biết được trẻ có phát triển bình thường hay không. Nếu nghi ngờ bé có những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để kịp thời phát hiện nguyên nhân nhé!

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP [số cấp phép 5553/2020/ĐKSP].

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc [hoặc đục] sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin [C, D,…] cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con [lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé].

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Nguồn: Mabio.vn

Video liên quan

Chủ Đề