Trích lục nhà đất là gì năm 2024

Trích lục bản đồ địa chính nhằm cung cấp, xác thực thông tin về đất đai. Để hiểu trích lục bản đồ địa chính là gì? Trường hợp nào cần trích lục bản đồ hãy xem quy định dưới đây.

Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Hiện nay, trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định về trích lục bản đồ địa chính nhưng lại không định nghĩa hay giải thích trích lục bản đồ địa chính là gì.

Theo Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính chứa những thông tin về thửa đất, gồm:

- Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh);

- Diện tích thửa đất;

- Mục đích sử dụng đất;

- Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;

- Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;

- Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.

Như vậy, trích lục bản đồ địa chính là một hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất.

Trích lục nhà đất là gì năm 2024

Trích lục bản đồ địa chính là gì? (Ảnh minh họa)

Trích đo địa chính thửa đất là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

Kết quả của trích đo địa chính là mảnh trích đo địa chính (đây là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo thửa đất). Trích đo địa chính là một trong những thành phần của hồ sơ trình UBND cấp huyện, tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất, hồ sơ giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất…

Các trường hợp cần trích lục, trích đo địa chính

1. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận

Theo điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.

2. Cấp lại Giấy chứng nhận

Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.

3. Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai

Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh thì trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai (theo điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

4. Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT khi nhận giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ.

- Trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

- Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.

5. Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định: Hồ sơ trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

6. Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất

Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ như hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất (Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc (Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).

Trong tất cả các loại hồ sơ trên đều phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

Kết luận:

- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất không phải là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất mà trích lục và trích đo địa chính phục vụ yêu cầu quản lý đất đai như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai.

Khi mua đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) mà chỉ có trích lục bản đồ, người mua sẽ gặp những rủi ro. Đó là những rủi ro nào? Cần phải làm gì để tránh những rủi ro đó?

Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Trích lục bản đồ địa chính là bản vẽ kỹ thuật, thể hiện thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí… của lô đất được thực hiện bởi tổ đo đạc.

Trích lục bản đồ địa chính gồm hai loại là trích lục bản đồ địa chính thửa đất và trích lục bản đồ địa chính khu đất. Trích lục bản đồ địa chính thửa đất chỉ thể hiện thông tin riêng của một thửa đất nhất định, còn trích lục bản đồ địa chính khu đất thể hiện thông tin của một thửa đất và một khu vực đất.

Trích lục nhà đất là gì năm 2024

Trích lục bản đồ địa chính thửa đất

Việc trích lục giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền về đất đai như tặng cho, mua bán, thừa kế đất đai… Đồng thời giúp cho Nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình quản lý đất đai, trong tiến hành các thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, trích lục bản vẽ chỉ là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp đất đai; không được xem là một văn bản pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất.

Do đó, nếu mua đất chỉ có trích lục bản vẽ mà chưa có sổ đỏ, người mua sẽ không có căn cứ pháp lý để chứng minh quyền sử dụng thửa đất đó.

Trong trường hợp, người mua vẫn nhất quyết mua lô đất đó sẽ gặp rủi ro gì?

Rủi ro khi mua đất chưa có sổ đỏ

Theo Bộ Luật dân sự 2015, nhà đất là một trong các tài sản phải đăng ký quyền sử dụng. Việc chuyển nhượng tài sản này bắt buộc phải lập thành văn bản và công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sau đó, người nhận chuyển nhượng có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng để đăng ký quyền sử dụng tài sản trước khi sang tên và phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính có liên quan đến tài sản.

Căn cứ theo Điều 40 Luật Công chứng 2014, văn phòng công chứng chỉ chứng nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Do đó, đối với trường hợp chuyển nhượng mà chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức chỉ có hợp đồng bằng giấy viết tay và không được công chứng từ các cơ quan có thẩm quyền thì người nhận chuyển nhượng sẽ gặp nhiều rủi ro dưới đây.

  • Người nhận chuyển nhượng sẽ gặp khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc nhà đất, dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro trong giao dịch như xây nhà trên đất lấn chiếm, đất đang có tranh chấp, đất nông nghiệp, đất đang có quyết định thu hồi hoặc kê biên tài sản.
  • Khi giá đất tăng lên, người chuyển nhượng sẽ kiện người nhận chuyển nhượng ra tòa và yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng. Khi đó người nhận chuyển nhượng sẽ bị thiệt do không có giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất.
  • Nếu tranh chấp xảy ra, khi hợp đồng vô hiệu thì các bên sẽ khôi phục hiện trạng ban đầu và bên gây thiệt hại tài sản phải bồi thường cho bên còn lại. Bên gây thiệt hại thường là bên nhận chuyển nhượng vì trong quá trình sử dụng tài sản sẽ ít nhiều sẽ bị hư hại, xuống cấp.
  • Người nhận chuyển nhượng cũng không thể thế chấp vay vốn ngân hàng khi cần huy động vốn cho trường hợp khẩn cấp.
  • Người nhận chuyển nhượng sẽ phải đối mặt với tranh chấp bất cứ lúc nào.

Cách tránh rủi ro khi mua đất chưa có sổ đỏ

Khi nhận chuyển nhượng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng, người nhận chuyển nhượng cần làm một số việc để hạn chế rủi ro:

Trích lục thửa đất là như thế nào?

Trích lục thửa đất là gì? Trích lục thửa đất hay bản đồ địa chính được giải thích cụ thể tại khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013 theo đó trích lục thửa đất là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Xin trích lục thửa đất mất bao lâu?

Theo quy định trên thì thời gian giải quyết xin trích lục thửa đất là trong ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được hồ sơ yêu cầu nếu thời gian nộp hồ trước 15 giờ, thời gian nộp hồ sơ sau 15 giờ thì thời gian giải quyết cấp trích lục thửa đất là ngày làm việc tiếp theo.

Trích lục thửa đất tiếng Anh là gì?

English translation: cadastral extract/cadastral excerpt/extract of cadastral survey.

Trích lục bản đồ địa chính gồm những gì?

Nội dung thể hiện trong trích lục..

Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất;.

Diện tích thửa đất;.

Mục đích sử dụng đất;.

Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;.

Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;.

Bản vẽ thửa đất..