Triển vọng của ngành hướng dẫn viên du lịch

Ngành Hướng dẫn viên du lịch là gì ? học những gì ? Là những thắc mà chắc chẵn các bạn thí sinh trước khi quyết định gắn bó lâu dài với ngành học triển vọng này suy nghĩ, Mục tư vấn tuyển sinh Trường cao đẳng công nghệ và thương mại Hà Nội sẽ giúp các bạn giải đáp được những câu hỏi này.

Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, ngành Du lịch Việt Nam đã hội tụ điều kiện để có thể khẳng định rõ vị thế là một ngành kinh tế quan trọng. Hoạt động du lịch diễn ra sôi động từ đô thị tới nông thôn, từ vùng ven biển, hải đảo đến vùng núi, cao nguyên… Các hoạt động du lịch đã và đang đóng góp hiệu quả cho công cuộc hiện đại hóa đất nước, đồng thời có vai trò tích cực trong xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước với nền văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc đến bạn bè quốc tế trong quá trình giao lưu hội nhập quốc tế.

Học ngành du lịch ở đâu tốt nhất ?

Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đã  cho thấy một triển vọng tích cực của du lịch Việt Nam, qua những con số như: tổng thu từ khách du lịch tăng lên 18 – 19 tỷ USD vào năm 2020, đóng góp vào GDP tăng 6,5 – 7% với 42,5 tỷ USD trong thu hút vốn đầu tư.

Tuyển sinh cđ du lịch

Bạn là người năng động, tự tin, giỏi xử lý tình huống, có đam mê khám phá những điều mới lạ, thích trải nghiệm và ước mơ đặt chân đến nhiều nơi trên thế giới thì ngành Hướng dẫn viên du lịch chính là sự lựa chọn đúng đắn để đăng ký xét tuyển tại Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.

Ngành Hướng dẫn viên du lịch là gì ?

Hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để giới thiệu và giải thích cho du khách các di sản văn hóa cũng như thiên nhiên của một vùng cụ thể được các cơ quan liên quan công nhận. Nói cách khác, hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện các điều khoản được ký kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ lữ hành, giúp doanh nghiệp lữ hành thu được lợi nhuận kinh tế và giúp du khách hiểu biết thêm về điểm đến [điểm tham quan] thông qua chuyến đi và bài giới thiệu.

Hướng dẫn viên du lịch là ngành học năng động, bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch, sự kiện liên quan đến du lịch…

Ngành hướng dẫn viên du lịch đáp ứng xu hướng phát triển kinh tế xã hội

Hơn nữa, ngành hướng dẫn viên du lịch được xem là ngành “công nghiệp không khói”, một ngành kinh tế mũi nhọn và giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Ngành Hướng dẫn viên du lịch học những gì ?

Học ngành Hướng dẫn viên du lịch, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức tổng quan về du lịch như: địa lý du lịch, văn hóa, khoa học quản lý, quản trị kinh doanh, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế, các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch. trường cao đẳng du lịch

Sinh viên còn được trang bị các kỹ năng quản lý, điều hành và giám sát các nghiệp vụ cơ bản trong các đơn vị kinh doanh du lịch, tham gia điều chỉnh và thực hiện các chiến lược, dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chính sách tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện các nghiên cứu độc lập có tính thực tiễn trong du lịch, tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy về du lịch.

Ngoài những kiến thức chuyên môn được học để phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai, các bạn sẽ được tiếp cận với các môn học thực tế như: Văn hóa tổ chức, Kinh tế du lịch, Văn hóa du lịch, Marketing du lịch, Phong tục – tập quán – lễ hội – truyền thống, Du lịch tôn giáo – tín ngưỡng, Quản trị lữ hành, Địa lý du lịch, Quản trị sự kiện, Hướng dẫn du lịch, Giao tiếp và lễ tân ngoại giao, PR và truyền thông cho sự kiện…

Xét tuyển ngành Hướng dẫn viên du lịch như thế nào ?

Cao đẳng du lịch hà nội tuyển sinh

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng của ngành du lịch, Trường cao đẳng công nghệ và thương mại Hà Nội là địa chỉ đào tạo uy tín dành cho các bạn sinh viên yêu thích ngành này với chương trình học nghiêng về thực hành là chủ yếu. Với phương thức xét tuyển kết quả học bạ lớp 12 THPT và theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia đem tới cho các thí sinh nhiều cơ hội học tập và trải nghiệm với ngành học thú vị này.

Tại HTT, chương trình đào tạo thiết kế theo mô hình chất lượng cao, tài liệu giảng dạy thường xuyên được cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế, sinh viên được đào tạo nâng cao năng lực quản lý – điều hành, kỹ năng giải quyết những tình huống phát sinh trong thực tế một cách nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp. Không chỉ được trang bị bài bản các kiến thức chuyên ngành mà các bạn còn được chú trọng đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng mềm không kém quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm …học du lịch ở đâu ?

Liên hệ và nộp hồ sơ xét tuyển học bạ THPT ngành Hướng dẫn viên du lịch tại Hà nội

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội [Đối diện ĐH Thương Mại]

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email:

 Website chính thức| //htt.edu.vn/

 Fanpage chính thức| //www.facebook.com/htt.edu.vn/

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

[ninja_form id=5]

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Ngành du lịch - Đâu phải chỉ là "hướng dẫn viên"

02/05/2022 23:15

Khi nói đến ngành du lịch, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hướng dẫn viên. Tuy nhiên, ngành du lịch - đâu phải chỉ là "hướng dẫn viên"; nó còn rất nhiều vị trí công việc khác nữa và hứa hẹn sẽ là một trong những ngành nghề tiềm năng trong tương lai cho các bạn trẻ năng động, nhiệt huyết.

Ngành du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Những khoản đầu tư lớn và sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng đã giúp cho việc tiếp cận với các địa điểm du lịch trên cả nước dễ dàng hơn. Nhờ có nền văn hóa lâu đời và vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho những khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Triển vọng phát triển của ngành du lịch trong tương lai

1. Xu hướng phát triển ngành du lịch

Ngành du lịch Việt Nam đã tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc trong những năm vừa qua. Năm 2018, tổng lượt khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam là gần 15,5 triệu người, tăng 20% so với năm 2017. Năm 2019, con số này đã đăng lên 18 triệu, tăng 16,2%. Ba tháng đầu năm 2020, mặc dù bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 3,7 triệu người. Con số này tuy có giảm nhưng vẫn là một yếu tố tích cực, khả quan trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng do đại dịch Covid-19.
Ngành du lịch đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, số lượng lao động có đủ trình độ đã không còn đủ để phục vụ số lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh. Các trường đào tạo ngành du lịch cũng chỉ mới đáp ứng được 60% yêu cầu, dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực trong ngành du lịch.
Nước ta có trên 14,800 hướng dẫn viên quốc tế và 8,600 hướng dẫn viên nội địa. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ chỉ làm việc tại một số địa điểm du lịch nổi tiếng. Tỷ lệ giữa khách du lịch và hướng dẫn viên ở Việt Nam vẫn cao gần như gấp đôi tỷ lệ trung bình của thế giới.
Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do chất lượng đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, phần lớn các sinh viên vẫn sẽ phải trải qua một khóa đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ nữa trong các doanh nghiệp. Điều này đã đặt ra yêu cầu cho các đơn vị đào tạo và bản thân những người theo đuổi ngành du lịch phải tập trung nhiều hơn nữa để trau dồi vốn ngoại ngữ, kỹ năng mềm, chuyên môn nghiệp vụ và cả sự chuyên nghiệp để có thể đáp ứng kỳ vọng của nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế.
Chính phủ đặt mục tiêu đặt mục tiêu cho ngành du lịch tạo doanh thu 45 tỷ USD vào năm 2025, tăng mức đóng góp của ngành trong GPD lên trên 10% và tạo ra khoảng 6 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động. Vì thế, cơ hội làm việc cho những người đam mê ngành du lịch là rất lớn nếu như họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, đặc biệt là ngoại ngữ.

2. Ngành du lịch - Đâu chỉ là "hướng dẫn viên"

Khi nói đến ngành du lịch, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hướng dẫn viên. Tuy nhiên, ngành này còn bao gồm nhiều vị trí công việc hơn thế nữa. Ngành du lịch được chia thành 5 lĩnh vực chính, bao gồm dịch vụ lưu trú, thực phẩm và đồ uống, giải trí và kinh doanh vận chuyển khách du lịch. 5 lĩnh vực này cũng sẽ tạo ra rất nhiều việc làm khác nhau, từ nhân viên cho tới quản lý, giám sát.

2.1. Vị trí nhân viên

Nhân viên là những người làm việc trực tiếp với khách hàng. Hầu hết mọi người đều bắt đầu sự nghiệp trong ngành du lịch từ các vai trò này [bao gồm cả nhân viên part-time và full-time]:

  • Bartender.

Việc làm Bartender

  • Hướng dẫn viên du lịch.

Việc làm hướng dẫn viên du lịch

  • Đầu bếp.

Việc làm Đầu Bếp

  • Nhân viên kinh doanh tour du lịch.

Việc làm Nhân viên Kinh doanh Tour Du lịch

2.2. Vị trí giám sát

Sau vài năm làm việc và thăng tiến, bạn có thể đảm nhiệm các vai trò giám sát với nhiệm vụ phân công công việc, chia ca, giám sát trực tiếp, tuyển dụng nhân viên... Những vị trí giám sát phổ biến trong ngành du lịch là:

  • Giám sát nhà hàng.

Việc làm giám sát nhà hàng

  • Quản lý khách sạn.

Việc làm quản lý khách sạn

  • Quản lý tổ chức sự kiện [event planner].

Việc làm quản lý tổ chức sự kiện

  • Tổ trưởng, giám sát bếp.

Việc làm giám sát bếp

2.3. Vị trí quản lý

Làm quản lý, bạn sẽ phụ trách lập ngân sách, phân tích, lên kế hoạch và giám sát việc thực hiện để đảm bảo mọi nhân viên đều phát huy được hết năng lực của mình cũng như tăng doanh số cho doanh nghiệp. Những vai trò phổ biến gồm có:
  • Giám đốc Marketing.

Việc làm Giám Đốc Marketing

  • Bếp trưởng.

Việc làm Bếp Trưởng

  • Giám đốc bộ phận lưu trú.

2.4. Vị trí điều hành

CEO hay giám đốc bộ phận của các phòng ban trong nhà hàng, khách sạn, giám đốc khu vực,... như:

  • Điều hành tour.

Việc làm Điều hành Tour

  • Giám đốc khách sạn.

Việc làm giám đốc khách sạn

  • Giám đốc chuỗi nhà hàng khu vực.
  • Giám đốc điều hành trung tâm hội nghị.
  • Giám đốc công ty lữ hành.

Ngoài hướng dẫn viên, ngành du lịch còn nhiều vị trí việc làm khác

3. Mức lương ngành du lịch

Mức lương ngành du lịch phụ thuộc vào loại hình công việc, trình độ, bằng cấp và đặc biệt là kinh nghiệm của người lao động. Rất nhiều người làm trong ngành này coi tiền tip của khách là một trong những nguồn thu nhập chính của họ. Ngoài ra, hầu hết các công ty du lịch và dịch vụ đều có chế độ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm và nhiều khoản phụ cấp khác cho người lao động.
Một số vị trí ngành du lịch phổ biến có mức thu nhập như sau:

  • Hướng dẫn viên du lịch: Lương khởi điểm từ 4 - 7,2 triệu đồng/tháng, lương trung bình từ 9,4 - 11,5 triệu/tháng, cao nhất khoảng 20 triệu/tháng. Tuy nhiên, hướng dẫn viên có thể làm việc tự do [không có lương cứng nhưng công tác phí cao hơn] và có thêm tiền hoa hồng khi khách mua sắm, chi tiêu.
  • Nhân viên kinh doanh tour: Lương khưởi điểm của bạn sẽ từ 3 - 5 triệu/tháng, tăng lên trung bình khoảng 6 - 11 triệu đồng/tháng cộng thêm tiền doanh số bán tour, thường thì sẽ đạt thu nhập 15 - 20 triệu/tháng hoặc cao hơn.
  • Nhân viên phục vụ [nhà hàng, khách sạn]: Thu nhập tùy vào hình thức làm việc, thời gian làm việc và nhà hàng, khách sạn cụ thể [quy mô]. Lương khởi điểm từ 1,5 - 4,2 triệu/tháng, cao nhất khoảng 10 triệu/tháng. Ở các nhà hàng và khách sạn cao cấp sẽ được chia phần trăm phí dịch vụ, thêm khoảng 3 - 5 triệu/tháng.
  • Lễ tân khách sạn: Lương thấp nhất của nhân viên lễ tân là 2 - 5,4 triệu/tháng, trung bình khoảng 6,3 - 7,4 triệu/tháng, cao nhất là 20 triệu/tháng.
  • Đầu bếp: 5 - 8 triệu đồng/tháng, 15 - 20 triệu đồng/tháng trong các nhà hàng, khách sạn lớn.
  • Bartender: 5 - 10 triệu đồng/tháng.
  • Điều hành tour: 18 - 20 triệu đồng/tháng.
  • Quản lý nhà hàng: 15 - 45 triệu đồng/tháng.
  • Bếp trưởng: 18 - 40 triệu đồng/tháng.
  • Giám đốc chuỗi nhà hàng khu vực: Lên đến 100 triệu đồng/tháng.

4. Thời gian thử việc ngành du lịch

Thời gian thử việc ngành du lịch nói chung, kể cả trong các công ty du lịch lữ hành hay nhà hàng khách sạn, thường là 60 ngày. Mỗi người lao động chỉ thử việc một lần cho một vị trí và sẽ được hưởng mức lương 85% lương chính thức. Sau khi thử việc, những nhân viên đạt yêu cầu sẽ được ký hợp đồng lao động chính thức 3 ngày trước khi kết thúc thử việc.
Ngược lại, những người không đủ khả năng và trình độ sẽ chấm dứt công việc ngay khi kết thúc thời gian thử việc. Tuy nhiên, thời gian thử việc này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tính chất công việc, khả năng đáp ứng công việc thực tế của ứng viên, thỏa thuận giữa hai bên,....

5. Những thách thức khi theo đuổi ngành du lịch

Nếu đã xác định theo ngành du lịch thì bạn cần phải có những hiểu biết kỹ lưỡng về ngành này. Ngành du lịch có mức lương khá cao nhưng cũng không ít sự vất vả. Nhân viên ngành du lịch sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như:

  • Mức thu nhập không ổn định: Đây thực sự là một điều khiến nhiều người phải đắn đo, suy nghĩ khi quyết định theo đuổi ngành này, đặc biệt là những người làm hướng dẫn viên. Không có gì để đảm bảo chắc chắn họ sẽ có một mức thu nhập ổn định, nhất là trong mùa thấp điểm. Ngoài ra, đối với những người làm cộng tác viên bán tour du lịch hay hướng dẫn viên part-time thì cũng sẽ không có chế độ đãi ngộ tốt như đóng bảo hiểm, phụ cấp,...

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi ngành du lịch

  • Phải làm việc gần như 24 giờ mỗi ngày: Nếu như bạn cho rằng nghề du lịch chỉ làm việc 8 tiếng mỗi ngày thì bạn đã hoàn toàn sai. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ trong suốt cuộc hành trình của khách hàng. Khách hàng có thể gặp vấn đề bất cứ khi nào và những người hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, điều hành tour,... sẽ phải đứng ra giải quyết giúp họ.
  • Khó cân bằng giữa cuộc sống và công việc: Một trong những vấn đề của người làm trong ngành du lịch là khó có thể cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Người làm nghề dịch vụ sẽ thường phải đi làm vào cuối tuần, ngày nghỉ. Họ sẽ thường xuyên phải vắng mặt trong các sự kiện quan trọng như đám cưới của bạn bè, sinh nhật người thân,...
  • Phải đến một nơi nhiều lần: Được đi du lịch thường xuyên có thể là ao ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, mọi việc sẽ hoàn toàn thay đổi nếu như bạn phải đến một nơi quá nhiều lần. Đối với hướng dẫn viên, sẽ rất khó để họ lấy lại cảm xúc và sự hứng thú về một địa điểm cụ thể khi thuyết trình về nó cho khách du lịch quá nhiều và họ gần như thuộc lòng bài thuyết trình.

MỤC LỤC:
1. Xu hướng phát triển ngành du lịch
2. Ngành du lịch - Đâu chỉ là "hướng dẫn viên"
3. Mức lương ngành du lịch
4. Thời gian thử việc ngành du lịch
5. Những thách thức khi theo đuổi ngành du lịch

Đọc thêm: ​Thu nhập của Điều hành tour du lịch có cao không? gồm những khoản nào?

Đọc thêm: ​Top website tìm việc ngành du lịch tốt nhất

Video liên quan

Chủ Đề