Triết học mác lênin quan niệm vận động là

Để hiểu rõ quan điểm của triết học Mác- Lê nin về vật chất, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Quan điểm của Triết học Mác-Lê nin về vật chất.

+ Thời kỳ cổ đại thì các nhà triết học đã đồng nhất vật chất với dạng vật chất cụ thể, như Talet đã cho rằng vật chất là nước… Quan điểm này chỉ mang tính chất trực quan, cảm tính. Nó chỉ có tác dụng chống lại CNDT và tôn giáo

+ Thời kỳ cận đại thế kỷ XVII-XVIII: thời kỳ này thì các nhà triết học đã đồng nhất vật chất với thuộc tính của vật chất, như Niutơn đã cho rằng khối lượng là vật chất… Quan điểm này mang tính chất siêu hình, máy móc.

+ Quan điểm của triết học Mac-Lênin về vật chất: Lênin cho rằng vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

Trước hết vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của con người và không phụ thuộc vào ý thức. Đây chính là nội dung quan trọng nhất của quan điểm về vật chất. Không phải là khi con người ý thức được một cái gì đó thì nó là vật chất mà vật chất là cái đã tồn tại một cách khách quan, như là trước khi các nhà vật lý tìm ra các tia phóng xạ thì chúng đã tồn tại rồi,…

+ Thứ hai là con người có thể cảm giác được sự tồn tại khách quan của vật chất. Nếu cái gì đó mà con người không thể cảm giác được thì nó không phải là vật chất, vật chất nó luôn tồn tại trước ý thức của con người nhưng con người luôn có thể cảm giác được nó.

+ Thứ ba là ý thức của con người chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực. Những điều kiện vật chất cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà nó quyết định tới việc hình thành lên ý thức của con người.

Trên đây chúng ta đã phân tích những nội dung của quan điểm triết học Mac-Lênin về vật chất, tiếp sau chúng ta sẽ phân tích ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm đó:

+ Nó đã giải quyết triệt để hai mặt trong một vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

+ Khắc phục hạn chế sai lầm của CNDV trước Mác về phạm trù vật chất: bác bỏ phủ nhận quan điểm của CNDT và tôn giáo về vấn đề này.

+ Nó tạo cơ sở cho các nhà triết học duy vật biện chứng xây dựng quan điểm vật chất trong lĩnh vực đời sống xã hội.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.

Nội dung của khái niệm vận động :

+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất , là thuộc tính cố hữu của vật chất, có nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động, thông qua vận động để biểu hiện sự tồn tại của mình. Khi chúng ta nhận thức được sự vận động của vật chất là lúc chúng ta biết được bản chất của ý thức.

+ Vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi mà nó tồn tại vĩnh viễn. Điều này có được là do vật chất là vô tận, vô hạn, không sinh ra không mất đi và vận động là một thuộc tính không thể tách rời vật chất. Nó được thể hiện bằnh định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng năng lượng trong vật lý.

+ Nguồn gốc của vận động là do bản thân sự vật hiện tượng quy định hay tự thân vận động. Sự tự thân vận động đó được tạo nên bởi sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân tố nội tại của bản thân vật chất.

Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số hình thức vận động:

  • Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí các vật thể trong không gian
  • Vận động vật lý: là vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử,…
  • Vận động hoá học: là vận động của các nguyên tử, các quá trình hoà hợp và phân giải các chất.
  • Vận động sinh học: là quá trình trao đổi chất của cơ thể sống với con người.
    Vận động xã hội: là sự thay đổi, thay thếcác quá trình xã hội của các hình thái kinh tế xã hội. Giữa các hình thái vận động có trình độ cao thấp khác nhau, chúng ta không thể mang hình thức vận động cao để giải thích cho hình thức vận động thấp hơn. Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở của hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Mỗi sự vật luôn luôn có nhiều hình thức vận động khác nhau nhưng nó chỉ được đặc trưng bởi một hình thức vận động cơ bản mà thôi.

    Trên đây là nội dung về quan điểm của triết học Mác -Lê nin về vật chất. Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn đọc có thắc mắc, vui lòng liên hệ qua Website: accgroup.vn

✅ Thủ tục:⭕ Cụ thể - Chi tiết
✅ Dịch vụ:⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo:⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ:⭐ Toàn quốc
✅ Hotline:⭕ 1900.3330

Vận động là một phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ về một phương thức tồn tại của vật chất [cùng với cặp phạm trù không gian và thời gian], đó là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian [hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất] mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình.

Ăng ghen, người đã phân tích và phát triển phạm trù vận động

Theo Engels thì vận động phải được hiểu theo nghĩa chung nhất tức là một quá trình bao trùm từ sự thay đổi đơn giản đến thay đổi tư duy.

Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
— Engels[1][2]

Với tính chất là sự biến đổi nói chung, thì vận động "là thuộc tính cố hữu của vật chất" và "là phương thức tồn tại của vật chất"[3] có nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động [là phương thức của vật chất]. Theo Ph.Ăng-ghen thì: Vật chất mà không vận động là điều không thể quan niệm được. Vận động là sự biến đổi nói chung không phụ thuộc vào tính chất, khuynh hướng hay kết quả của nó. Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu hiện, bộc lộ sự tồn tại của mình.[4]

Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình, khi con người nhận thức được những hình thức vận động của vật chất, qua đó nhận thức được bản thân vật chất. Vận động là sự tự thân vận động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất [là thuộc tính cố hữu của vật chất]. Theo Ăng-ghen, vận động của vật chất do tác động qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận khác nhau của bản thân sự vật, "sự tác động qua lại đó chính là sự vận động".[5]

Quan niệm về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản: Tất cả những gì cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì nay đã trở thành nhất thời, và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một vòng tuần hoàn vĩnh cửu
— Engels[6]

Dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại lúc đang sinh sống, Engels đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản [xếp từ đơn giản đến phức tạp]. Đó là:

Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Nhưng các hình thức vận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Ví dụ: Trong vận động vật lý thì bao gồm vận động cơ học, trong vận động hóa học thì bao gồm vận động vật lý và trong vận động sinh học bao gồm vận động hóa học và vận động xã hội bao gồm vận động sinh học cũng như tất cả các vật động nêu trên. Tuy nhiên vận động cơ học không thể bao gồm vận động xã hội.

Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất. Từ vận động cơ học đến vận động xã hội là sự khác nhau về trình độ của sự vận động, những trình độ này tương ứng với trình độ của các kết cấu vật chất. và trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Dù vậy, bản thân sự tồn tại của sự vật đó thường đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản.

Chính bằng sự phân loại các hình thức vận động cơ bản, Engels đã góp phần đặt cơ sở cho sự phân loại các khoa học tương ứng với đối tượng nghiên cứu của chúng và chỉ ra cơ sở của khuynh hướng phân ngành và hợp ngành của các khoa học.

Ngoài ra, quá trình vận động còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im. Theo quan điểm của triết học Mác - Lenin thì đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động đó là sự vận động trong trạng thái cân bằng, tức là những tính chất của vật chất chưa có sự biến đổi về cơ bản. Đứng im chỉ là hiện tượng tương đối và tạm thời. Theo Engels thì "mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời"[7]

  • Đứng im là tương đối, vì trước hết hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi quan hệ cùng một lúc.
  • Đứng im chỉ xảy ra với một hình thái vận động trong một lúc nào đó, chứ không phải với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc.
  • Đứng im chỉ biểu hiện của một trạng thái vận động, đó là vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, biểu hiện thành một sự vật nhất định khi nó còn là nó chưa bị phân hóa thành cái khác. Chính nhờ trạng thái ổn định đó mà sự vật thực hiện được sự chuyển hóa tiếp theo.

Đứng im còn được biểu hiện như một quá trình vận động trong phạm vi chất của sự vật còn ổn định, chưa thay đổi. Theo Engels thì "vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vậnđộng toàn bộ phá hoại sự cân bằng riêng biệt"[8]

  • Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004
  • Nhập môn Marx, Rius [Eduardo del Rio], người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006
  • Một số vấn đề Triết học Mác – Lenin: Lý luận và thực tiễn [tái bản có bổ sung], Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Triết học Mác – Lenin [tập II], Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 [xuất bản lần thứ ba]
  • Triết học Mác – Lenin [tập III], Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 [xuất bản lần thứ ba]
  • Triết học Mác – Lenin [tập II], Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 1996

  1. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 519
  2. ^ Ph. Ăng-ghen, Biện chứng của tự nhiên, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1971, trang 2
  3. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 89
  4. ^ Triết học Mác – Lenin, chương trình cao cấp, tập II, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1994, trang 14
  5. ^ Ph.Ăng-ghen: Biện chứng của tự nhiên, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1971, trang 94
  6. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 471
  7. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 741
  8. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 740

Video liên quan

Chủ Đề