Trình bày đặc điểm của một thị trường mới nổi


Dòng vốn đảo ngược

Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào trái phiếu và cổ phiếu thị trường mới nổi trong quý này với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2013, một sự đảo ngược hoàn toàn so với đợt tháo chạy kỷ lục vào thời điểm COVID-19 mới bắt đầu bùng phát. Dòng tiền này được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2021.

Số liệu từ Viện Tài chính Quốc tế [IIF] cho thấy hơn 95 tỉ USD đã rời khỏi thị trường trái phiếu và cổ phiếu mới nổi vào tháng 3, theo sau đó là dòng vốn ồ ạt qua biên giới khiến tổng lượng vốn tháo chạy lên tới 243 tỉ USD trong 4 tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng COVID-19. Sau đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại, dù ban đầu có phần chậm chạp nhưng đã tăng tốc lên mức 145 tỉ USD chỉ riêng tháng 11.2020, theo IIF. Cũng trong tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót gần 37 tỉ USD vào nợ thị trường mới nổi và 40 tỉ USD vào cổ phiếu.

Jonathan Fortun Vargas, chuyên gia kinh tế tại IIF, cho rằng quý IV/2020 sẽ là quý ghi nhận dòng chảy mạnh nhất vào các tài sản thị trường mới nổi kể từ quý I/2013 - thời điểm trước khi diễn ra sự kiện “taper tantrum” [chỉ sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền các nền kinh tế mới nổi, do nhà đầu tư quốc tế rút vốn sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] cho biết chuẩn bị thắt chặt chính sách nới lỏng định lượng].

 

“Sự tháo chạy của dòng tiền khỏi các thị trường mới nổi giờ đã là chuyện quá khứ. Dòng vốn tích cực này sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới”, Jonathan Fortun Vargas nhận định. Năm 2020, các giải pháp nới lỏng tiền tệ quyết liệt của FED nhằm đối phó với đại dịch đã thúc đẩy tài sản tài chính trên khắp thế giới.

FED và ngân hàng trung ương các nước phát triển khác đã bơm ước tính 7.500 tỉ USD vào thị trường tài chính toàn cầu trong suốt cuộc khủng hoảng COVID-19, theo IMF. Theo đó, các thị trường cổ phiếu và trái phiếu mới nổi, đặc biệt là thị trường trái phiếu, đều ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ khi nhà đầu tư  quốc tế săn tìm mức sinh lời trong bối cảnh lãi suất tại các nước phát triển đang ở mức thấp kỷ lục. Số liệu từ EPFR, tổ chức theo dõi dòng vốn chảy vào các quỹ tương hỗ và quỹ ETF, cũng ghi nhận câu chuyện tương tự.

Theo giới phân tích, đó là nhờ mức định giá hấp dẫn của các cổ phiếu thị trường mới nổi so với cổ phiếu thị trường phát triển, cũng như triển vọng kinh tế cải thiện nhờ sự xuất hiện sớm hơn dự kiến vaccine COVID-19, bên cạnh các chính sách nới lỏng tiền tệ trên khắp thế giới nhằm vực dậy nền kinh tế.

Trái phiếu cũng leo lên mức cao kỷ lục, trong khi các chỉ số chứng khoán và tiền tệ đều ở mức cao nhất trong hơn 2 năm. Ảnh: Xinhua 

Trợ lực lớn chưa từng có

Có thể thấy, sau khi chao đảo vào nửa đầu năm 2020, các thị trường mới nổi đã khởi sắc trở lại nhờ những đột phá về vaccine COVID-19 giúp tiếp sức cho các tài sản rủi ro. Trái phiếu cũng leo lên mức cao kỷ lục, trong khi các chỉ số chứng khoán và tiền tệ đều ở mức cao nhất trong hơn 2 năm.

Cuộc khảo sát của Bloomberg đối với 63 nhà đầu tư, chiến lược gia và nhà giao dịch cho thấy niềm tin vào vaccine COVID-19 sẽ là động lực lớn nhất thúc đẩy thị trường trong năm 2021, vượt qua nỗi lo ngại về tình trạng thâm hụt tài khóa của các chính phủ [do triển khai các gói kích thích kinh tế hào phóng nhằm đối phó COVID-19] và triển vọng kinh tế của Trung Quốc.

 

“Khi các nền kinh tế tái mở cửa, vaccine được đưa đến người dân và khẩu vị ưa thích rủi ro quay lại, 2021 có thể là năm cực kỳ thành công của các thị trường mới nổi, đặc biệt nếu đồng USD tiếp tục suy yếu”, Christopher White, nhà quản lý quỹ cổ phiếu tại Somerset Capital Management, cho biết. Ông nói thêm: “Thâm hụt tài khóa chưa từng có tiền lệ của Mỹ cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ quá hào phóng đang gây sức ép lên đồng USD. Đây chính là trợ lực lớn cho nhiều nền kinh tế mới nổi”.

Jacob Grapengiesser, đối tác tại East Capital, cũng cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ tỏa sáng về triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2021 trong khi Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Thái Lan và Malaysia sẽ hưởng lợi từ sự khởi sắc của ngành du lịch. Việc giá dầu tăng lên cũng sẽ có ý nghĩa tích cực đối với Nga và Brazil, vốn đã xập xình suốt năm 2020, ông nói thêm. MSCI ghi nhận thị trường cổ phiếu của 2 nước này đã giảm lần lượt 18% và 21% trong năm 2020, so với mức tăng hơn 14% của các cổ phiếu thị trường mới nổi nói chung [theo giá USD].

Nhưng một số chuyên gia cũng khuyến cáo sự hào hứng được tiếp sức bởi dòng tiền dư thừa tìm kiếm các khoản đầu tư sinh lợi và tâm lý lạc quan về khả năng chấm dứt đại dịch với sự xuất hiện của vaccine có thể sẽ phai nhạt. “Trạng thái phấn khích này được thúc đẩy bởi cuộc đổ xô tìm kiếm mức sinh lời. Trung Quốc đang phục hồi và người ta đã chuyển sự hào hứng này sang các thị trường mới nổi còn lại. Thế giới đã và đang tung ra nhiều gói kích thích kinh tế và thị trường mới nổi tự nhiên trở thành điểm đến của các nhà đầu tư muốn kiếm lời”, Omotunde Lawal, đứng đầu bộ phận nợ doanh nghiệp thị trường mới nổi ở Barings, nhận định.

Bà Lawal nói thêm: “Sự thật sẽ hiển bày vào năm 2021. Mọi người sẽ nhận ra rằng tăng trưởng cao hơn là bởi vì điểm xuất phát thấp. Trên thực tế, sẽ không có chuyện quay trở lại bình thường như trước đây”.


Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều mô hình kinh tế khác nhau như: nền kinh tế tự nhiên; kinh tế tự cung, tự cấp; kinh tế hàng hóa giản đơn; kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp; kinh tế thị trường [kinh tế hàng hóa đã phát triển ở trình độ cao]. Mỗi một mô hình kinh tế có những nét đặc trưng riêng, có vai trò nhất định đối với sự phát triển của xã hội loài người.

Trong tiến trình phát triển đó, các mô hình kinh tế luôn có sự vận động và hoàn thiện hơn để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và cho đến nay mô hình kinh tế thị trường được coi là mô hình kinh tế có nhiều tính vượt trội so với các mô hình khác; chẳng hạn, nó tạo động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, có hiệu quả hơn, cung cấp cho thị trường hàng hóa và dịch vụ ngày càng nhiều hơn, phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã hàng hóa. Ở Việt Nam, đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [XHCN] với những đặc trưng riêng, phù hợp điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

1. Quá trình nhận thức đi tới kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đưa ra quan điểm: phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng đã chỉ rõ: Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội X tiếp tục khẳng định: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đại hội XI cũng chỉ rõ: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nói đến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là, nền kinh tế nước ta không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp; nhưng đó cũng không phải là kinh tế thị trường như ở các nước tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, nước ta đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có, vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế, vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Vì vậy, nó vừa có tính phổ biến mang đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường, vừa có đặc trưng riêng của tính định hướng XHCN ở nước ta.

2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Những đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường

- Về chủ thể kinh tế: Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh theo luật pháp và được bình đẳng không phân biệt đối xử. Các chủ thể kinh tế đều có cơ hội để tiếp cận các nguồn lực phát triển có hiệu quả. - Về thị trường: Thực hiện các giải pháp để tạo lập và phát triển các yếu tố thị trường cơ bản như thị trường hàng hóa và dịch vụ; thị trường vốn, tiền tệ; thị trường khoa học, công nghệ; thị trường lao động, thị trường bất động sản và lành mạnh hóa các yếu tố thị trường đó nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, bền vững và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. - Về cơ chế vận hành: Tôn trọng tính khách quan của các quy luật kinh tế thị trường; tính năng động của cơ chế thị trường. - Về vai trò của Nhà nước: Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường vào điều kiện Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để định hướng phát triển nền kinh tế, tạo lập môi trường cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững và hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường.

Những đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Về hệ thống mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rỏ: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện được mục tiêu đó trong phát triển nền kinh tế thị trường, phải tạo điều kiện để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất và không ngừng phát triển lực lượng sản xuất; phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối; phát triển kinh tế thị trường để từng bước xây dựng hạ tầng kinh tế cho chủ nghĩa xã hội; cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Mục tiêu kinh tế - xã hội - văn hóa mà nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải đạt là:

Làm cho dân giàu: Nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân GDP đầu người tăng nhanh trong một thời gian ngắn và khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội ngày càng được thu hẹp. Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị trường cho ngân sách quốc gia; ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn; ở sự sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia; ở sự bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các bí mật quốc gia về tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng. Làm cho xã hội công bằng, văn minh: Thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi ích ngay trong nội bộ nền kinh tế thị trường, ở đó việc góp phần to lớn vào giải quyết các vấn đề xã hội, ở việc cung ứng các hàng hóa và dịch vụ có giá trị không chỉ về kinh tế mà còn có giá trị cao về văn hóa, xã hội.

Về mục tiêu chính trị: Làm cho xã hội dân chủ, biểu hiện ở chỗ dân chủ hóa nền kinh tế, mọi người, mọi thành phần kinh tế có quyền tham gia vào hoạt động kinh tế, vào sản xuất kinh doanh, có quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của mình; quyền của người sản xuất và người tiêu dùng được bảo vệ trên cơ sở pháp luật của nhà nước.

- Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế: Nền kinh tế có nhiều thành phần, với nhiều hình thức sở hữu. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với nhau trên cơ sở pháp luật của nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội về cơ bản được xây dựng xong. - Về chế độ phân phối: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu; đồng thời có các hình thức phân phối khác nữa [phân phối theo vốn, theo tài năng cùng các nguồn lực khác đóng góp vào sản xuất kinh doanh], vừa khuyến khích lao động, vừa bảo đảm phúc lợi xã hội cơ bản, bảo đảm sự phân phối công bằng, hợp lý và hạn chế sự bất bình đẳng trong xã hội. - Về vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự quản lý và điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường phải định hướng cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân lao động thông qua hệ thống pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, có sử dụng cơ chế thị trường [vận dụng các quy luật kinh tế thị trường để đưa ra những công cụ tác động vào thị trường] kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Nhà nước thực hiện chính sách xã hội, một mặt, khuyến khích làm giàu hợp pháp, mặt khác phải thực hiện xóa đói, giảm nghèo. - Về nguyên tắc giải quyết các mối quan hệ chủ yếu: Kết hợp ngay từ đầu giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, bảo đảm giải phóng sức sản xuất; xây dựng lực lượng sản xuất kết hợp với củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới XHCN, nhằm phục vụ cho phát triển sản xuất và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữa phát triển sản xuất với từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề xã hội và công bằng xã hội, ngăn chặn các tệ nạn xã hội; giải quyết tốt các nhiệm vụ chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh, quốc phòng.  - Về tính cộng đồng và tính dân tộc: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta mang tính cộng đồng cao theo truyền thống của xã hội Việt Nam, phát triển kinh tế thị trường có sự tham gia của cộng đồng và vì lợi ích của cộng đồng, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội Việt Nam giàu có, đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, dân chủ, công bằng, văn minh, đảm bảo cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân. - Về quan hệ quốc tế: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta dựa vào sự phát huy tối đa nguồn lực trong nước và triệt để tranh thủ nguồn lực nước ngoài theo phương châm “Kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại” và sử dụng các nguồn lực đó một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao, để phát triển nền kinh tế đất nước với tốc độ nhanh, hiện đại và bền vững.

Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang tính phổ biến [đặc trưng chung] của mọi nền kinh tế thị trường; vừa có đặc trưng riêng của tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai nhóm nhân tố này cùng tồn tại, kết hợp và bổ sung cho nhau. Trong đó, nhóm đặc trưng chung đóng vai trò là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhóm đặc trưng riêng đóng vai trò hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Video liên quan

Chủ Đề