Trình bày khái niệm, các bộ phận cấu thành, nguyên tắc và cách xác định biên giới quốc gia

Khái niệm về biên giới quốc gia? các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia? đang là những câu hỏi làm khó các bạn học môn Luật Quốc tế. Hôm nay Thế giới Luật sẽ giải thích câu hỏi này dựa trên những quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam

            - Nội hàm của đường biên giới ngày nay đã được xác định rất rõ, nó là hàng rào pháp lý xác định giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng biển, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia; là nới phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia này với một quốc gia khác và hoặc với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó. Nói một cách khác, đường biên giới quốc gia chính là giới hạn ngăn cách lãnh thổ quốc gia này với quốc gia khác, ngăn cách lãnh hải với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một quốc gia.

            - Điều 1, Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của ta nêu rõ “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

 Các bộ phận biên giới quốc gia:

            Biên giới quốc gia bao gồm: biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới trong lòng đất và biên giới trên không.

             - Đường biên giới trên đất liền là đường phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia có chung đường biên giới, chạy trên phần đất liền, đảo, trên sông, hồ, kênh đào biên giới và biển nội địa.

            - Đường biên giới này thường là kết quả của việc ký kết các điều ước quốc tế giữa các quốc gia hoặc là quyết định của cơ quan tài phán quốc tế. Trên thực tế còn tồn tại một số trường hợp biên giới được ấn định trên cơ sở các điều ước tô nhượng lãnh thổ giữa các quốc gia [trường hợp Hồng Công, Ma Cao trước đây].

               Đối với Việt Nam, Điều 5, Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định “Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới”.

          - Biên giới trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải của các quốc gia ven biển, hoặc là đường phân cách các vùng nội thủy hoặc vùng lãnh hải của các quốc gia ven biển. Theo Công ước Luật Biển năm 1982, ranh giới ngoài của lãnh hải không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Các quốc gia ven biển tự xác định đường cơ sở của mình phù hợp với Công ước này.

            - Trong trường hợp khi hai quốc gia có bờ biển đối diện nhau hoặc kề nhau những khoảng cách giữa hai hệ thống đường cơ sở của hai quốc gia nhỏ hơn 24 hải lý, đường biên giới trên biển là đường phân chia lãnh hải hoặc nội thủy giữa hai quốc gia, nằm cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận khác giữa các quốc gia này.

            - Đối với Việt Nam, Điều 5, Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định: “Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của hải đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

            Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.”

  • Biên giới trong lòng đất.

           - Biên giới trong lòng đất là một mặt phẳng thẳng đứng, đi theo các đường biên giới trên đất liền và biên giới trên biển, kéo dài đến tâm của trái đất. Trong thực tiễn quốc tế, biên giới này được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận.

          - Tại Việt Nam, Điều 5, Luật Biên giới quốc gia của nước ta quy định:“Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

           Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.”

      - Biên giới trên không là ranh giới xác định phạm vi vùng trời của một quốc gia. Trong những năm 40 và 50 của thế kỷ trước, một số quốc gia đưa ra tuyên bố về biên giới vùng trời theo tiêu chuẩn không gian, nhưng hiện nay, chủ quyền quốc gia được nhận thức theo những tiêu chuẩn về chức năng sử dụng. Đường biên giới trên không có hai loại là đường biên giới bên sườn và đường biên giới phía trên. Cũng tương tự như đường biên giới lòng đất, đường biên giới bên sườn được xác định trên cơ sở các đường biên giới trên đất liền và trên biển theo cách kéo dài chúng lên một độ cao nhất định. Trong thực tiễn quốc tế, chưa có quy định thống nhất nào về độ cao của đường biên giới trên không.

       Điều 5, Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của nước ta quy định: “Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.”

Tầm quan trọng của biên giới quốc gia.

       - Việc xác lập đường biên giới quốc gia là nhằm phân định rõ giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời thuộc chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và riêng biệt của quốc gia, gắn liền với những lợi ích về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng, do đó biên giới quốc gia mang tính pháp lý - chính trị và là sản phẩm do con người tạo ra trên cơ sở tôn trọng những yếu tố lịch sử, chính trị, xã hội, địa lý, kinh tế và dân tộc. Theo nghĩa đó, biên giới quốc gia cũng là cơ sở và nền tảng vật chất cho quốc gia tồn tại và phát triển.

        - Biên giới quốc gia là phên dậu của quốc gia, là cơ sở xác định phạm vi, lãnh thổ quốc gia đó [cho dù địa hình có thay đổi, biên giới sẽ không thay đổi theo nếu đã được phân giới rõ ràng theo đúng luật pháp quốc tế]. Biên giới ổn định sẽ tạo điều kiện phát triển quan hệ hữu nghị với quốc gia láng giềng nói chung và giữa các địa phương biên giới nói riêng.

        - Biên giới ổn định là cơ sở phát triển kinh tế của đất nước nói chung và các địa phương giáp biên nói riêng; nhiều công trình kinh tế có liên quan mật thiết với việc giải quyết các vấn đề biên giới; việc quản lý biên giới như thế nào có tác động lớn tới giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Một đường biên giới được xác định rõ ràng trên bản đồ và trên thực địa, được quản lý chặt chẽ nhưng vẫn thông thoáng cho người và hàng hoá qua lại là điều kiện tốt nhất cho việc phát triển kinh tế của đất nước và quan hệ kinh tế với các nước láng giềng.

    - Xác định đường biên giới rõ ràng sẽ giúp việc quản lý, ổn định đời sống nhân dân khu vực biên giới được thuận lợi hơn; ngăn chặn tình trạng di cư tự do, kết hôn không giá thú, xâm canh xâm cư.

 

Các nước trên thế giới có khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung điều thể hiện 2 dấu hiệu đặc trưng:

  • Biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia.
  • Biên giới quốc gia xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ [vùng đất, vùng nước, vùng trời, lòng đất]

Biên giới quốc gia CHXHCNVN được quy định như sau: “Biên giới quốc gia nước CHXHCNVN là đường và mặt phẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo hoàng sa và trường sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nứơc CHXHCNVN”

2. Các bộ phận của biên giới quốc gia.

Có 4 bộ phận của biên giới quốc gia:

  • Biên giới quốc gia trên đất liền
  • Biên giới quốc gia trên biển: Có 2 phần

            + Một phần là đường phân định nội thủy, lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau. Đường này được xác định bởi các điều ước giữa các nước hữu quan.

            + Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với các vùng biên và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển; đường này do luật của quốc gia ven biển quy định.

  • Biên giới lòng đất của quốc gia.
  •  Biên giới trên không:  Có 2 phần

            + Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt phẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biên của quốc gia lên không trung.

           + Phần thứ 2 là phần biên giới trên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia và khoảng không gian vũ trụ phía trên.

3.  Xác định biên giới quốc gia Việt Nam.

    a. Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia.

    - Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết, hoặc gia nhập, hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.

    - Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều tiến hành xác định biên giới bằng hai cách cơ bản:

  • Thứ nhất: Đàm phán trực tiếp để đi đến kí kết Hiệp ước hoạch định biên giới hoặc sử dụng một cơ quan tài phán hay trọng tài quốc tế để phán quyết việc giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ
  • Thứ hai: Đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, nhà nước tự quy định biên giới trên biển phù hợp với các quy định công ước của liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

    b. Cách xác định biên giới quốc gia.

Xác định biên giới quốc gia trên đất liền: Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống móc giới.

    c. Nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền bao gồm:

          - Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm [tọa độ, điểm cao], đường [đường thẳng, đường sống núi, đường cái, đường mòn], vật chuẩn [cù lao, bãi bồi]

            - Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định:

  • Trên sông mà tàu thuyền đi lại được biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính giữa của sông.
  • Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới theo giữa sông, suối đó. Trường hợp sông, suối đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên.
  • Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối được xác định chính giữa cầu, không kể biên giới dưới sông, suối thế nào.
  • Khi biên giới đã được xác định, cần có các biện pháp và phương pháp cố định biên giới đó, nghĩa là giữ cho biên giới luôn ở vị trí đã xác định, làm cho tất cả mọi người có thể nhận biết rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ, duy trì kiểm soát biệc chấp hành các luật lệ và quy định về biên giới. Trên thế giới sử dụng 3 phương pháp để cố định đường biên giới: Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới, đặt mốc quốc giới, dùng đường phát quang.

Ở Việt Nam hiện nay mới dùng 2 phương pháp đầu, vì điều kiện, địa hình, khí hậu khó có thể làm đường phát quang.

Vây việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền thực hiện theo 3 giai đoạn:

  • Hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế.
  • Phân giới trên thực địa [xác định đường biên giới]
  • Cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới.

            - Xác định biên giới quốc gia trên biển:

Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Nam được xác định bằng pháp luật Việt Nam phù hợp với công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữ CHXHCNVN với các quốc gia hữu quan. Nếu các vùng biển Việt Nam có vùng chồng lấn với các nước hữu quan thì phải thông qua đàm phán để xác định bằng điều ước quốc tế.

            - Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất.

Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt phẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

            - Xác định biên giới trên không:

Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

Video liên quan

Chủ Đề