Trình bày sử khác nhau giữa Công nghệ đúc và Công nghệ gia công áp lực

Câu hỏi: Ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực

Trả lời:

a. Ưu điểm:

- Có cơ tính cao: Bề mặt kim loại sau gia công áp lực mịn, bóng loáng đồng thời chi tiết kim loại không bị rỗ nên có độ bền cao.

- Dễ tự động hóa, cơ khí hóa: Gia công áp lực sử dụng máy móc hiện đại, tự động hóa, hoạt động lập trình sẵn.

- Độ chính xác của phôi cao: Phôi và khuôn được tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành nên mang đến độ chính xác cao cho thành phẩm.

- Tiết kiệm được thời gian và vật liệu: Gia công áp lực có năng suất cao, không tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu.

b.Nhược điểm:

- Không thể gia công được các chi tiết khó, phức tạp.

- Không thể áp dụng cho những kim loại có tính giòn cao.

- Những chi tiết quan trọng cần qua rèn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về công nghệ chế tạo phôi bằng áp lực là gì tại đây:

1. Chế tạo phôi bằng phương pháp gia côngáp lực là gì

Chế tạo phôi bằng phương pháp gia côngáp lực chính là việc sử dụng ngoại lực tácđộng vào tấm kim loại nhằm làm biến dạng theo hình dáng và kích thước như mong muốn. Phôi trước và sau khi khi gia côngáp lực sẽ có tính chất và khối lượng khôngđổi.

Chế tạo phôi bằng phương pháp gia côngáp lực là một trong những công nghệ tiên tiến và mới nhất hiện nay. Chúng mang lại nhiều nhữngưuđiểm vượt trội cùng giá thành vô cùng hợp lý.Gia công áp lực kim loạiđược sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề,đặc biệt là ngành gia công cơ khí chế tạo.

2. Các phương pháp chế tạo phôi bằng công nghệ gia công áp lực

- Cán: Làm biến dạng kim loại bằng cách ép phôi giữa hai trục quay của máy cán, phôiđược dịch chuyển nhờ ma sát tiếp xúc giữa phôi và trục cán

- Kéo: Là phương pháp kéo dài thanh kim loại qua lỗ khuôn kéo

- Ép chảy: Là phương pháp ép kim loại trong buồng chứa qua lỗ khuôn ép

- Rèn tự do: Là phương pháp gia công kim loạiở trạng thái nóng nhờ lựcđập hoặc lực ép của thiết bị, kim loại biến dạng tự do mà không bị hạn chế bởi các bề mặt nào của dụng cụ

- Rèn khuôn: Kim loại bị biến dạng cưỡng bức trong lòng khuônđểđạtđược hình dáng và kích thước nhấtđịnh

- Dập tấm: Là phương pháp chế tạo từ tấm kim loại thành các chi tiết cong hoặc rỗng có hình dạng và kích thước khác nhau.

Hìnhảnh một số máy gia công kim loại bằng phương pháp áp lực

3. So sánh phương phápđúc và gia côngáp lực

Cùngso sánh phương phápđúc và gia côngáp lựcnhư sau:

– Phương pháp đúc: Kim loại cần phảiđược nung nóng chảy sauđó đưa vào khuôn đúc, sau khi làm nguội kim loại sẽ có hình dạng như khuôn đúc. Phương pháp nàyáp dụngđược cho hầu hết các loại kim loại và hợp kim khác nhau.Đúc có nhượcđiểm lớnđó chính là kim loại có rỗ,ổ khí…

– Gia công áp lực: Kim loại có thểđược nung hoặc không cần nung, phương pháp này cóưuđiểm hơnđúc đó chính là thành phẩm kim loại mịn chặt và hoàn toàn không có rỗ. Những nhượcđiểmđó là việc không áp dụng cho các vật liệu có tính giònđược.

4. Ứng dụng của gia công kim loại bằng áp lực

- Tính bền dẻo của kim loại ở thể rắn được áp dụng cho việc che lấp khuyết tật đúc ví dụ như: Ổ khí, tổ chức kim loại mịn chặt, cơ tính của sản phẩm nâng cao…

- Gia công kim loại bằng áp lựccó khả năng thay đổi tổ chức hạt thành tổ chức thớ, giúp tăng cơ tính của mặt hàng.

- Gia công cơ khí kim loại bằng áp lực giúp cho chất lượng cơ lý lớp bên ngoài bền đẹp, độ bóng cao, độ chính xác của chi tiết cao hơn rõ rệt so với các chi tiết đúc.

Bên cạnh đó vẫn có những điểm hạn chế như sau:

- Gia công kim loại bằng áp lực không thể gia công được các chi tiết khó, phức tạp.

- Gia công kim loại bằng áp lực các hợp kim được sử dụng trong việc rèn bị hạn chế, không thể rèncác kim loại giòn.

- Phương pháp rèn là một trong những phương pháp cơ bản sản xuất ra phôi cho gia công cắt gọt những chi tiết quan trọng cần chịu lực lớn thường phải qua rèn.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

1. Bản chất

Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại,…

2. Ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

a] Ưu điểm

Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.

Đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.

Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao.

b] Nhươc điểm

Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt…

3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát

Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát gồm các bước chính sau đây:

Quá trình đúc tuân theo các bước :

Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.

Mẫu làm bằng gỗ hoặc nhôm có hình dạng và kích thước giống như chi tiết cần đúc. Vật liệu làm khuôn cát là hỗn hợp của cát [khoảng 70-80%], chất dính kết là đất sét [khoảng 10-20%], còn lại là nước. Trộn đều hỗn hợp

Bước 2: Tiến hành làm khuôn.

Dùng mẫu làm khuôn trên nền cát được lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống vật đúc.

Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu.

Vật liệu nấu gồm gang, than đá và chất trợ dung [đá vôi] được xác định theo một tỉ lệ xác định.

Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn.

Tiến hành nấu chảy rồi rót gang lỏng vào khuôn. Sau khi gang kết tinh và nguội, dỡ khuôn, thu được vật đúc.

Vật đúc sử dụng ngay được gọi là chi tiết đúc .

Vật đúc phải qua gia công cắt gọt gọi là phôi đúc .

1. Bản chất

Gia công kim loại bằng áp lực là dùng ngoại lực thông qua các dụng cụ, thiết bị [búa tay, búa máy] làm cho kim loại biến dạng dẻo nhằm tạo ra vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. Khi gia công kim loại bằng áp lực, thành phần và khối lượng vật liệu không đổi.

Khi gia công áp lực, người ta thường sử dụng các dụng cụ:

Gia công áp lực dùng chế tạo các dụng cụ gia đình như dao, lưỡi cuốc,… và dùng để chế tạo phôi cho gia công cơ khí. Có các phương pháp gia công áp lực sau:

- Rèn tự do: Người công nhân làm biến dạng kim loại ở trạng thái nóng theo hướng định trước bằng búa tay hoặc búa máy để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

- Dập thể tích: Khuôn dập thể tích được bằng thép có độ bền cao. Khi dập, thể tích kim loại ở trạng thái nóng bị biến dạng trong lòng khuôn dưới tác dụng của máy búa hoặc máy ép.

2. Ưu, nhược điểm

a] Ưu điểm

Có cơ tính cao. Dập thể tích dễ cơ khí hoá và tự động hoá, tạo được phôi có độ chính xác cao về hình dạng và kích thước. Tiết kiệm được kim loại và giảm chi phí cho gia công cắt gọt.

b] Nhược điểm

Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn. Không chế tạo được các sản phẩm có tính dẻo kém. Rèn tự do có độ chính xác kém, năng xuất thấp , điều kiện làm việc nặng nhọc

1. Bản chất

Hàn là phương pháp nối được các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.

2. Ưu, nhược điểm

a] Ưu điểm

Tiết kiệm được kim loại, Nối được các kim loại có tính chất khác nhau.

Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.

Mối hàn có độ bền cao, kín.

b] Nhược điểm

Do biến dạng nhiệt không đều nên chi tiết dễ bị cong, vênh.

3. Một số phương pháp hàn thông dụng

Một số phương pháp hàn thông dụng được trình bày trong bảng 16.1

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-16-cong-nghe-che-tao-phoi.jsp

Video liên quan

Chủ Đề