Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

1.Trò chơi :Ai bắt chước giỏi nhất.

    Cách chơi :Trẻ đi lung tung trong phòng

     Khi có hiệu lệnh "Gà mổ thóc":Trẻ chạy ra, ngồi xuống, hai tay mổ xuống mặt sàn nhà và kêu "Túc túc.."

                                "Chim bay" : Trẻ ngồi xuống và giang hai tay ra làm chim bay.

                                  "Cua bò" :Trẻ bò trong tư thế ngồi xổm

                                   "Cá bơi" : Trẻ làm động tác bơi giống cá

                                   "Gấu đi kiếm mật" :Trẻ đi khệnh khạng giống gấu.

2.Trò chơi :Nhảy lò cò

    Cách chơi :Một chân trẻ co, một chân trẻ nhảy lò cò qua các ô gạch trong nhà,

3.Bong bóng xà phòng

    Chuẩn bị :Các ống cuộn băng giấy hoặc ống hút và nước xà phòng đựng trong bát.

     Cách chơi : Nhúng ống vào nước xà phòng và thổi bong bóng.Tốt nhất thổi bóng từ trên cao (đứng trên ghế),khi bong bóng rời khỏi ống thổi, cô thổi để bóng bay trong phòng. trẻ chạy,kiễng chân và bắt bóng.

Trò chơi này giúp bé có thể nhận biết nhanh chóng những đồ vật xung quanh mình. Đầu tiên, mẹ có thể vừa cho bé quan sát, sờ nắn,… và giải thích với bé về đồ vật đó. Tiếp theo, mẹ có thể cho 5-7 đồ vật vào 1 chiếc thùng có đục 1 chiếc lỗ to ở giữa, nhờ bé lấy cho mẹ đồ vật như mẹ yêu cầu. Khó hơn một chút, mẹ có thể cho bé quan sát 5 đồ vật trên 1 chiếc khay, sau đó mẹ dùng 1 tấm vải phủ lên chiếc khay rồi nhờ bé nhắc lại tên của các đồ vật đó. Các đồ vật xung quanh bé mẹ đều có thể sử dụng làm thành công cụ vừa học vừa chơi như các loại quả, đồ chơi, vật dụng trong gia đình,…

Trò chơi so sánh sự to nhỏ, dài ngắn, ít nhiều

Mẹ có thể đưa ra 1 đồ vật với hai kích thước to/nhỏ hoặc dài/ngắn khác nhau (2 loại quả, 2 cái bát, 2 chú gấu bông,…), chỉ cho bé về sự khác nhau giữa chúng và hỏi lại bé xem vật nào to hơn, vật nào nhỏ hơn… Tương tự, mẹ có thể bày ra 2 nhóm đồ vật có sự khác biệt rõ ràng về số lượng và chỉ cho trẻ xem bên nào nhiều, bên nào ít sau đó yêu cầu bé chọn bên ít, bên nhiều.

Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện khả năng quan sát và so sánh. Đồng thời, nâng cao khả năng ghi nhớ tên đồ vật.

Trò chơi xếp hình

Với trò chơi xếp hình, mẹ có thể cho trẻ chơi với nhiều biến thể khác nhau. Đồ chơi cho bé 1-3 tuổi bắt đầu từ đơn giản như việc ghép 2 mảnh ghép tương tự vào với nhau. Dần dần, khi bé lớn hơn mẹ có thể tăng độ khó bằng cách ghép nhiều mảnh ghép lại thành 1 bức tranh.

Một biến thể khác của trò chơi là tìm và ghép các nắp chai và nắp hộp tương ứng với chai và hộp đó. Khi ghép thành công, chắc chắn trẻ sẽ rất vui. Nếu trẻ còn chưa thành thạo, mẹ hãy ở bên cạnh để động viên, hướng dẫn và khơi gợi sự nhiệt tình ở trẻ. Trò chơi này có thể giúp trẻ rèn luyện nhiều kỹ năng như quan sát, kiểm tra và suy đoán. Ngoài ra, kỹ năng cầm nắm và kết hợp giữa các ngón tay cũng được cải thiện tốt hơn.

Trò chơi truy tìm đồ vật

Đây là trò chơi khá căn bản, có thể áp dụng cho trẻ khoảng 1 tuổi hoặc sớm hơn. Mẹ hãy sử dụng những đồ vật mà bé đã quen như 1 món đồ chơi của bé, chiếc bát của bé, quả bóng, cuốn sách nhỏ, gấu bông,…hoặc bất cứ món đồ nào mà bé thích. Sau đó, giấu món đồ đó ở một nơi và gợi ý cho trẻ các manh mối để tìm kiếm. Trò chơi truy tìm đồ vật này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy trí tuệ, tăng trí nhớ, sự chú ý và khả năng tìm kiếm.

Trò chơi nhận biết bộ phận trên cơ thể

Mẹ có thể sưu tầm hoặc tự sáng tác ra những câu hát/câu thơ ngắn về bộ phận của cơ thể người. Sau đó vừa hát/đọc cho bé nghe vừa chỉ vào bộ phận đó trên cơ thể mình để làm mẫu. Ban đầu bé chưa quen, mẹ cần đọc chậm và lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bé đã nhận biết được, mẹ mới dần tăng tốc độ lên để rèn luyện khả năng phản ứng và nhận biết của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể giải thích cho bé về vai trò của từng bộ phận trên cơ thể và đố bé đọc tên từng bộ phận đó.

Những trò chơi phát triển vận động, sự linh hoạt và khéo léo cho bé 1-3 tuổi

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
Nhóm trò chơi phát triển vận động cho trẻ từ 1-3 tuổi

Trò chơi bowling

Mẹ có thể gom những lõi các cuộn giấy vệ sinh sạch hoặc các chai nhựa để làm bộ ky cho bé chơi trò bowling hoặc sắm 1 bộ bowling dành cho trẻ em. Mẹ hãy dạy trẻ cách ném bóng sao cho đổ được càng nhiều ky càng tốt. Với trò chơi này, bé sẽ rèn luyện được sự khéo léo và khả năng làm chủ lực tác động vào quả bóng.

Trò chơi với bóng bay

Với bé được 1 tuổi bắt đầu chập chững học đi. Mẹ có thể buộc một sợi dây vào một quả bóng bay và thắt một đầu dây vào trần nhà, hoặc một vị trí trên cao, dây cần đủ dài để bé có thể chạm được bóng khi bé đứng lên. Mục đích của hoạt động này là khuyến khích bé giữ cân bằng để chạm được bóng khi đứng thẳng. Đối với những bé lớn hơn và đi vững hơn, mẹ có thể làm ngắn dây lại để khuyến khích bé kiễng chân hoặc nhảy lên để với được bóng. Trò chơi này sẽ giúp bé phát triển vận động thể chất dần dần khi bé đã bắt đầu học được cách giữ thăng bằng.

Trò chơi té nước

Trò chơi này thích hợp để mẹ và bé chơi cùng nhau ở ngoài trời thoáng đãng. Mẹ có thể chuẩn bị 2 bình xịt nước hoặc 2 xô nước để hai mẹ con cùng thi đấu. Bé nào cũng rất thích được nghịch nước khi tắm, do đó, trò chơi này chắc chắn sẽ làm bé rất thích thú và hợp tác. Trò chơi này thường thích hợp với những bé đã đi vững và chạy tốt.

Trò chơi nặn đất sét

Các loại đất sét nặn thường thu hút bé bởi sự sáng tạo không giới hạn qua những màu sắc đất nặn khác nhau. Bé có thể tự do tạo nên những thứ mình muốn bên cạnh sự gợi ý và hướng dẫn của mẹ. Qua trò chơi này, bé có thể rèn luyện được đôi tay dẻo dai, tính kiên trì và trí tưởng tượng phong phú.

Trò chơi đóng vai làm vườn, nấu nướng, bán hàng, khám bệnh

Em bé nào cũng thích bắt chước những hoạt động mà người lớn làm hằng ngày như nấu nướng, làm vườn, bán hàng, làm bác sỹ khám bệnh… Mẹ hãy đóng vai là một người bạn, người khách hàng để cùng bé chơi những trò chơi giả tưởng này. Dù là với những bộ đồ nghề mini hay với những đồ thật trong căn bếp, sân vườn,…mẹ hãy hướng dẫn bé làm những hoạt động đơn giản. Khi đã hoàn thành, chắc chắn bé sẽ rất vui với thành quả mình đã làm được.

Trên đây là những gợi ý các trò chơi thú vị vừa học vừa chơi cho mẹ và bé. Dù chơi trò nào, mẹ cũng hãy luôn theo sát và hỗ trợ trẻ, đảm bảo trẻ luôn được an toàn và vui vẻ với những bài học tuyệt vời từ những trò chơi này!

Mẹ cần biết:

Qua các trò chơi cổ truyền của trẻ em, ta có thể rút ra được thế nào là những trò chơi thích hợp với nhu cầu nguyện vọng và tâm lý của trẻ em, xét ở nhiều phạm vi như: Lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi, chủ định chơi, các luật chơi. Các trò chơi dân gian Việt Nam thường giảm tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.

Với các bé lứa tuổi 24 -36 tháng, trò chơi dân gian như một hình thức giúp cho trẻ thư giãn giữa các giờ hoạt động, được các cô giáo tổ chức nhẹ nhàng mọi lúc mọi nơi và thật tự nhiên, không gò ép cho trẻ. Thông qua trò chơi để phát triển các giác quan, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm và quan hệ xã hội...Mà không làm mất đi nét truyền thống và bản sắc dân tộc.

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Tham gia trò chơi vui vẻ cùng với các bạn

Trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi đánh dấu sự hoàn thiện về tính cách và khả năng giao tiếp xã hội của bé. Về ngôn ngữ, các bé có thể sử dụng khoảng 200 từ và thực hiện theo hướng dẫn. Chính vì vậy, tổ chức các trò chơi dân gian với những lời ca dao đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc có tác động mạnh mẽ đến các bé, là phương tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp… vốn từ của trẻ được phong phú, ngôn ngữ mạch lạc.

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Trò chơi Nu na nu nống!

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Chơi Mèo đuổi chuột, Lộn cầu vồng

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Cùng bé chơi cắp cua bỏ giỏ

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Cùng chơi Chi chi chành chành

Về cảm xúc, ở lứa tuổi này bé dần bộc lộ rõ cá tính của mình: Bé ngày càng quyết đoán, tự tin, bắt đầu chơi chung với các bạn khác, bé đã biết quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác, chia sẻ đồ chơi với bạn, và biết chờ đến lượt mình chơi. Việc giáo viên tổ chức cho trẻ được tham gia các trò chơi dân gian chính là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Qua đó giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức và hướng dẫn trẻ khi chơi

Về tâm thần vận động ở lứa tuổi 24 -26 tháng tuổi, bé có thể hoạt động độc lập, đứng bằng chân trong một vài giây, đá bóng chính xác hơn, và thích leo trèo mạo hiểm. Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả. Khi tham gia vào các trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, kéo léo, hoạt bát trong hoạt động.

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Trò chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Bé chơi Kéo cưa lừa xẻ!

Trò chơi dân gian còn có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Đặc biệt đối với trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian còn góp phần hình thành nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam.