Trong bộ chế hòa khí đơn gian hòa khí được tạo thành ở đâu

Bộ chế hòa khí là một thiết bị vô cùng quan trọng trong sự vận hành của ô tô. Vậy bộ chế hòa khí là gì? Nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí ra sao? Mua Bán sẽ giải đáp tất cả ngay trong bài viết dưới đây.

Trong bộ chế hòa khí đơn gian hòa khí được tạo thành ở đâu
Bộ chế hòa khí ô tô

Bộ chế hòa khí là gì? 

Bộ chế hòa khí là bộ phận nòng cốt của động cơ xe ô tô với vai trò trộn không khí và nhiên liệu với tỷ lệ thích hợp; sau đó, hỗn hợp được đưa lên buồng đốt để thực hiện quá trình đốt cháy và cung cấp năng lượng cho xe hoạt động.

Bộ chế hòa khí ô tô thường có 2 loại là bộ chế 1 nòng và bộ chế 2 nòng.

Cấu tạo bộ chế hòa khí ô tô gồm mấy phần? 

Bộ chế hòa khí ô tô bao gồm các bộ phận sau:

  • Bộ lọc không khí 
  • Bướm gió 
  • Bướm ga 
  • Ống tiết lưu 
  • Buồng phao 
  • Phao 
  • Van phao 
  • Cần phao 
  • Đầu dẫn nhiên liệu
Trong bộ chế hòa khí đơn gian hòa khí được tạo thành ở đâu
Cấu tạo của bộ chế hòa khí

Nguyên lý hoạt động

Khi động cơ bắt đầu làm việc, cả van bướm ga và van bướm khí đều được mở ra và bắt đầu hút không khí vào. Không khí được hút vào từ trên cao và đi qua họng khuếch tán, thu hẹp diện tích lưu thông của họng nạp.

Lúc này, vận tốc của dòng khí tăng lên khiến áp suất giảm tạo ra chân không hút nhiên liệu từ buồng phao qua đường nhiên liệu và đẩy ra dưới dạng phản lực.

Xăng và dòng khí cùng được phun vào một lúc ở tốc độ cao, trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp hòa khí theo tỷ lệ thích hợp và sau đó bơm vào buồng đốt. Từ đây bắt đầu quá trình đốt cháy sinh ra năng lượng giúp xe chuyển động.

Trong bộ chế hòa khí đơn gian hòa khí được tạo thành ở đâu
Bộ chế hòa khí là bộ phận quan trọng của xe ô tô

Các chế độ làm việc trong bộ chế hòa khí

Bộ chế hoà khí ô tô phải đảm bảo được các chế độ làm việc cơ bản sau đây của động cơ:

  • Chế độ không tải
  • Chế độ khởi động
  • Chế độ tải trung bình
  • Chế độ toàn tải
  • Chế độ mở bướm ga đột ngột

Chế độ khởi động 

Khi động cơ được khởi động ở trạng thái nguội, điều kiện tạo hỗn hợp khí cháy là rất khó khăn. Nguyên nhân đầu tiên là vì lúc này, trục khuỷu động cơ quay với tốc độ rất chậm do đó độ chân không trong họng khuyếch tán là vô cùng nhỏ nhỏ.

Lí do thứ hai là ở nhiệt độ thấp khả năng bay hơi của nhiên liệu sẽ kém đi nhiều lần. Do đó, khi khởi động động cơ của bộ chế hòa khí, cần phải có hỗn hợp đậm đặc. Để có thể tạo được hỗn hợp đậm đặc trong điều kiện khởi động, bộ chế hoà khí đã được trang bị thêm một bướm khí có vị trí ở phía trên cùng của ống hút.

Khi khởi động, các bướm ga và bướm khí của bộ chế hòa khí đều đóng và vì thế mà độ chân không trong bộ chế hoà khí lúc này vô cùng lớn mặc dù số vòng quay của động cơ là rất nhỏ. Xăng thì được hút qua cả đường xăng chính và đường xăng không tải, tuy nhiên không khí chỉ được đi qua gíclơ khí của đường không tải và qua một van nhỏ trên bướm khí. Điều này giúp hỗn hợp khí cháy cấp vào các xi lanh là rất đậm đặc.

Trong bộ chế hòa khí đơn gian hòa khí được tạo thành ở đâu
Chế độ khởi động

Chế độ không tải

Ở chế độ không tải, chỉ cần cung cấp một lượng xăng rất nhỏ đủ để duy trì hoạt động ổn định cho động cơ với số vòng quay thấp nhất. Lúc này, bướm ga gần như đóng hoàn toàn cho nên ở phía trên bướm ga thì độ chân không hầu như không còn và do đớ đường xăng chính không thể hoạt động. Ngược lại, phía dưới bướm ga độ chân không rất lớn và tại đây được bố trí lỗ phun của đường xăng không tải.

Trong bộ chế hòa khí đơn gian hòa khí được tạo thành ở đâu
Chế độ không tải

Chế độ tải trung bình

Ở chế độ này bướm ga của bộ chế hòa khí được mở vừa phải và duy nhất chỉ có đường xăng chính làm việc. Đường xăng chính có cấu tạo gồm một giclơ xăng, một giclơ khí và đường dẫn xăng.

Giclơ là một ống tiết lưu có tiết diện lưu thông được tính toán một cách chính xác để điều chỉnh lưu lượng chất lỏng đi qua nó. Khi động cơ của bộ chế hòa khí hoạt động ở chế độ tải trung bình, bướm ga sẽ mở vừa phải và xăng bị hút qua giclơ chính theo đường dẫn rồi sau đó phun vào họng khuyếch tán.

Trong bộ chế hòa khí đơn gian hòa khí được tạo thành ở đâu
Chế độ tải trung bình

Đường xăng chính của bộ chế hòa khí được thiết kế theo chế độ tiết kiệm nhiên liệu, nó luôn luôn cung cấp hỗn hợp loãng cho động cơ. Do đó, khi cần phát huy hết công suất của động cơ bộ chế hòa khí thì cần phải có đường xăng bổ xung để tạo hỗn hợp cháy đủ đậm đặc. Đường xăng bổ sung này có cấu tạo bao gồm một van thường được đóng chặt bởi lò xo, một giclơ và một đường dẫn tới hoà vào đường xăng chính.

Trong bộ chế hòa khí đơn gian hòa khí được tạo thành ở đâu
Chế độ toàn tải

Chế độ mở bướm ga đột ngột

Cấu tạo gồm 1 xilanh chính bố trí trong buồng phao và piston được nối vơi bàn đạp ga. Phần phía dưới có van 1 chiều chỉ để nhiên liệu vào xilanh tăng tốc đột ngột.

Thông thường, dưới tác dụng của lò xo nên piston sẽ bị kéo lên trên. Do đó, cơ cấu mở bướm ga đột ngột không hoạt động.

Khi người lái đột ngột đạp bàn đạp ga. Dưới lực bàn đạp thì thắng lực lò xo và nén Piston đi xuống dưới (tăng áp suất phía dưới Piston). Điều này làm van 1 chiều đóng lại ngăn không cho xăng về buồng phao. Từ đó xăng dồn qua van đẩy qua giclơ rồi phun vào họng khuếch tán.

Trong bộ chế hòa khí đơn gian hòa khí được tạo thành ở đâu
Chế độ mở bướm ga đột ngột

Cách chỉnh chế hòa khí ô tô tiết kiệm, hiệu suất cao

Trước khi chỉnh bộ chế hòa khí ô tô sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất thì bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như:

  • Kính bảo hộ
  • Găng tay
  • Tua vít các loại

Và dưới đây là 8 bước để chỉnh thiết bị:

Bước 1 – Tháo lọc gió động cơ ra khỏi bộ chế hòa khí ô tô

Khi tiến hành tháo lắp, bạn sẽ cần xác định chính xác vị trí cần tháo vỏ máy và bộ lọc không khí. Bạn có thể mở nó bằng một dụng cụ cầm tay như tua vít. Tuy nhiên, phần vỏ và bộ lọc không khí thường chỉ sử dụng đai ốc nên bạn có thể dễ dàng tháo lắp mà không cần dụng cụ bổ sung.

Bước 2 – Điều chỉnh vít tỷ lệ không khí – nhiên liệu

Sau khi tháo vỏ và bộ lọc không khí, bước tiếp theo là điều chỉnh hỗn hợp không khí-nhiên liệu. Bạn sẽ cần một tua vít để điều chỉnh các vít cho hỗn hợp nhiên liệu và không khí. Số lượng vít nhiều hay ít đối với các đời xe khác nhau, xe có tối đa 4 con vít. Các ốc vít này có nhiệm vụ kiểm soát lượng nhiên liệu đi vào động cơ, đồng thời điều tiết hoạt động của động cơ.

Bước 3 – Quan sát tình trạng động cơ

Sau khi điều chỉnh xong, khởi động xe và đợi động cơ nóng lên. Sau đó, hãy xem động cơ có hoạt động tốt hay không để có thể dễ dàng điều chỉnh bộ chế hòa khí để có công suất tối ưu. Đồng thời, bạn cũng nên quan sát xe, lượng xăng vào máy có thiếu hay thừa không. Một mẹo nhỏ nếu bạn không chắc chắn về tình trạng của động cơ, bạn có thể nhờ thợ kiểm tra động cơ giúp.

Bước 4 – Điều chỉnh hỗn hợp nhiên liệu

Khi nhiệt độ động cơ đạt mức phù hợp, bạn cần về bộ chế hòa khí và tiếp tục điều chỉnh vít điều chỉnh hỗn hợp nhiên liệu – không khí. Siết vít sẽ làm tăng lượng nhiên liệu và ngược lại, nới lỏng vít sẽ làm giảm lượng nhiên liệu. Điều chỉnh vít để mô tơ chạy êm và không bị rung.

Bước 5 – Kiểm tra động cơ ở chế độ chờ

Tiếp tục kiểm tra xem động cơ có chạy êm ở tốc độ cao hay không. Nếu có bất kỳ tiếng ồn hoặc rung động nào, hãy tiếp tục điều chỉnh cho đến khi động cơ hoạt động trơn tru trở lại.

Bước 6 – Xác định vít điều chỉnh không tải

Trục vít không tải sẽ giúp kiểm soát hỗn hợp nhiên liệu hòa khí ở tốc độ thấp, thông thường trục vít này sẽ nối từ van điều chỉnh hoặc bộ phận chân ga thông qua vỏ quạt tới bộ chế hòa khí của ô tô. Tùy thuộc vào kiểu máy và vị trí chính xác của vít điều chỉnh sẽ khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo độ chính xác, vui lòng tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Bước 7 – Điều chỉnh vít

Điều chỉnh các vít cho đến khi động cơ chạy trơn tru. Việc điều chỉnh tương tự như khi điều chỉnh tỷ lệ không khí – nhiên liệu, vặn vít theo chiều kim đồng hồ trong khi lắng nghe âm thanh động cơ cho đến khi đạt được tốc độ mong muốn.

Bước 8 – Lắp lại bộ lọc không khí và kiểm tra

Sau khi đã hoàn thành tất cả các thao tác điều chỉnh, bạn hãy lắp ráp lại bộ lọc không khí và vỏ động cơ đúng như vị trí ban đầu. Sau đó tiến hành kiểm tra và chạy thử.

Hướng dẫn vệ sinh bộ chế hòa khí đúng cách

Bộ chế hòa khí sau một thời gian dài sử dụng mà không được vệ sinh đúng cách sẽ gây hư hỏng cho động cơ. Do đó, vệ sinh định kỳ là điều cần làm để máy có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả nhất. Dưới đây là 2 cách mà bạn có thể áp dụng để vệ sinh bộ chế hòa khí ô tô.

Trong bộ chế hòa khí đơn gian hòa khí được tạo thành ở đâu
Vệ sinh bộ chế hòa khí định kỳ

Cách 1 – Điều gió vào trong bộ chế hòa khí

Trong bình xăng con của máy có hai ốc chỉnh, một ốc nằm ngay hướng dây ga gọi là ốc gió. Dùng chỉnh ga lăng ti để đưa lượng gió vừa đủ trực tiếp vào bộ chế hòa khí ô tô để giúp xe nổ êm hơn và nhẹ lúc không tải.

Ốc thứ hai gọi là ốc xăng có vị trí bên cạnh ốc gió. Khi muốn chỉnh lượng xăng xuống buồng đốt thì phải chỉnh ốc xăng để điều chỉnh lượng gió vào nhiều sẽ hút xăng xuống và ngược lại..

Cách 2 – Điều gió từ bên ngoài

Bộ lọc gió khi không được vệ sinh thường xuyên cũng bị nhiễm bẩn, nên người dùng phải nhớ định kỳ vệ sinh bộ chế hòa khí ô tô này 5 tháng 1 lần hoặc 1 năm 1 lần. Miếng xốp lọc bụi trong máy là bộ phận cần được vệ sinh. Lưu ý tuyệt đối không nên chải bụi rồi sau đó lấy kim châm thêm lỗ cho thông, vì như thế bụi bặm bị cuốn vào nhiều dễ gây hư piston, bạc và làm hao xăng, xe ô tô chạy thường bị “giật”.

Ngoài ra, bùn đất bám nhiều ở các phiến tản nhiệt sẽ khiến khả năng giải nhiệt cho máy bị giảm khi vận hành nên phải vệ sinh sạch các chất bụi bẩn này trên xe ô tô bằng máy bơm rửa xe hoặc thiết bị vệ sinh chuyên dụng. 

Trong bộ chế hòa khí đơn gian hòa khí được tạo thành ở đâu
Bộ chế hòa khí giúp xe ô tô có thể di chuyển

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bộ chế hòa khí ô tô mà Mua bán mang đến cho bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ chế hòa khí cũng như cách thức hoạt động, cấu tạo và cách vệ sinh động cơ đúng cách. Cần thêm thông tin, hãy tìm đến Muaban.net.

Các tin khác

Nguyễn Vy