Trong câu chuyện nhân vật bố chồng tấm tắc khen con dâu như thế nào

Những người kết bạn trên Facebook với Huyền đã quá quen với việc cô ca ngợi mẹ chồng. Nếu không đưa lên những tấm hình chụp hộp cơm đẹp mắt chuẩn bị cho bữa trưa với lời có cánh dành để cảm ơn mẹ chồng, thì Huyền cũng chia sẻ những bài viết, câu nói ca ngợi bà như người mẹ thứ hai của mình.

Huyền còn thường xuyên cập nhật trạng thái để kể những câu chuyện nhỏ liên quan đến mẹ chồng để mọi người thấy bà tâm lý như thế nào, còn cô làm dâu sung sướng ra sao. Ví như Huyền kể, tuần trước nhà chồng cô có việc, Huyền ngủ quên dậy muộn thế mà mẹ chồng không nửa lời trách móc còn bảo ăn nhanh mà đi làm, để bát đũa đó cho em chồng rửa.

Trong câu chuyện nhân vật bố chồng tấm tắc khen con dâu như thế nào
Huyền ca ngợi hình ảnh mẹ chồng trên trang cá nhân nhưng lại nói xấu bà trong nhóm kín. Ảnh minh hoạ

Trên trang Facebook của mình, Huyền để hình chồng con còn ít hơn hình của cô chụp chung tình cảm thắm thiết cùng mẹ chồng. Nhìn vào đó, ai nấy đều nghĩ mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của Huyền thật sự tốt đẹp.

Người xem luôn để lại những bình luận ngưỡng mộ, khen ngợi tấm tắc. Các cô gái trẻ thì xin kinh nghiệm làm dâu, người lớn tuổi không tiếc lời khen: “Con dâu phải biết điều lắm thì mẹ chồng mới như thế”. Tuy nhiên, Huyền hiếm khi trả lời những bình luận như thế.

Không ít chị em trong công ty cũng ao ước mình có một bà "mẹ chồng quốc dân" như Huyền. Họ còn tin hơn khi Huyền không bao giờ than vãn chuyện nhà hay tụ nhóm xả nỗi ấm ức về mẹ chồng như một số người khác. Chỉ có điều, khi ai hỏi thăm chuyện nhà, Huyền chỉ im lặng cười trừ.

Cách nhìn của mọi người về chuyện mẹ chồng nàng dâu của Huyền chỉ thay đổi sang một hướng khác khi một đồng nghiệp nữ trong công ty tình cờ tham gia vào một hội nhóm kín trên Facebook cùng Huyền.

Nhóm kín đó có đến vài nghìn thành viên, nếu không đăng bài hay tham gia bình luận mà chỉ “tàu ngầm” thì không ai biết ai cả. Chỉ có điều Huyền là một thành viên thường xuyên đăng tâm sự nhất nên đồng nghiệp kia mới biết cô cũng có mặt.

Những câu chuyện của Huyền cũng xoay quanh chuyện mẹ chồng nàng dâu, nhưng hoàn toàn khác so với trên trang cá nhân. Huyền thường kể chuyện nhà để giải toả bực tức và mong mọi người cho lời khuyên. Hình ảnh mẹ chồng của Huyền trở nên tệ hại qua những lời con dâu, thậm chí cô còn đưa hình tố cáo thói ăn ở bẩn của bà.

Xâu chuỗi lại tất cả các câu chuyện, dễ dàng nhận ra mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của Huyền không hề tốt đẹp. Huyền ghét cay ghét đắng mẹ chồng, do lúc trước bà chê cô là dân tỉnh lẻ không xứng với con trai.

Huyền chê bà “trưởng giả học làm sang”, trau diện màu mè mà chẳng khác gì một chú hề trên sân khấu. Bà ngủ hay ngáy, rửa bát xong không tráng nước nóng, quần áo luộm thuộm lại hay xét nét con dâu.

Huyền còn kể sáng nào bà cũng cố ý làm tiếng động thật mạnh để con dâu không ngủ thêm được, khiến cô tức điên. Dưới những tâm sự của Huyền đăng trên nhóm, có hàng chục bình luận chửi bới mẹ chồng giúp cô, Huyền gọi mẹ chồng là “bà già đáng ghét”, “độc đoán ích kỷ”…

Người đồng nghiệp biết chuyện lại nổi tiếng nhiều chuyện trong công ty, cô chụp lại màn hình những gì Huyền đã đăng rồi nhanh chóng chuyền tay cho chị em xem. Ai nấy đều ngỡ ngàng trước lời lẽ Huyền dành cho mẹ chồng.

Trong câu chuyện nhân vật bố chồng tấm tắc khen con dâu như thế nào
Mọi người đồn đoán mối quan hệ với mẹ chồng của Huyền không mấy tốt đẹp, chẳng qua “bằng mặt mà không bằng lòng” chứ không lung linh như cô tô vẽ. Ảnh minh hoạ

Những người vốn không ưa Huyền thì dè bỉu: “Thấy chưa, sống ảo quá mà”, người ít nói thì lắc đầu lè lưỡi. Hình ảnh Huyền trong mắt mọi người cũng thay đổi hoàn toàn, chẳng còn là cô gái khéo ăn khéo nói mà trở thành kẻ hai mặt cần đề phòng.

Chuyện của Huyền được mọi người trong công ty bàn tán suốt vài tuần mới đến tai cô. Mọi người đồn đoán mối quan hệ với mẹ chồng của Huyền không mấy tốt đẹp, chẳng qua “bằng mặt mà không bằng lòng”. Phản ứng duy nhất của Huyền khi biết chuyện là khoá ngay trang Facebook cá nhân và xoá những tâm sự trên nhóm kín.

Thực chất mẹ chồng nàng dâu nhà Huyền ra sao, chỉ có người trong cuộc mới biết. Song chọn Facebook để thể hiện mình như Huyền, chẳng rõ có đạt mục đích nào đó của cô không, chỉ thấy quá nguy hiểm. Thật khó để vừa muốn sống ảo, tạo dựng hình ảnh đẹp lung linh, vừa xả được những nỗi bực tức uất ức trong cuộc sống hàng ngày...

Băng Tâm

Lời khen mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Đây là chất xúc tác tạo nên động cơ hoạt động, học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Khen ngợi đúng cách giúp trẻ hào hứng, vui vẻ, là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá. Trong học tập, thi đua, khen ngợi là động lực giúp trẻ cố gắng đạt thành tích cao. Trong đời sống, khen ngợi giúp trẻ biết được đâu là việc tốt cần phát huy và đâu là việc không nên làm.

Tuy vậy, việc khen ngợi không đúng cách làm trẻ trở nên tự cao, tự đại, dễ hụt hẫng khi thất bại, thiếu cố gắng và tự tin thái quá khi làm bất cứ việc gì. Vì thế, vấn đề mà bố mẹ cần hết sức quan tâm chính là, khen ngợi con như thế nào là phù hợp?

Lời khen cần đúng lúc

Một lời khen có tác động tích cực phải được đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm. Khi trẻ đang làm bài tập mà gặp khó khăn, chán nản, những lời khuyến khích:“Con có thể làm được mà”,“cố gắng suy nghĩ, mẹ tin con có thể làm được”…giúp trẻ có sức mạnh tinh thần để tiếp tục làm bài. Vì thế, lời khen“con tập trung tốt hơn rồi đó!”,“con tiến bộ rồi nè, không còn nhầm lẫn nữa!”, “con giỏi hơn hôm qua rồi đó, làm bài nhanh hơn rồi này!”là những lời khen cần được chia sẻ sau khi trẻ đã tự mình nỗ lực. Đúng lúc vì nó không sớm, không muộn; đúng thời điểm trẻ cần một động lực thôi thúc để tiếp tục tin tưởng vào bản thân “sẽ làm được”. Điều này, giúp trẻ tự tin hơn vào năng lực của chính mình.

Lời khen nên đúng việc

Trẻ luôn muốn được nghe khen ngợi. Tuy nhiên, không phải bất cứ việc gì cũng nên khen. Và cũng đừng đồng nhất việc trẻ tiến bộ, tích cực với những năng lực mà trẻ đương nhiên phải có như đánh răng, rửa mặt thay quần áo hay biết cách chào hỏi người khác. Lời khen thường xuyên với những việc lặp đi lặp lại hằng ngày tạo ra cảm giác nhàm chán. Bố mẹ không nên khen trẻ một cách tùy tiện vì nghĩ lời khen sẽ cũng có lợi. Trẻ đang vẽ chân dung một người bạn, trường hợp trẻ vẽ không đẹp thì bố mẹ không nên miễn cưỡng khen“con vẽ đẹp quá”,trẻ sẽ ỷ lại, nghĩ mình vẽ đẹp, thiếu cố gắng. Thay vào đó hãy nói:“con thích vẽ lắm phải không?”, “bố/mẹ thấy con đang rất cố gắng hoàn thiện nó”. Trẻ chơi phóng phi tiêu không trúng đích, phụ huynh không nên khen“con giỏi quá”, mà hãy là “bố/mẹ thấy con sắp làm được rồi, cố gắng phóng lại và ngắm cho kĩ nào”.

Trong câu chuyện nhân vật bố chồng tấm tắc khen con dâu như thế nào

Việc khen ngợi cần đúng nơi, đúng chỗ

Bố mẹ thường có tâm lý“con mình là nhất”. Điều này là một trong những nguyên nhân việc khen con trở nên thái quá và tùy tiện, nhất là xét về yếu tố không gian. Khen trẻ trước mặt mọi người, khen trẻ ở nơi công cộng… Trẻ dễ có suy nghĩ“mình là nhất”, trở nên thiếu hòa đồng với các bạn, dần dần bị cô lập.Nếu trẻ đang tham gia thi chạy thì bố mẹ tuyệt đối không được so sánh con với bạn chạy nhanh hơn kiểu“con giỏi, con chạy nhanh hơn bạn A, bạn B” – khi có mặt của cả bạn A hoặc bạn B tại nơi đó! . Trẻ sẽ có tư tưởng hơn thua mà khó tiến bộ so với chính bản thân. Nếu cần thiết, chỉ nên động viên trẻ:“Bố/mẹ thấy con đã vượt thành tích mà con chạy hôm trước rồi, cố lên”.Phụ huynh nên nhớ, thành công hay chiến thắng với trẻ là vượt lên chính mình, tiến bộ hơn mỗi ngày. Trong bất kì hoàn cảnh nào, cũng khen ngợi con khéo léo, tránh làm con tự ti hoặc quá tự đại trước bạn bè.

Lời khen cần cụ thể

Lời khen tích cực là động lực giúp trẻ cố gắng hơn trong mọi hoạt động.“Sứ mệnh của lời khen” là tạo động lực trong quá trình phát triển nhận thức của trẻ. Vì thế, hãy để lời“điểm huyệt” đúng điều thuộc về thế mạnh của trẻ. Khi lời khen được diễn đạt với nội dung chân thực, cụ thể, nó còn có tác dụng hướng dẫn cho trẻ trong các hoạt động của mình. Hãy hạn chế những lời khen mang tính chung chung và phóng đại“Con thông minh quá!”, “Con rất tuyệt vời!”, “Con quá giỏi!”mà hãy cố gắng“chỉ điểm” cho trẻ mình được khen vì điều gì:“Con làm làm toán luôn rất nhanh!”, “Bố/mẹ vui vì con là đứa trẻ rất tự giác làm tốt việc học của mình!”, “con là một người bạn biết chia sẻ và ôn hòa với bạn, đó là điều tốt!”, “con tiến bộ hơn so với hôm qua rồi này!”.

Với một lời khen phù hợp, bố mẹ đã tiếp thêm “sức mạnh tinh thần” để trẻ hoàn thành tốt mọi việc của mình.


Chuyên gia Tâm lý