Trong cơ thể có những loại mô nào

14/07/2020 1,822

A. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh.

B. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết, mô xương và mô máu.

C. Mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh.

Đáp án chính xác

D. Mô cơ, mô xương, mô liên kết và mô thần kinh.

Câu hỏi trong đề:   Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 3 [có đáp án] Mô !!

Đáp án C

Các loại mô chính trong cơ thể người là: mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Mô là gì ?

Các loại mô?

Chức năng mỗi mô?

Các câu hỏi tương tự

Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng ?

Dựa trên cơ sở nào mà người ta phân chia các loại mô chính trong cơ thể?

Trong cơ thể người có mấy loại mô chính ?

Các loại mô chính trong cơ thể người là:

Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây ?

Trong cơ thể mô biểu bì có chức năng gì ?

Mô liên kết có chức năng:

Máu được xếp vào loại mô gì ?

Mô cơ ở người được phân chia thành mấy loại?

Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

Sự khác nhau căn bản nhất về chức năng giữa cơ vân và cơ trơn?

Nơron là tên gọi khác của

Cấu tạo sợi nhánh và sợi trục của nơron khác nhau căn bản nhất ở điểm nào?

Trong cơ thể mô thần kinh có chức năng gì?

Hay nhất

- Cơ thểngườivàđộng vậtlà một hệ thống nhất, toàn vẹn, có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất làcơ thểrồi đếnhệ thống cơ quan,cơ quan, mô,tế bàovàphân tử. Trong đó, tế bào là đơn vị sống cơ bản về cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống. Tuy nhiên,cơ thể đa bàohiếm khi chỉ có một tế bào đơn độc thực hiện một chức năng nào đó, mà thường là một tập hợp tế bào [cùng chất gian bào] cùng nhau thực hiện, đó chính là.

- Có 4 loại mô:

+ Mô biểu bì:gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết chất thải

+ Mô cơ:Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.

  • Mô cơ trơn.
  • Mô cơ vân [cơ xương].
  • Mô cơ tim.
  • Chức năng co giãn tạo nên sự vận động

    + Mô liên kết:

    có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết:

    • Mô liên kết dinh dưỡng [Máu và bạch huyết]
    • Mô liên kết cơ học [Mô sụn và xương]
    • Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.

    + Mô thần kinh:gồm các tế bào thần kinh gọi lànơronvà các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

    *Tick nha

    Trong cơ thể có 4 loại mô chính là mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh.

    1. Mô biểu bì [hình 4-1]

    Hình 4-1. Mô biểu bì A. Mô biểu bì ở dạ dày; B. Mô biểu bì ở da

    Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

    2. Mô liên kết [hình 4-2]

    Hình 4-2.Các loại mô liên kết

    A. Mô sợi; B. Mô sụn; c. Mô xương; D. Mô mỡ.

    Mô liên kết gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, cơ thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da... có chức năng tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.

    3. Mô cơ

    Hình 4-3. Các mô cơ A . Mô cơ vân ; B. Mô cơ tim ; c. Mô cơ trơn

    Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn. Các tế bào cơ đều dài. 

    - Cơ vân gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang. 

    - Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái... Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.

    - Cơ tim tạo nên thành tim. Tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.

    Chức năng của mô cơ là co dãn, tạo nên sự vận động.

    4. Mô thần kinh

    Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm [còn gọi là thần kinh giao] [hình 4-4].

    Hình 4-4. Mô thần kinh

    - Nơron gồm có thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở noron này với noron kế tiếp hoặc cơ quan phản ứng gọi là xináp.

    Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

    Loigiaihay.com

    Ta đã biết tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể, nhưng trong cơ thể đa bào hiếm khi có tế bào đơn độc thực hiện chức năng mà là một mô gồm nhiều tế bào hợp lại tham gia cấu trúc cơ thể, hỗ trợ chuyển động, tạo nhiệt hay hỗ trợ vận chuyển chất.

    Trong cơ thể người có 4 loại mô chính:

    1/ Mô biểu bì [epithelial tissue]:

    +Tập hợp tế bào xếp sít nhau, liên kết tế bào thường là liên kết chặt khít [tight junction], phủ ngoài cơ thể [như da] hoặc lót bên trong ống tiêu hóa, ống sinh dục,…

    +Chức năng: bảo vệ, hỗ trợ hấp thu, thải trừ, nội tiết.

    2/ Mô liên kết [connective tissue]:

    Source: //www.thoughtco.com/connective-tissue-anatomy-373207

    +Liên kết các mô lại với nhau.

    +Chức năng: Tạo bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan.

    +Phân loại:

    *Mô liên kết cơ học [mô sụn].

    *Mô liên kết dịch [bạch huyết].

    *Mô liên kết dạng sợi.

    3/ Mô thần kinh [nervous tissue]:

    +Bao gồm mô thần kinh trung ương và mô thần kinh đệm.

    Source: //www.youtube.com/watch?v=gotqQ7RxT_U

    +Chức năng: tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin.

    4/ Mô cơ [muscle tissue]:

    +Mô cơ trơn: hình thoi, nhọn, một nhân, tạo nội quan như dạ dày, ruột, bóng đái,…

    Source: //owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

    +Mô cơ vân [cơ xương]: nhiều nhân, có vân sáng tối xen kẽ, thực hiện các chuyển động được điều khiển. Chiếm khoảng 40% khối lượng cơ thể người.

    Source: //owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

    +Mô cơ tim: phân nhánh, một nhân, tạo thành tim. Được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương [central nervous system] và tế bào tạo nhịp [pacemaker cells].

    Source: //owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

    “Các tế bào cơ tim có tính chất trung gian giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn. Đó là những tế bào nhỏ, có vân, chia nhánh và chỉ một nhân. Khác với cơ vân, các tế bào cơ tim có các cầu nối, kết với nhau thành một khối vững chắc, có những đoạn màng tế bào hòa với nhau. Các sợi cơ tim mang tính hợp bào,  hoạt động như một đơn vị duy nhất khi đáp ứng với kích thích, lan truyền điện thế giữa các sợi cơ tim  nhanh chóng qua các cầu nối.”

    “Các sợi cơ tim chưa nhiều ty lạp thể và mạch máu.”

    “…tim mang tính tự động. Đây là đặc điểm không có ở cơ vân.”

    [Source: //www.dieutri.vn/sinhlynguoi/cau-truc-chuc-nang-sinh-ly-tim]

    Video liên quan

    Chủ Đề