Trong quy trình công nghệ chế biến thịt sau công đoạn chế biến nhiệt là công đoạn nào

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Quy trình sơ chế thực phẩm và bảo quản thức ăn trong khu Bếp là kiến thức cơ bản mà bất kỳ Đầu bếp nào khi học nấu ăn cơ bản cũng phải nắm vững để các hoạt động được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Hãy cùng Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM [CET] tìm hiểu xem cụ thể quy trình này như thế nào nhé!


Trong lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng, chất lượng món ăn là điều quan trọng và có ảnh hưởng đến sự thành bại của việc kinh doanh. Vì thế, để tạo ra một món ăn đạt tiêu chuẩn về hình thức trình bày, hương vị và vấn đề an toàn vệ sinh, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong Bếp. Và đặc biệt, các công đoạn từ sơ chế đến chế biến, bảo quản đều phải được thực hiện đúng theo quy trình.

Quy trình sơ chế thực phẩm và bảo quản thức ăn

Nhập và kiểm tra chất lượng nguyên liệu

Khi nguyên liệu được nhập về, sẽ được tiến hành kiểm tra về số lượng, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Kiểm tra bằng cách quan sát màu sắc, mùi hương và các biểu hiện bên ngoài thật cẩn thận để đảm bảo rằng tất cả các hàng hóa đều có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể như: Với các loại thực phẩm sống phải luôn tươi ngon, không ôi thiu; rau, củ, quả phải tươi, không héo úa; sản phẩm đông lạnh, phải được giữ lạnh và có hạn sử dụng rõ ràng… Sau khi kiểm tra, nếu đạt yêu cầu, nguyên liệu được mang vào khu vực chế biến và bảo quản. Nếu nguyên liệu không đạt yêu cầu, phải làm biên bản và trả lại cho nhà cung cấp.

Đối với các loại rau củ cần đảm bảo phải tươi ngon, không héo úa,
không có mùi lạ. [Ảnh: Internet]

Sơ chế nguyên liệu

Sau khi đã thông qua quá trình kiểm tra, nguyên liệu sẽ được phân loại và tiến hành quá trình sơ chế. Sơ chế nguyên liệu chính là giai đoạn biến nguyên liệu ban đầu thành dạng bán thành phẩm để chuẩn bị giai đoạn nấu chín [biến nhiệt]. Bao gồm các thao tác như: Làm sạch với nước, cắt, khử mùi tanh, ướp… để đảm bảo nguyên liệu sạch nhưng vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng và dễ dàng thấm gia vị hơn.

– Đối với các loại rau, củ, quả: Gọt vỏ, cắt gốc, rửa sạch, ngâm với nước muối hoặc sử dụng máy sử lý chuyên dụng để vệ sinh, khử trùng.

– Đối với các loại thực phẩm tươi sống: Làm sạch, rửa sạch, rồi chế biến hoặc bảo quản trong các loại tu chuyên dụng ở nhiệt độ thích hợp/.

– Đối với các loại gia vị, thực phẩm khô, đông lạnh, đóng hộp: Phân loại và bảo quản theo từng vị trí cụ thể.

Chế biến nguyên liệu

Phụ thuộc vào số lượng suất ăn và thực đơn, công đoạn chế biến thực phẩm sẽ được thực hiện theo quy trình: Sau khi Bếp trưởng đã định lượng, yêu cầu Thủ kho xuất kho hàng và cuối cùng các Bếp chính sẽ chế biến món ăn như thực đơn.

Quá trình chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh cho từng khu vực như:

– Khu vực chế biến thực phẩm tươi sống như cá, thịt, hải sản phải được tách riêng với khu vực Bếp để tránh vi khuẩn xâm nhập.

– Khu vực salad và khu bánh phải được phân biệt với thức ăn có thể dùng ngay hoặc chưa dùng ngay.

– Các dụng cụ chứa và chế biến thực phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ.

– Dùng màu thớt để phân biệt thực phẩm chín, sống.

Sau khi sơ chế nguyên liệu các Đầu bếp sẽ tiến hành chế biến món ăn
[Ảnh: Internet]

Bảo quản thức ăn

Khi hoàn thành công đoạn chế biến, sẽ đến bước bảo quản bằng các thiết bị bảo quản chuyên dụng, có thể giữ nóng thức ăn hoặc bọc màng thực phẩm để chuẩn bị phục vụ thực khách.

Nếu chưa chế biến, các thực phẩm phải được bảo quản ngay:

– Các loại rau, củ, quả bảo quản ở nhiệt độ dưới 8 độ C và sử dụng trong vòng 24 giờ để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

– Các loại thực phẩm đóng hộp: Bảo quản ở kho khô và thực hiện theo tiêu chí hàng nhập trước nên dùng trước.

– Các loại thực phẩm đông lạnh: Cho vào tủ đông. Khi cần chế biến, phải rã đông và sử dụng với khối lượng vừa đủ như yêu cầu.

– Các loại thực phẩm sống phải được giữ lạnh dưới 5 độ C nếu cần dùng ngay hoặc đông lạnh nếu không dùng hết.

Tổng kết 

Trên đây là chi tiết quy trình sơ chế thực phẩm và bảo quản thức ăn trong khu Bếp. Hy vọng, với những gì Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM [CET] cung cấp các bạn sẽ có thêm được những kiến thức hữu ích và vận dụng vào công việc để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 Bài 46: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 5 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Công nghệ 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 46 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10 sắp tới.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 46 có đáp án: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản:

TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 10

Bài 46: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản

Câu 1: Quy mô gia đình không có phương pháp chế biến cá:

A. Luộc

B. Đóng hộp

C. Rán

D. Hấp

Đáp án: B. Đóng hộp

Giải thích: Quy mô gia đình không có phương pháp chế biến cá: Đóng hộp – SGK trang 140

Câu 2: Quy trình công nghệ làm ruốc cá [cá chà bông] từ cá tươi gồm số bước?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: B. 4

Giải thích:Quy trình công nghệ làm ruốc cá [cá chà bông] từ cá tươi gồm 4 bước – SGK trang 140,141

Câu 3: Đâu không phải là phương pháp chế biến sữa?

A. Chế biến sữa tươi

B. Làm sữa chua

C. Chế biến sữa bột

D. Hấp sữa

Đáp án: D. Hấp sữa

Giải thích: Phương pháp không phải phương pháp chế biến sữa là: Hấp sữa – SGK trang 141

Câu 4: Quy trình công nghệ chế biến thịt hộp gồm:

A. Chuẩn bị nguyên liệu → Lựa chọn và phân loại → Rửa → Chế biến cơ học [thái, nghiền…] → Chế biến nhiệt → Vào hộp → Bài khí → Ghép mí → Thanh trùng → Dãn nhãn → Bảo quản → Sử dụng

B. Chuẩn bị nguyên liệu → Lựa chọn và phân loại → Chế biến cơ học [thái, nghiền…] → Rửa → Chế biến nhiệt → Vào hộp → Bài khí → Ghép mí → Thanh trùng → Dãn nhãn → Bảo quản → Sử dụng

C. Chuẩn bị nguyên liệu → Lựa chọn và phân loại → Rửa → Chế biến cơ học [thái, nghiền…] → Bài khí → Ghép mí → Chế biến nhiệt → Vào hộp → Thanh trùng → Dãn nhãn → Bảo quản → Sử dụng

D. Chuẩn bị nguyên liệu → Lựa chọn và phân loại → Chế biến cơ học [thái, nghiền…] → Vào hộp → Bài khí → Rửa → Chế biến nhiệt → Ghép mí → Thanh trùng → Dãn nhãn → Bảo quản → Sử dụng

Đáp án: A. Chuẩn bị nguyên liệu → Lựa chọn và phân loại → Rửa → Chế biến cơ học [thái, nghiền…] → Chế biến nhiệt → Vào hộp → Bài khí → Ghép mí → Thanh trùng → Dãn nhãn → Bảo quản → Sử dụng

Giải thích: Quy trình công nghệ chế biến thịt hộp gồm: Chuẩn bị nguyên liệu → Lựa chọn và phân loại → Rửa → Chế biến cơ học [thái, nghiền…] → Chế biến nhiệt → Vào hộp → Bài khí → Ghép mí → Thanh trùng → Dãn nhãn → Bảo quản → Sử dụng – SGK trang 140

Câu 5:Quy trình công nghệ làm ruốc cá từ cá tươi có thể bảo quản trong bao nhiêu ngày?

A. 70 ngày

B. 80 ngày

C. 90 ngày

D. 100 ngày

Đáp án: C. 90 ngày

Giải thích: Quy trình công nghệ làm ruốc cá từ cá tươi có thể bảo quản sản phẩm trong 90 ngày – SGK trang 141

Câu 6:Công nghệ chế biến thịt không bao gồm:

A. Đóng hộp

B. Hun khói

C. Luộc

D. Sấy khô

Đáp án: C. Luộc

Giải thích:Công nghệ chế biến thịt không bao gồm: Luộc – SGK trang 139

Câu 7:Quy trình công nghệ chế biến thịt hộp gồm mấy bước ?

A. 11

B. 12

C. 13

D. 14

Đáp án: B. 12

Giải thích: Quy trình công nghệ chế biến thịt hộp gồm 12 bước – SGK trang 140

Câu 8:Quy trình công nghệ làm ruốc cá từ cá tươi là :

A. Chuẩn bị nguyên liệu → Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi → Làm khô → Để nguội → Bao gói → Sử dụng.

B. Chuẩn bị nguyên liệu → Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi → Bổ sung gia vị → Làm khô → Để nguội → Bao gói → Sử dụng.

C. Chuẩn bị nguyên liệu → Bổ sung gia vị → Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi → Làm khô → Bao gói → Sử dụng.

D. Tất cả đều sai

Đáp án: B. Chuẩn bị nguyên liệu → Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi → Bổ sung gia vị → Làm khô → Để nguội → Bao gói → Sử dụng.

Giải thích: Quy trình công nghệ làm ruốc cá từ cá tươi là : Chuẩn bị nguyên liệu → Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi → Bổ sung gia vị → Làm khô → Để nguội → Bao gói → Sử dụng – SGK trang 140

Câu 9:Bước thứ 4 trong quy trình công nghệ chế biến thịt hộp là ?

A. Chế biến cơ học

B. Chế biến nhiệt

C. Thanh trùng [diệt khuẩn]

D. Bài khí, ghép mí

Đáp án: A. Chế biến cơ học

Giải thích: Bước thứ 4 trong quy trình công nghệ chế biến thịt hộp là: Chế biến cơ học – SGK trang 140

Câu 10: Quy trình chế biến sữa bột là ?

A. Sữa tươi đạt chất lượng tốt => Thanh trùng => Tách bớt một phần bơ trong sữa => Làm khô => Làm nguội => Bao gói => Bảo quản => Sử dụng

B. Sữa tươi đạt chất lượng tốt => Thanh trùng => Tách bớt một phần bơ trong sữa => Cô đặc => Làm khô => Bao gói => Bảo quản => Sử dụng

C. Sữa tươi đạt chất lượng tốt => Tách bớt một phần bơ trong sữa => Thanh trùng => Cô đặc => Làm nguội => Bao gói => Bảo quản => Sử dụng

D. Sữa tươi đạt chất lượng tốt => Tách bớt một phần bơ trong sữa => Thanh trùng => Cô đặc => Làm khô => Làm nguội => Bao gói => Bảo quản => Sử dụng

Đáp án: D. Sữa tươi đạt chất lượng tốt => Tách bớt một phần bơ trong sữa => Thanh trùng => Cô đặc => Làm khô => Làm nguội => Bao gói => Bảo quản => Sử dụng

Giải thích: Quy trình chế biến sữa bột là : Sữa tươi đạt chất lượng tốt => Tách bớt một phần bơ trong sữa => Thanh trùng => Cô đặc => Làm khô => Làm nguội => Bao gói => Bảo quản => Sử dụng - SGK trang 141

Video liên quan

Chủ Đề