Trong số các dạng nước tự nhiên trên trái đất, nước có độ mặn cao chiếm tỷ lệ khoảng

Thứ sáu, 19/03/2021 - 08:15

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sống nào trên trái đất. Đây là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển. Nước vừa là môi trường, nhưng nó cũng chính là nguồn sống. Nước vừa mang theo vô vàn lợi ích cho sức khoẻ. Nhưng cũng chính là đầu vào, là nguyên liệu trong các hoạt động sản suất, nông nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, nếu không có nước sẽ có sự sống.

Cuộc sống trên trái đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên trái đất đều liên quan và phụ thuộc vào nước cũng như vòng tuần hoàn của nước. Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp. Các nguồn nước trong tự nhiên không ngừng vận động và thay đổi những trạng thái tồn tại khác nhau như rắn, lỏng, khí tạo nên vòng tuần hoàn nước trong sinh quyển. Nước bốc hơi, ngưng tụ và mưa,… Theo đó, chúng vận chuyển, hoà tan và mang theo nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và một số chất cần thiết cho đời sống của sinh vật trên trái đất. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu.

 Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển. Chúng điều hoà các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn giúp đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sinh hoạt hằng ngày. Như tưới tiêu cho nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất công nghiệp, khai thác và sản xuất điện năng, tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, kì vĩ giúp khai thác dịch vụ du lịch của mọi miền đất nước.

Đối với cơ thể con người nước chiếm 70% ở lúc sơ sinh và giảm xuống còn 60% khi trưởng thành,85% khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước. Trong cơ thể nước đóng vai trò là dung môi cho những phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra. Nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Điều hòa thân nhiệt bằng tuyến mồ hôi…Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước khoảng 3-4 ngày. Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng làm việc sẽ giảm đi 20%. Nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự đầu độc và nếu mất 21% lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó cơ thể luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mình. Nhưng việc uống nhiều nước quá cũng không phải là tốt vì khi đó thận sẽ phải làm việc quá tải và nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Đối với đa số nước tồn tại trên hành tinh là một điều hiển nhiên bởi vì nó cần thiết cho hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Nhưng ngoài ra nước trên hành tinh còn có một nhiệm vụ khác rất quan trọng đó là điều hòa nhiệt độ của trái đất. Bởi nước là một chất lỏng có nhiệt dung riêng rất lớn vào khoảng 4200j/kg.K. Tức là để đun nóng 1 kg nước lên 1 độ thì phải cần phải cung cấp 4200J. Do đó năng lượng mặt trời chiếu đến hành tinh của chúng ta là rất lớn nhưng nhiệt độ của trái đất luôn được duy trì để đảm bảo sự sống.

Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất nên không phải lo lắng về việc thiếu nước. Nhưng  3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Đó là chưa kể đến 99.7% trong số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Chỉ còn 0.3% trong tổng số lượng nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt của mình.

Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang luôn làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách hoang phí và làm ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã phanh phui rất nhiều những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý nước thải đã cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước xung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh.

Theo như dự đoán của những nhà phân tích thì trong tương lai nước sạch sẽ là một nguồn tài nguyên quý hiếm không khác gì dầu mỏ ở những thập kỷ trước và thậm trí nước còn có tầm quan trọng hơn rất nhiều. Dầu mỏ có thể được thay thế bằng khí đốt và những nguồn nhiên liệu khác. Nhưng nước thì không. Sẽ không khó tưởng tượng ra viễn cảnh xung đột giữa những quốc gia xung quanh việc chiếm hữu nguồn nước sinh hoạt.

Trong khi dân số ngày càng tăng, nguồn nước lại ngày càng giảm thì việc tìm đến một giải phải tái xử lý, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là một phương pháp cần thiết. Ngày nay chúng ta cũng đang dần từng bước trong việc phát triển những hệ thống xử lý và tái tạo nguồn nước ô nhiễm để phục vụ cho việc sinh hoạt. Trong tương lai rất có thể chúng ta sẽ có những thiết bị tái chế nước với hiệu quả cao và giá thành rẻ, nhưng trước mắt việc mà mỗi người chúng ta có thể làm được đó là hãy sử dụng nước một cách phù hợp tránh lãng phí và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

Ngọc Kiên

Nước chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thể tích trái đất?

Hồi bé, mình được dạy hơn 70% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước, rất nhiều người trong chúng ta cho rằng nước gần như là một tài nguyên vô hạn, xài hoài không hết. Nhưng liệu đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi tổng lượng nước trên trái đất này là bao nhiêu hay không? Nhìn vào hình bên trên, chúng ta sẽ thấy nếu nhét nước vào một khối cầu thì nó chỉ chiếm một phần rất rất nhỏ so với tổng thể tích của trái đất. Bạn không nhìn lầm đâu, nó chỉ có từng đó mà thôi, đó là đã bao gồm băng, hơi nước, nước biển, nước trong người bạn... nữa rồi đó!

Một số sự thật về nước trên trái đất:


  • Nếu gom toàn bộ nước trên trái đất lại, bất kể dạng gì [hơi nước, băng, nước trong cơ thể...] thành một khối cầu thì khối cầu này sẽ có đường kính 1385km, tức là ngắn hơn khoảng 300km so với khoảng cách từ TPHCM tới Hà Nội [Wikipedia]. Tổng khối lượng nước này là 1386 triệu km3.
  • Mỗi ngày có khoảng 1170km3 nước bốc hơi lên bầu khí quyển
  • Có khoảng 12900 km3 nước luôn luôn tồn tại dưới dạng hơi nước trên bầu khí quyển của chúng ta. Nếu toàn bộ lượng nước này rơi xuống thì bề mặt trái đất sẽ bị ngập khoảng 1" [2,5cm].
  • Nếu đem toàn bộ nước trên trái đất đổ vào Mỹ thì quốc gia này sẽ ngập khoảng 145km.
  • 68% lượng nước sạch đang nằm trong băng và sông băng.
  • Nước từ sông là nguồn nước sạch loài người sử dụng nhiều nhất nhưng nó chỉ chiếm thể tích 1250km3, tức 1/1000000 tổng lượng nước.
  • Nước mặn chiếm 96,54% tổng nước trên trái đất.

Sau khi đọc xong bài này, mời bạn coi The Big Picture Ngày của nước

Bản đồ phân bổ nước trên trái đất:


Nguồn: USGS

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Trên trái đất nước mặn chiếm khoảng?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Địa lí 6 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm:Trên trái đất nước mặn chiếm khoảng?

A. 30,1%.

B. 2,5%.

C. 97,5%.

D. 68,7%.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. 97,5%

- Trên trái đất nước mặn chiếm khoảng 97,5%

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu vềBiển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biểndưới đây nhé

Kiến thức mở rộng về Biển và đại dương

1. Biển và đại dương

- Đại dương thế giớilà vùng nước mặn rộng mênh mông, chiếm phần lớn diện tích của bề mặt Trái Đất, nối liền từ bán cầu Bắc đến bán cầu Nam, từ bán cầu Tây đến bán cầu Đông. Nhờ thế mà các tàu viễn dương có thể đi vòng quanh thế giới.

- Có bốn đại dương chính là:Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Lược đồ các đại dương thế giớiDiện tích và tỉ lệ diện tích của các đại dương thế giới

- Ở gần bờ các đại dương còn có các biển, các vịnh biển.

2. Một số đặc điểm của môi trường biển

a. Nhiệt độ và độ muối

- Nhiệt độ của lớp nước trên mặt biển và đại dương [đến độ sâu 200 m] thay đổi theo vĩ độ:

+ Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ nước biển từ 25 – 30oC;

+ Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ càng giảm dần. Ở Bắc Băng Dương, nhiệt độ có thể xuống tới - 1,8oC.

- Độ muối [độ mặn] của đại dương thế giới trung bình là 35‰, nhưng không giống nhau:

+ Những biển ăn sâu vào lục địa, ở vùng ôn đới thường có độ muối thấp hơn;

+ Vùng nhiệt đới độ muối thường cao hơn.

b. Chuyển động của nước biển và đại dương

* Sóng

- Khái niệm:Là sự chuyển động theo chiều ngang của nước biển và đại dương.

- Nguyên nhântạo ra sóng là do gió. Gió càng to, sóng càng lớn.

- Phân loại:Sóng lừng, sóng bạc đầu, sóng thần,…

- Ảnh hưởng:Sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

* Thủy triều

- Khái niệm:Là hiện tượng nước đại dương dao động theo chu kì.

- Nguyên nhândo lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Phân loại:Triều cường và triều kém.

- Ảnh hưởng

+ Thuỷ triều có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sinh hoạt ở các địa phương ven biển.

+ Hoạt động của tàu bè ra vào các cảng biển phụ thuộc rất nhiều vào chế độ triều.

+ Xây dựng nhà máy điện thủy triều, áp dụng triều trong quân sự,…

* Dòng biển

- Khái niệm:Là sự chuyển dịch của các khối nước lớn ở biển và đại dương.

- Nguyên nhânhình thành do các hệ thống gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

- Phân loại:Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

- Ảnh hưởng:Dòng biển là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ven biển.

3. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Nguyên nhân tạo nên sóng biểnkhôngphải là do

A. Động đất.

B. Bão.

C. Dòng biển.

D. Gió thổi.

Câu 2: Trên thế giớikhôngcó đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Châu Nam Cực.

Câu 3: Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

A. Trăng tròn và không trăng.

B. Trăng khuyết và không trăng.

C. Trăng tròn và trăng khuyết.

D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Câu 4: Độ muối trung bình của đại dương là

A. 32‰.

B. 34‰.

C. 35‰.

D. 33‰.

Câu 5: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.

C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.

D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.

Câu 6:Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

A. Dòng biển.

B. Sóng ngầm.

C. Sóng biển.

D. Thủy triều.

Câu 7:Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

A. Dòng biển Bra-xin.

B. Dòng biển Gơn-xtrim.

C. Dòng biển Pê-ru.

D. Dòng biển Đông Úc.

Câu 8:Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 9:Dòng biển nóng có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhiệt độ nước cao hơn 00C và tự di chuyển trên biển.

B.Nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.

C. Vào mùa hạ chạy từ khu vực vĩ độ cao về vĩ độ thấp.

D. Nhiệt độ nước cao hơn 300C và có thể gây cháy rừng.

Câu 10:Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do

A. Bão, lốc xoáy trên các đại dương.

B. Chuyển động của dòng khí xoáy.

C. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.

D. Động đất ngầm dưới đáy biển.

Video liên quan

Chủ Đề