Truyện cậu bé mũi dài của tác giả nào

Truyện cổ tích luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Những câu chuyện mang đậm giá trị nhân đạo, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc giúp các em trưởng thành, phát triển tư duy một cách lành mạnh và trong sáng nhất. Không những thế, lời văn đẹp đẽ trong các câu chuyện cổ còn có tác dụng bồi dưỡng cho trẻ năng lực thẩm mỹ, khả năng cảm thụ văn học, giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách phong phú và hiệu quả.

Truyện cổ tích Cậu Bé Mũi Dài kể về câu chuyện của một cậu bé có cái mũi dài rất ghét cái mũi của mình và tuyên bố không cần đến tai, mắt, mũi gì hết. Nhưng sau khi được các loài muôn thú, cây cỏ trong rừng giải thích, cậu bé đã càm thấy hối hận và biết quý trọng cơ thể mình hơn.

Những hình minh họa sinh động, đầy màu sắc cùng với những câu chuyện thú vị trong mỗi bài học sẽ giúp các em có hứng thú hơn trong việc đọc truyện và rèn luyện nhân cách sống của mình..

1.Mục tiêu cần đạt a. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật trong truyện “Cậu bé mũi dài” - Hiểu nội dung câu chuyện: Những bộ phận trên cơ thể đều có ích lợi nên chúng ta phải biết quý trọng nó và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.... b. Kỹ năng: - Rèn trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng, đủ câu, đủ ý. - Rèn trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe. c. Thái độ: - Trẻ tích cực tham gia hoạt động - Giáo dục trẻ biết bảo vệ, giữ gìn các giác quan của mình và mọi người xung quanh. 2. Chuẩn bị: - Hình ảnh minh hoạ theo nội dung truyện “Cậu bé mũi dài” - Câu hỏi đàm thoại cùng trẻ theo nội dung truyện - Tranh theo nội dung truyện. - Máy vi tính 3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài hát “Cái mũi” - Các con vừa hát bài hát nói về điều gì? - Mũi gọi là giác quan gì? Nó có tác dụng ntn? HĐ2. Kể chuyện“Cậu bé mũi dài”: - Vậy mà có 1 cậu bé lại không biết sự cần thiết, quan trọng của cái mũi, các con biết đó là bạn nào không? Để biết đó là bạn nào các con cùng nghe cô kể chuyện nhé! - Cô kể lần 1: Kể diễn cảm Giới thiệu tên truyện, tên tác giả [Truyện Cậu bé mũi dài do cô Lê Thu Hương và cô Lê Thị Đức sưu tầm] - Cô kể lần 2: Kết hợp h/ảnh minh hoạ trên máy tính. + Đàm thoại trích dẫn làm rõ ý: - Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? - Vì sao cậu bé lại có tên là cậu bé mũi dài? - Khi thấy cây táo sai trĩu quả cậu bé làm gì? - Những điều gì đã sảy ra? Vì sao? “Bỗng bé Mũi Dài nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả…. vướng cái mũi của mình” - Bực quá cậu bé đã nói gì? “Ước gì cái mũi của tôi biến mất…. chẳng để làm gì cả”. - Chú ong nghe vậy đã nói gì với cậu bé? “Tại sao bạn lại không cần có mũi… hoa và quả đấy !” - Chim họa mi nói gì? “Bạn Mũi Dài ơi, nếu bạn không cần có tai… nghe và phân biệt được mọi âm thanh đấy !”. - Các cô hoa nói gì với cậu bé? “Bạn Mũi Dài ơi ! Bạn có nhìn…. rực rỡ của chúng tôi” - Nghe xong cậu bé mũi dài ngẫm nghĩ ntn? “Bé Mũi Dài nghe xong, ngẫm nghĩ một lát rồi hốt hoảng….. không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa”. - Từ đó cậu bé mũi dài đã nhận ra điều gì? - Và cậu đã làm gì? - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. - Cho trẻ nghe lại câu truyện 1 lần nữa trên video.... Kết thúc cô cho trẻ đọc thơ “ Tâm sự của cái mũi” - Trẻ hát cùng cô - Trẻ TL - Vâng ạ - Trẻ nghe cô kể chuyện - Trẻ quan sát hình ảnh và nghe cô kể - Truyện “Cậu bé mũi dài ạ” - Vì cậu có cái mũi dài. - Trèo lên hái táo ạ. - Cậu không trèo được vì vướng cái mũi. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Cậu hốt hoảng - Cậu đã nhận ra tất cả đều rất quan trọng. - Cậu bé luôn nghe lời người lớn vệ sinh cơ thể giữ gìn đôi mắt. - Trẻ nghe - Trẻ hát và đi ra sân.

  • “Lớp học hạnh phúc lan tỏa yêu thương” lớp học từ trái tim của trường mầm non. 27/11/2023
  • Bài giảng điện tử: Khám phá quả dưa hấu" 27/11/2023
  • Khám phá quả dưa hấu 27/11/2023
  • LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thơ: Xe chữa cháy 27/11/2023
  • Đề tài : Dạy trẻ kỹ năng đội mũ bảo hiểm 27/11/2023
  • Dạy hát: “ Em tập lái ô tô” 27/11/2023
  • Bài giảng điện tử "Nghe hát: Đôi mắt xinh" 27/11/2023
  • PHÁT TRIỂN THẨM MỸ NDTT: Nghe hát “Đôi mắt xinh” TCAN: Vũ điệu hóa đá 27/11/2023
  • Đề tài: Dạy trẻ không đi theo người lạ Chủ đề: Trường mầm non 27/11/2023
  • Đề tài: “Bé thoát hiểm khi có cháy” 22/11/2023
  • CHỦ ĐÊ: ĐÔ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ Nhận biết phân biệt: “ Màu xanh- Màu đỏ” 22/11/2023
  • Chủ đề: Phương tiện giao thông Đề tài: KPKH: Khám phá xe đạp 22/11/2023
  • LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài: NDTT:Dạy hát “ Nhà của tôi" 22/11/2023
  • Đề tài: PTNT: Đồ dùng của bé [Đôi dép- cái mũ] 22/11/2023
  • LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Làm quen chữ u, ư 22/11/2023
  • Phát triển ngôn ngữ đề tài: truyện ‘‘cậu bé mũi dài” 22/11/2023
  • Đề tài: Truyện “Đôi bạn tốt” 22/11/2023
  • Cho trẻ làm quen tiếng anh sớm? ích lợi hay có hại.? 22/11/2023
  • Câu đố chủ đề nghề nghiệp 21/11/2023
  • Thơ "Đi cày" 21/11/2023
  • Thơ “ƯỚC MƠ CỦA BÉ” 21/11/2023
  • Thơ “BÉ LÀM HỌA SĨ” 21/11/2023
  • Truyện: Vẽ chân dung Mẹ 21/11/2023
  • Truyện: Gà Trống troai và hạt đậu 21/11/2023
  • Lĩnh vực phát triển nhận thức Đề tài: Tách và gộp các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau trong phạm vi 7 21/11/2023
  • LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: Dạy trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 3 21/11/2023
  • Bài giảng: Truyện "Ba cô gái" 21/11/2023
  • Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Kể chuyện “Ba cô gái” 21/11/2023
  • Bài giảng: Làm quen chữ cái b,d,đ 21/11/2023
  • Bài giảng: Phân nhóm đồ dùng gia đình 21/11/2023

Online: 2

Hôm nay: 10

Hôm qua: 113

Tháng này: 339

tháng trước: 3,395

Năm học 2023-2024 :

Chủ Đề