Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì giống nhau

“Con ngựa đá con ngựa đá” , “Hổ mang bò trên núi”, … đều là những cách chơi chữ vận dụng từ đồng âm, từ đồng nghĩa quen thuộc mà chúng ta thường nghe, vậy từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Từ đồng âm

1.1. Khái niệm

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh những nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì nhau.

Ví dụ:

Nhảy lò cò – Con cò

Quyển sách đang nằm trên bàn – Chúng tôi đang bàn bạc xem tối nay đi đâu.

Có con sâu đang nằm trên chiếc lá – Cái giếng này sâu quá

Những từ gạch chân ở mỗi cụm câu trên đây có phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại không liên quan gì đến nhau.

1.2. Phân loại

Về cơ bản chúng ta có thể phân từ đồng âm thành những loại như sau:

a. Đồng âm từ vựng

Các từ đồng âm nhóm này đều thuộc cùng một từ loại.

Ví dụ:

  1. Con đường này xấu quá.
  2. Cốc nước chanh này cho nhiều đường quá rồi.

Hai từ đường ở đây đều là danh từ.

b. Đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Các từ đồng âm ở nhóm này với nhau thuộc kiểu từ loại khác nhau.

Ví dụ:

  1. Xin chào, mình là Giang Béc và mình rất thích những chú sâu.
  2. Cái giếng này sâu quá.

Từ “sâu” ở câu 1 là danh từ, từ “sâu” ở câu 2 lại là tính từ.

1.3. Lưu ý khi sử dụng

Từ đồng âm thường được sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ hoặc chơi chữ.  Cũng có thể sử dụng nó trong giao tiếp, tuy nhiên khi sử dụng chúng ta cần phải lưu ý những điều sau:

  • Chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, cần phải xem xét, phân tích các từ đồng âm và đặt ở nhiều ngữ cảnh khác nhau để hiểu đúng ý nghĩa của các đó.
  • Không lạm dụng từ đồng âm khi giao tiếp tránh gây khó hiểu không cần thiết.
  • Nên thêm các thành phần phụ phía sau để người đọc, người nghe hiểu trọn vẹn ý nghĩa của từ.
  • Có thể sử dụng các dấu câu để phân biệt các từ đồng âm trong một câu.

2. Từ đồng nghĩa

2.1. Khái niệm

Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau

Ví dụ:

Quả – Trái; Thiệt mạng – Hy sinh; Heo – Lợn; … đều là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau.

2.2. Phân loại

Từ đồng nghĩa có hai loại như sau:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn [không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa] là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau

Ví dụ: Heo – Lợn; Chén – Bát; Quả – Trái; …

Ví dụ từ đồng nghĩa

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn [có sắc thái nghĩa khác nhau] là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thay thế cho nhau.

Ví dụ: Hy sinh – Chết; Phu nhân – Vợ; Nhiệm vụ – Nghĩa vụ …

2.3. Lưu ý khi dùng từ đồng nghĩa

  • Mặc dù từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau nhưng không phải các từ đồng nghĩa đều có thể thay thế cho nhau.
  • Khi nói cũng như khi viết, cần phải xem xét ngữ cảnh, lựa chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ phù hợp với hoàn ảnh giao tiếp để câu thể hiện được ý nghĩa, sắc thái một cách trọn vẹn.

3. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Ví dụ

Trong giao tiếp, chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Việc phân biệt chúng phải dựa vào từng trường hợp cụ thể.

Chúng ta cùng so sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để có thể phân biệt chúng một các dễ dàng hơn:

+ Giống nhau: Trong tiếng Việt, chúng đều là những từ có cách viết và cách đọc như nhau.

+ Khác nhau:

Từ đồng âm: Có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau và không có mối liên hệ nào, chúng cũng không thể thay thế cho nhau.

Từ nhiều nghĩa: Ý nghĩa của những từ này có thể hơi khác nhau nhưng vẫn có một mối liên hệ nào đó về nguồn gốc.

Ví dụ:

  1. Chiếc bàn này quá cũ rồi.
  2. Họ đang bàn nhau xem ngày mai sẽ đi đâu.
Ví dụ

Hai từ bàn tròn ví dụ trên có cách đọc như nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. “Bàn” ở câu 1 là danh từ chiếc bàn. Còn “bàn” trong câu hai là động từ.

Ví dụ:

  1. Hôm qua thằng bé đá bóng bị gãy chân.
  2. Tôi để nó dưới chân giường.

Về cơ bản hai từ chân ở đây đều có mối quan hệ với nhau, “chân” ở ví dụ 1 chỉ một bộ phận trên cơ thể người, “chân” ở ví dụ 2 chỉ một bộ phận của chiếc giường.

Trên đây là một số nội dung cơ bản về từ đồng âm, từ đồng nghĩa mà mình sưu tầm được, hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ biết được khái niệm từ đồng âm và từ đồng nghĩa cũng như các phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

Giang Béc

CÁCH PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA LỚP 5

     Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về nghĩa.Trong chương trình Tiếng Việt 5 có rất ít dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt.HS còn chưa biết cách phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

    Vậy để giúp HS cách phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa GV cần giúp HS hiểu rõ một số vấn đề sau:

Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

         Ví dụ: Hòn đá - đá bóng

      Đặc điểm của từ đồng âm:

- Những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng.

- Đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này nó được triệt để khai thác khi người Việt sử dụng từ đồng âm để chơi chữ của mình.

    Các loại từ đồng âm:

+ Đồng âm từ với từ:

- Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.

      VD: Con đường và mía đường

- Đồng âm từ vựng ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại

      VD: Hòn đá - đá bóng

+ Đồng âm từ với tiếng [Loại này được sử dụng ở các cấp học trên].

  1. Khái niệm về từ nhiều nghĩa:

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

       VD: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau:

- Chúng ta cùng ngồi vào bàn [1] để bàn [2] công việc.

- Bàn [3] phím của chiếc đàn này thật đẹp.

Trong ví dụ trên có:

Từ đồng âm là: bàn [1] và bàn [2]

bàn[1] và Bàn [3]

Từ nhiều nghĩa là: bàn [1] và Bàn [3]

- Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc [còn gọi là nghĩa chính của từ].

- Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển.

    Vậy làm thế nào để HS phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ?

- Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ.

    VD: Đôi mắt bé mở to.

- Nghĩa chuyển được hiểu rộng ra từ nghĩa gốc.

     VD: Quả na mở mắt.

Mùa xuân [1] là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân [2].

      Ta thấy rằng: “xuân” [2] được dùng theo nghĩa chuyển vì“xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Sau khi HS đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, giáo viên cần biên soạn thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh luyện tập.

      Tóm lại: Đối với học sinh lớp 5, học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa và các nghĩa của từ đồng âm. Có như vậy các em mới phân biệt được đúng về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

                                                                    Tác giả: Nguyễn Thị Toan

Video liên quan

Chủ Đề