Từ gợi tả là từ như thế nào

Tiếng Việt rất đẹp, giàu hình ảnh và vô cùng phong phú. Chính bởi vậy mà từ vựng tiếng Việt có nhiều nghĩa và cách sử dụng khác nhau. Một trong số đó là dạng từ tượng thanh và từ tượng hình. Vậy định nghĩa về 2 loại từ là gì, nó có chức năng và sử dụng như thế nào, hãy cùng mình theo dõi qua bài viết này nhé.

Từ gợi tả là từ như thế nào

Các định nghĩa

Tượng trong tiếng Hán là mô phỏng, thanh là âm thanh, hình là hình ảnh. Cho nên ta có định nghĩa 2 loại từ này như sau:

Từ gợi tả là từ như thế nào

* Từ tượng thanh

Là những từ mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, động vật và con người.

– Ví dụ:

  • Âm thanh tiếng mưa sử dụng từ tượng thanh như: rào trào, ầm ầm, lộp độp, tí tách.
  • Mô tả âm thanh của tiếng gió như: xào xạc, lao xao…
  • Âm thanh con người: Tiếng cười: hi hi, ha ha, khanh khách, hắc hắc, khúc khích…
  • Âm thanh thiên nhiên như: Tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim hót ríu rit, tiếng vịt kêu cạp cạp…

* Từ tượng hình

Là những từ gợi tả được hình dáng, ngoại hình hay vẻ bề ngoài của người, của vật

– Ví dụ:

  • Từ tượng hình gợi tả vóc dáng như mũm mĩm, gầy gầy, cao lênh khênh, ục ịch…
  • Mô tả vẻ bề ngoài của vật: lực lưỡng, be bé, gầy gầy, cao cao…

Tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh

  • Làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt của ngôn ngữ và làm miêu tả trở nên cụ thể và sinh động hơn. Vì đa số từ tượng thanh, tượng hình đều là từ láy
  • Giúp khả năng miêu tả, diễn tả cảnh vật, con người, thiên nhiên chi tiết, thực tế và đa dạng.
  • Lưu ý đa số từ tượng thanh, tượng hình là từ láy, nhưng tất cả từ láy đều không phải là tượng thanh hoặc tượng hình. Đôi khi 2 loại từ này có thể không là từ láy.
  • Không nên quá lạm dụng 2 loại từ này vì sẽ ảnh hưởng đến nội dung, nghệ thuật tác phẩm.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Những từ tượng hình chỉ hành động của con người gồm các động từ sau:

  • Chạy lon ton, chạy thoăn thoắt, cười ha ha, khóc thút thít, khóc hụ hụ, nói chuyện rôm rả, ăn lia lịa, uống ực ực, nhai ngoàm ngoạp…
  • Những từ tượng thanh chỉ âm thanh thiên nhiên gồm:
  • Tiếng gió thổi ào ào, tiếng mưa rơi tí tách, ánh mặt trời chói chang, nước thác đổ ào ào…

Ví dụ 2: Trong bài thơ Thu Điếu của Nguyễn khuyến có đoạn:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo.”

⇒ Các từ tượng hình là: tẻo teo

⇒ Từ tượng thanh là: đưa vèo.

Bài tập từ tượng hình, tượng thanh

Bài tập 1: Tìm từ láy tượng thanh trong bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà, mỏi miệng cái da da Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta”

– Đáp án –

– Từ tượng hình: Lom khom, Lác đác,

– Từ tượng thanh: Cuốc cuốc, da da

Bài tập 2: Tìm những từ tượng hình chỉ dáng đi của con người?

– Đáp án –

  • Rón rén
  • Lù đù
  • Thoăn thoắt
  • Lạch bạch
  • Lon ton

Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy tượng hình, tượng thanh

Tiết trời tháng 8 thật dễ chịu, những ngọn gió thoang thoảng, tiếng lá rơi xào xạc, tiếng chim kêu líu lo, mùa thu đã đến thật rồi. Quang cảnh mùa thu lại khiến những ký ức tuổi thơ trong tôi ùa về. Những mùa khai giảng đã qua, những lần cắp cặp vội vàng tới trường cùng chúng bạn tôi vẫn còn nhớ như in. Tất cả những điều đó đọng lại trong tâm trí tôi một cách đẹp đẽ và luôn khiến tôi xúc động vô cùng mỗi khi bất chợt nhớ về. Hôm nay, lại đúng vào ngày tựu trường, nhìn các em nhỏ với gương mặt rạng rỡ được cha mẹ chở tới lớp, tự dưng tôi lại thấy bồi hồi và tiếc nuối. Ước gì mình có thể trải qua cảm giác hân hoan ấy một lần nữa  Những kỷ niệm về tuổi thơ vẫn không bao giờ nhạt nhòa dù tôi có lớn thế nào.

Lựa chọn và sử dụng đúng 2 từ loại trên sẽ giúp tăng tính diễn đạt và biểu cảm cho đoạn văn, câu thơ. Thư viện khoa học một lần nữa chúc bạn học tốt.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

tả tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ tả trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ tả trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ tả nghĩa là gì.

- 1 dt. Bệnh ỉa chảy, đi nhiều và liên tục, thường lây lan thành dịch: thuốc phòng tả bị đi tả.- 2 I. dt. Bên trái, đối lại với hữu (bên phải): cửa phía tả hai bên tả hữu. Bộ phận thiên về tiến bộ, cách mạng, trái với hữu (bảo thủ): đảng cánh tả phái tả. II. tt. Có chủ trương hành động quá mạnh, quá sớm so với điều kiện thực tế: chống khuynh hướng tả Làm như thế là quá tả đấy!- 3 đgt. Nói, viết bằng những hình ảnh cụ thể, sinh động để người khác như được trông tận mắt: tả cảnh nông thôn ngày mùa gợi tả.- 4 tt. Nát vụn, rã rời ra: Vôi tả thành bột áo quần rách tả.
  • linh thiêng Tiếng Việt là gì?
  • nằm không Tiếng Việt là gì?
  • số dương Tiếng Việt là gì?
  • Lương đài Tiếng Việt là gì?
  • tịnh giới Tiếng Việt là gì?
  • sơn pháo Tiếng Việt là gì?
  • đò dọc đò ngang Tiếng Việt là gì?
  • thích thời Tiếng Việt là gì?
  • Tân Thạnh Tiếng Việt là gì?
  • công ty Tiếng Việt là gì?
  • liên tưởng Tiếng Việt là gì?
  • hợp pháp Tiếng Việt là gì?
  • Thi Tồn Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của tả trong Tiếng Việt

tả có nghĩa là: - 1 dt. Bệnh ỉa chảy, đi nhiều và liên tục, thường lây lan thành dịch: thuốc phòng tả bị đi tả.. - 2 I. dt. . . Bên trái, đối lại với hữu (bên phải): cửa phía tả hai bên tả hữu. . . Bộ phận thiên về tiến bộ, cách mạng, trái với hữu (bảo thủ): đảng cánh tả phái tả. II. tt. Có chủ trương hành động quá mạnh, quá sớm so với điều kiện thực tế: chống khuynh hướng tả Làm như thế là quá tả đấy!. - 3 đgt. Nói, viết bằng những hình ảnh cụ thể, sinh động để người khác như được trông tận mắt: tả cảnh nông thôn ngày mùa gợi tả.. - 4 tt. Nát vụn, rã rời ra: Vôi tả thành bột áo quần rách tả.

Đây là cách dùng tả Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ tả là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Ở bài này, các em cần nắm được 2 vấn đề:

- Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?

- Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.

1. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?

a) Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng dấp, dáng vẻ, trạng thái,... của sự vật. Phần lớn từ tượng hình là từ láy.

Ví dụ:

- Từ tượng hình gợi tả dáng dấp, dáng vẻ của người: lom khom, thướt tha, bệ vệ, đủng đỉnh; lặc lè, lòng khòng, lừ đừ, thất thểu, tập tễnh,...

- Gợi tả dáng dấp của sự vật: lè tè, chót vót, ngoằn ngoèo, thăm thẳm, mênh mông, nhấp nhô, khấp khểnh, phập phồng, mấp mô,...

- Gợi tả màu sắc: chon chót, bềnh bệch, sặc sỡ, loè loẹt, chói chang,...

b) Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. (Trong thuật ngữ từ tượng thanh, tượng là mô phỏng, thanh là âm thanh.) Phần lớn từ tượng thanh là từ láy. Một số ví dụ:

- Từ tượng thanh mô phỏng tiếng người nói: léo nhéo, râm ran, bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, ấp úng, bô bô, ông ổng, phều phào, thỏ thẻ, thủ thỉ,...

- Tiếng người cười: ha hả, hà hà, khúc khích, sằng sặc, hô hố, khà khà, hềnh hệch, ngặt nghẽo, rúc rích, sặc sụa,...

- Tiếng nước chảy: ồng ộc, róc rách, tồ tồ, ồ ồ, rào rào,...

- Tiếng gió thổi: ào ào, xào xạc, vi vu, rì rào, vu vu, vi vút,...

- Tiếng chim kêu: chiêm chiếp, líu lo, ríu rít, quang quác, thánh thót,...

- Tiếng chân người đi: thình thịch, bành bạch, lạch bạch, lệt sệt, loẹt quẹt,...

2. Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh

Từ tượng hình và từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh rất cụ thể, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ. Do đó, nó có giá trị miêu tả, giá trị biểu cảm cao. Khi được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự, từ tượng hình và từ tượng thanh góp phần làm cho cảnh vật, con người hiện ra tự nhiên, sống động với nhiều dáng vẻ, cử chỉ, âm thanh, màu sắc và tâm trạng khác nhau. Từ tượng hình và từ tượng thanh là lớp từ có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương.

II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. - Muốn tìm được từ tượng hình, từ tượng thanh trong các câu văn của Ngô Tất Tố, em đọc chậm rãi từng câu, chú ý các từ gợi ra hình ảnh, âm thanh. Ví dụ, ở hai câu đầu "Thằng Dần... chỗ chồng nằm”, em có thể tìm được các từ: soàn soạt (tượng thanh), rón rén (tương hình).

- Cũng tương tự, ở các câu còn lại: bịch (bịch luôn vào ngực chị Dậu...); bốp (... một cái đánh bốp); lẻo khoẻo (sức lẻo khoẻo của anh chàng...); chỏng quèo (hắn ngã chỏng quèo...).

2. Tham khảo từ mẫu trong SGK và các ví dụ ở mục I (Kiến thức cơ bản cần nắm vững) để tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.

3. Phân biệt nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười chính là miêu tả nghĩa của từng từ tượng thanh này. Muốn biết nghĩa của từng từ, em tra Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên). Cụ thể, em tra “vần H”, tìm các mục từ ha hả, hì hì, hô hố, hơ hớ. Em sẽ có được kết quả sau:

- ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí, thoả mãn.

- hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.

- hô hố: mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, khó nghe, gây cảm giác khó chịu cho người khác.

- hơ hớ: mô phỏng tiếng cười rất tự nhiên, thoải mái, vui vẻ, không cần giữ gìn.

4. Trước khi đặt câu với từng từ cho sẵn, em tìm hiểu nghĩa của từ đó (xem từ đó gợi tả hình ảnh nào, mô phỏng âm thanh gì; được dùng để nói về sự vật, hiện tượng nào...). Từ đó, em dự kiến nội dung của câu sẽ đặt, trong đó có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh cho sẵn. Em tham khảo một số câu sau:

a) Mưa lắc rắc vài hạt rồi lại tạnh.

b) Mồ hôi trên mặt Thành rơi lã chã.

Em tự đặt câu với các từ còn lại.

5*. Có khá nhiều bài thơ, đoạn thơ sử dụng thành công các từ tượng hình, từ tượng thanh. Em tham khảo một số bài thơ, đoạn thơ dưới đây (từ tượng hình, từ tượng thanh được in đậm):

a) Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh

Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền.

Sớm chiều, nước xuống triều lên

Cực thân từ thuở mới lên chín mười.

(Tố Hữu, Mẹ Suốt)

b) Xa xa, sau lớp nhà xiêu

Một tia khói nhỏ ngoằn ngoèo bay lên...

Hắn khoái trá cười điên sằng sặc

Nhe hàm răng sáng quắc như gươm.

(Tố Hữu, Bà má Hậu Giang)

c) Chị Tre chải tóc bên ao

Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương

Bác Nồi Đồng hát bùng boong

Bà Chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

(Trần Đăng Khoa, Buổi sáng nhà em)

d) Sao Mai chờn vờn ngang mặt

Nam Tào Bắc Đẩu gần thôi

Vừa mới bước qua ngõ duối

Đã đi lơ lửng giữa trời.

Cổng làng bồng bềnh mây nổi

Bốn bề sương khói ngổn ngang

Trâu quên đôi sừng lấm đất

Tưởng mình lừng thững lên Trăng.

Tán đa bừng ra dột ngột

Có ai? Ơ bác thợ cày

Ngồi thổi nùn rơm, rít thuốc

Sau lưng, đồng lếnh láng bay.

(Trần Đăng Khoa, Trong sương sớm)