Tỷ giá danh nghĩa đa phương

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia được quy đổi ra tiền tệ của quốc gia khác hay còn gọi là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Tỷ giá hối đoái được hình thành do sự trao đổi mua bán dịch vụ, hàng hoá giữa hai quốc gia. Trong đó, tỷ giá mua vào là tỷ giá mà các đại lý đổi tiền sẽ mua ngoại tệ còn tỷ giá bán ra là tỷ giá mà họ sẽ bán ngoại tệ.

Phân loại tỷ giá hối đoái

  • Tỷ giá hối đoái thực [real exchange rate - RER] hay còn được gọi là tỷ giá ngoại thương là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.
  • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa [nominal exchange rate - NER] là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó bao gồm tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương và tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương. Hay có thể hiểu là giá trong nước của một đơn vị ngoại tệ [EH/F], hay ngược lại, giá nước ngoài của một đơn vị nội tệ [EF/H = 1/EH/F].

Xem thêm: Sự khác nhau giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế

Tỷ giá hối đoái là gì?

Đặc điểm của tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó bao gồm tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương và tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương [Bilateral Exchange Rate]: Là giá của một đồng tiền so với đồng tiền khác mà chưa đề cập đến lạm phát giữa hai nước. Nếu NEER > 1 thì đồng tiền được xem là giảm giá [mất giá] đối với tất cả đồng tiền còn lại , nếu NEER < 1 thì đồng tiền được xem là lên giá [được giá] đối với tất cả đồng tiền còn lại.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương hay còn gọi là tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng [NEERNominal Effective Exchange rate]: Thực chất NEER là một chỉ số chứ không phải là tỷ giá, là chỉ số trung bình của một đồng tiền so với đồng tiền còn lại.

Vai trò của tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Với định nghĩa tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá trong nước của một đơn vị ngoại tệ [EH/F], hay ngược lại, giá nước ngoài của một đơn vị nội tệ [EF/H = 1/EH/F] thì:

  • Một sự gia tăng của EH/F [đơn vị ngoại tệ] là một sự mất giá danh nghĩa của đồng nội tệ và tăng giá danh nghĩa của đồng ngoại tệ.
  • Một sự gia tăng của EH/F sẽ làm giảm chi phí của hàng hóa trong nước ở thị trường nước ngoài và tăng chi phí của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước, nghĩa là làm cho nước đó trở nên cạnh tranh hơn, nếu như các yếu tố khác [giá cả] không đổi.
  • Nếu một VND có thể mua nhiều đồng ngoại tệ hơn, đó là sự lên giá của VND. Nếu nó mua được ít ngoại tệ hơn thì đó là sự mất giá của VND.

Vai trò của tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực

Tỷ giá hối đoái thực được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước được xác định theo công thức sau:

e = E x P*/P

Trong đó:

  • Tỷ giá thực [e]: Giá của hàng hóa nước ngoài
  • [P*] so tương đối với giá của hàng hóa trong nước
  • [P] được thể hiện trong một đồng tiền chung

Theo công thức này thì có thể thấy:

  • Một sự gia tăng của e là sự mất giá thực [so với giá danh nghĩa] và cho thấy hàng hóa trong nước tăng cạnh tranh về giá ở thị trường nước ngoài.
  • Một sự suy giảm của e là sự tăng giá thực, cho thấy giá tương đối của hàng hóa trong nước tăng và vì vậy giảm năng lực cạnh tranh về giá của nước đó.
  • Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.

Hiểu một cách đơn giản thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp khi tra cứu về tỷ giá trong các bảng công bố tỷ giá tại ngân hàng hoặc trên website của chính ngân hàng đó.

Video liên quan

Chủ Đề