Vaccine astra 2 mũi cách nhau bao lâu

Cập nhật: 11:31 - 24/09/2021 | Lần xem: 380226

Sáng ngày 24/9/2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành công văn khẩn số 7190/VP-VX về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca. Trong công văn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã có ý kiến chỉ đạo, thống nhất đề xuất của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tại Công văn số 6791/SYT-NVY ngày 21/9/2021 về khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca.

Như vậy, trong tình hình diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, việc đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho người dân nhằm tăng cường sự bảo vệ chống lại dịch bệnh. Đồng thời căn cứ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1, Thành phố sẽ cho phép người tiêm mũi 1 bằng loại vắc xin AstraZeneca, sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer sau thời gian tối thiểu là 06 tuần.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng khi thực hiện tiêm vắc xin mũi 2 cho các trường hợp như nêu trên phải thông tin đầy đủ, giải thích rõ hiệu lực bảo vệ theo các thời điểm tiêm mũi 2, tính an toàn về khoảng cách tiêm mùi 2 để người dân biết và đồng thuận tham gia.

Trước đó, Bộ Y tế cũng có ý kiến về việc việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

Vaccine astra 2 mũi cách nhau bao lâu

tải file tại đây

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC)

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một người được coi là đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ khi đã tiêm liều thứ 2 Pfizer hoặc Moderna hoặc 2 tuần sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson một liều. Nhưng để củng cố sự bảo vệ có thể đã suy yếu kể từ đợt tiêm chủng đầu tiên, CDC khuyên nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện. 

Nghiên cứu cho thấy, việc tiêm tăng cường giúp giảm khả năng nhiễm COVID-19 hoặc bị bệnh nặng nếu bạn mắc phải bệnh này.

Hiện tại, bất kỳ người nào trên 16 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ đều có thể tiêm mũi tăng cường mRNA. Những người đã tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm nhắc lại sau 5 tháng khi đã hoàn thành liều thứ hai. Những người tiêm vaccine Johnson & Johnson có thể tiêm nhắc lại sau hai tháng khi đã tiêm vaccine một liều.

2. Mũi vaccine tăng cường COVID-19 hoạt động như thế nào?

Khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng kháng thể để chống lại sự lây nhiễm trong tương lai.

Giả sử bạn đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cuối cùng vài tháng trước. Theo thời gian, phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ yếu đi, và lúc này một mũi tiêm tăng cường sẽ nhắc lại hệ thống miễn dịch với mầm bệnh để tạo ra nhiều tế bào sản xuất kháng thể hơn.

Yếu tố quan trọng trong quá trình này là một loại tế bào bạch cầu được gọi là tế bào B trí nhớ, vẫn ở trong cơ thể bạn chờ để nhận ra và chống lại cùng một mầm bệnh.

Vaccine astra 2 mũi cách nhau bao lâu

Nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện.

GS.TS. Pablo Penaloza-MacMaster, Đại học Tây Bắc Chicago cho biết, vào thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19, các tế bào B trí nhớ này đã gặp các protein virus - một hoặc hai lần tùy thuộc vào loại vaccine ban đầu đã tiêm. Do đó, các tế bào có thể tạo ra các kháng thể chống lại COVID-19 nhiều hơn và tốt hơn. Có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ nhiều hơn nếu tiếp xúc với COVID-19. Ngoài ra, mũi tăng cường có thể cung cấp khả năng bảo vệ nhiều hơn trước các biến thể khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với liều tăng cường của Johnson & Johnson hai tháng sau mũi tiêm đầu tiên, mức độ kháng thể tăng gấp 4 đến 6 lần. 

Với mũi tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 Moderna mức độ kháng thể tăng gấp 37 lần và 25 lần với mũi tiêm tăng cường Pfizer. 

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc pha trộn và kết hợp các loại vaccine cung cấp nhiều khả năng sự bảo vệ giống như được tăng cường với cùng một loại vaccine đã tiêm ban đầu.

3. Mũi tiêm tăng cường trong bao lâu mới có hiệu quả?

Cho đến nay, không thể biết chính xác thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 có hiệu lực hoàn toàn. Các chuyên gia cho hay, không chắc bạn sẽ được bảo vệ thêm ngay sau khi tiêm liều tăng cường. Bởi thông thường cần mất vài ngày hoặc vài tuần để các tế bào nhớ tạo ra nhiều kháng thể hơn. Tuy nhiên, có thể giữa tuần đầu tiên và tuần thứ hai, cơ thể bắt đầu có sự gia tăng đáng kể khả năng bảo vệ của mũi tiêm tăng cường.

TS. Amesh A. Adalja, Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, đồng ý rằng hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

Theo dõi những người tham gia thử nghiệm vaccine Pfizer trong 100 ngày sau khi tiêm vaccine cho thấy, tác dụng tích cực của tiêm tăng cường có thể bắt đầu ngay sau 7 ngày. Trong thử nghiệm, tỷ lệ những người được tiêm mũi Pfizer tăng cường mắc COVID-19 có triệu chứng thấp hơn nhiều trong thời gian từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường so với những người chỉ tiêm mũi tăng cường giả dược. Kết quả có thể tương tự như với mũi tiêm Moderna tăng cường.

Đối với vaccine Johnson & Johnson, các nhà nghiên cứu cho hay, khi tiêm nhắc lại vào thời điểm 6 tháng sau mũi tiêm duy nhất, mức độ kháng thể tăng gấp 9 lần một tuần sau đó. Các mức kháng thể đó tiếp tục tăng lên cao gấp 12 lần sau một tháng tiêm nhắc lại.

Hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mũi tiêm tăng cường?

Các chuyên gia lưu ý, hiệu quả của việc tiêm nhắc lại và mức độ bảo vệ của vaccine có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố:

- Người cao tuổi

Người cao tuổi thường phản ứng kém hiệu quả hơn với vaccine. Ngoài ra, những người đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể không nhận được đầy đủ hiệu quả của mũi tiêm tăng cường.

- Thời gian giữa các mũi tiêm

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian giữa mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên và mũi tiêm tăng cường càng dài càng tạo ra các kháng thể tốt hơn.

Vaccine astra 2 mũi cách nhau bao lâu

Nên tiêm nhắc lại nếu bạn có đủ điều kiện.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nên kéo dài thời gian để tiêm mũi tăng cường với hy vọng được bảo vệ tốt hơn. Hiện tại chính thời điểm tốt nhất để tiêm nhắc lại nếu bạn đủ điều kiện. Bởi giữa đại dịch nguy hiểm, chúng ta cần có được mức độ bảo vệ cao hơn ngay tại thời điểm này thay vì chờ đợi.

Nguồn: SKĐS

Tại công văn này, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu CDC, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận/huyện/thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền.

Ngoài ra, các đơn vị trên cần thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng, lập kế hoạch tiêm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại văn bản số 10722/BYT-DP ngày 17/12. Cụ thể: 

Tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine) với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng bao gồm: người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người ghép tạng, ung thư, HIV;… người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.  Loại vaccine tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

Tiêm liều nhắc lại vaccine COVID-19 cho đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.

Liều cơ bản là liều vaccine tiêm theo liệu trình quy định của nhà sản xuất. Trong các loại vaccine được Bộ Y tế phê duyệt và được tiêm ở Việt Nam, chủ yếu là các loại vaccine liệu trình hai liều (thường gọi là mũi một, mũi hai), như vaccine của AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm..., mỗi liều tiêm cách nhau tối thiểu 3-8 tuần tùy loại.

Liều bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày.

Liều nhắc lại, còn gọi là liều tăng cường, tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 3 tháng.

Sở Y tế cũng yêu cầu đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế. 

Về loại vaccine: Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA (như vaccine Pfizer, Moderna...); nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA. 

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine AstraZeneca (vaccine vector virus).

Đối với những người đã mắc COVID-19 tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành cách ly y tế theo đúng quy định.

Trước đó, ngày 17/12, UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị 25, trong đó chính quyền Hà Nội yêu cầu việc tiêm vaccine phải thực hiện "thần tốc" theo kế hoạch để phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất hoàn thành trước 31/12; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 tuổi trước 31/1/2022; hoàn thành tiêm mũi bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên trước ngày 31/1/2022.

Tới hết ngày 20/12, Hà Nội đã tiêm được hơn 14,1 triệu mũi tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên. Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều trên địa bàn thành phố là gần 95%; tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 liều là hơn 94%.

Với nhóm dân số từ 12-17 tuổi, từ 23/11 đến nay đã có hơn 816.800 mũi được tiêm, trong đó có gần 660.000 mũi 1 (đạt hơn 97% tổng số trẻ trong lứa tuổi này), hơn 157.000 mũi 2 (đạt hơn 23%), theo Sở Y tế.

Nguồn: SKĐS