Vai trò của đoàn kết là gì

Ông cha ta có câu: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Câu ca dao là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc Việt. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đoàn kết dân tộc luôn đóng một vai trò to lớn, quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay cần chú ý đến những điểm nào?.

Danh mục tài liệu tham khảo

  • Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009.
  • Hội đồng biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2004.
  • ThS. Trương Ngọc Thơi, Bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử lớp 12, Nxb ĐHQG Hà Nội.
  • Chỉ thị của BCH trung ương Đảng về kháng chiến kiến quốc, ngày 25/11/1945, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8 [tr. 21 34], Nxb. CTQG, Hà Nội, 2000.
  • Chỉ thị hoà để tiến của Ban thường vụ BCH trung ương Đảng ngày 9/3/1946, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8 [tr. 48 56], Nxb. CTQG, Hà Nội, 2000.
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 19/12/1946, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8 [tr.160 161], Nxb. CTQG, Hà Nội, 2000.

Cơ sở hình thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Những giá trị truyền thống dân tộc

Những giá trị truyền thống dân tộc bao gồm chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân nghĩa và tinh thần đoàn kết; ý chí đấu tranh anh dũng bất khuất; tinh thần tương thân, tương ái, vị tha, lạc quan, yêu đời của con người và dân tộc.

Những giá trị này được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử trở thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc để dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa.

Những giá trị này được chuyển hóa thành tình cảm tự nhiên triết lý nhân sinh phép ứng xử tư duy lý luận tư duy chính trị của con người Việt Nam theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc hay đã tác động đến đạo làm người của con người Việt Nam từ cổ đại đến nay.

Những giá trị đó đã được các anh hùng dân tộc của những thời kỳ lịch sử khác nhau tổng kết khái quát thành phương pháp đánh giặc giữ nước như phương pháp thống nhất lợi ích, phương pháp khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc giữ nước, phương pháp thân tốc, táo bạo của vua Quang Trung.

Quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới

Quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Cách mạng Việt Nam đang cần có một lực lượng lãnh đạo mới có đỉ khả năng đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, có đủ khả năng quy tụ và tập hợp lực lượng toàn dân tộc, đủ khả năng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

Quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng thế giới Hồ Chí Minh cũng rút ra kết luận: Cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ là những cuộc cách mạng chưa đến nơi, cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa đang tiềm ẩn một sức mạnh to lớn nhưng chưa biết tổ chức, không có đoàn kết và chưa có sự lãnh đạo đúng đắn, chỉ có cuộc cách mạng thàng 10 Nga là cuộc cách mạng đến nơi cuộc cách mạng triệt để.

Một số quan điểm của Mác- Lênin

Chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc; liên minh công, nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng; đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thân vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại,

Nhờ những quan điểm trên mà Hồ Chí Minh đã có cơ sở khoa học để lĩnh hội những hiểu biết của các thế hệ trước để lại và chuyển hóa chúng thành hệ thống tư tưởng của mình về đại đoàn kết dân tộc.

Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp.

Chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc không phải là bất biến, mà luôn vận động, biến đổi, phát triển. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau trong cộng đồng dân tộc. Có như vậy, chiến lược đại đoàn kết dân tộc mới phát huy hết vai trò tích cực của mình.

Chính sách mặt trận của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là để thực hiện đoàn kết dân tộc. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.

Đối với những đối tượng khác nhau và những thời kỳ lịch sử khác nhau, chiến lược đại đoàn kết dân tộc được khái quát thành những luận điểm có tính chân lý, như sau:

Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta

Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi

Đoàn kết là then chốt của thành công

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước nhân nghĩa đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đàu của Đảng, phải được quán triệt trong mọi lĩnh vực, đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC. Để thực hiện mục tiêu này, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng; vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng, coi sức mạnh của cách mạng là ở nơi quần chúng; phải thấm nhuần lời dạy dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.

Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đàu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Bởi vì, cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Muốn đoàn kết được lực lượng toàn dân, theo Hồ Chí Minh cần phải tuyên truyền, huấn luyện làm sao cho nhân dân hiểu được mục đích, đường lối, chính sách của Đảng và làm theo mục đích, đường lối, chính sách ấy. Người nói: Một là đoàn kết. Hai là xây dừng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất đất nước.

Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, cách mạng là sự nghiệp của quân chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ trong phong trào đấu tranh để tự giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác. Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan,tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác,thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.

Lực lượng đại đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm Dân và Nhân dân, có nội hàm rất rộng, vừa được hiểu là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể và dùng để chỉ mọi con dân nước Việt, mỗi một người con Rồng cháu Tiên, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ; gái, trai; giàu, nghèo; quý, tiện. Cho nên Dân được hiểu là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.

Đại đoàn kết là cơ sở để thực hiện khối đoàn kết toàn dân, với ý nghĩa là thực hiện đoàn kết tất cả những người Việt Nam đang sống ở trong nước và đang định cư ở nước ngoài và cho dù định cư ở nước nào thì người Việt cũng không bỏ được cái gốc dân tộc. Cần phải huy động và tập hợp được mọi người dân Việt Nam vào khối đại đoàn kết nhằm thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.

Mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc là nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân và nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, cũng đồng thời là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân là liên minh công, nông và lao động trí óc.

Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước nhân nghĩa đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cả dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đâu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.

Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu Cho nên, vì lợi íc của cách mạng cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải dùng tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang.

Để thực hiện đoàn kết rộng rãi cần có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc nước lấy dân làm gốc, chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân, đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên tắc mácxít cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Theo Người, Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng, là nền, gốc và chủ thể của Mặt trận

Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc

Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở những lời kêu gọi, những lời hiệu triệu mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, phải trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là mặt trận dân tộc thống nhất.

Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phân tích Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luậtquaHOTLINE 19006588củaLuật Quang Huyđể được giải đáp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề