Văn bản hướng dẫn biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không the khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Trong quá trình nhận đơn, thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thể phải ra quyết định áp dụng một hoặc một vài biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng một hoặc một số yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự mà Tòa án sẽ thụ lý hoặc đang trong quá trình giải quyết. Vì nếu không áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể dẫn đến những khó khăn, thiệt hại cho đương sự hoặc khó khăn, trở ngại cho việc giải quyết đúng đắn vụ án và quá trình thi hành án.

Các biện pháp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tài Điều 68 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 như sau

“1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.

3. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.”

2. Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời có những đặc điểm khác với các biện pháp khác mà Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án, đó là:

- Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trước khi thụ lý vụ việc dân sự, cốn tất cả các biện pháp, quyết định khác chỉ có thể được áp dụng sau khi Tòa án đã thụ lý.

- Biện pháp khẩn cấp tạm thời luôn mang trong nó hai tính chất, đó là tính khẩn cấp và tính tạm thời.

Tính khẩn cấp của biện pháp này thể hiện ở chỗ Tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời và được thực hiện ngay sau khi Tòa án ra quyết định áp dụng, nếu không sẽ không còn ý nghĩa trên thực tế.

>> Xem thêm: Thẩm quyền và điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Tính chất tạm thời của biện pháp này thể hiện ỏ chỗ: Nó không phải là quyết định cuối cùng vể giải quyết vụ việc dân sự. Nó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu lý do của việc áp dụng không còn nữa thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định này ngay trong quá trình chuẩn bị xét xử, hoặc khi Tòa án ra quyết định cuối cùng sẽ phải có phán quyết về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án đã áp dụng.

Vì vậy, có thể định nghĩa biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trước khi thụ lý hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể gây ra thiệt hại về quyền và lợi ích cho bên bị áp dụng và người khác. Do đó, khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải rất thận trọng, phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3. Mục đích, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vối mục đích giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Do đó, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống của bản thân cũng như của những ngưồi sống phụ thuộc vào họ.

Mặt khác, do những xung đột về lợi ích, nên có những vụ việc đương sự đã tẩu tán tài sản, hủy hoại chứng cứ nhằm gây khó khăn cho phía đương sự bên kia trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời tạo ra các trở ngại cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Vì thế, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này góp phần ngăn chặn các hành vi sai trái, bảo vệ bằng chứng, giữ nguyên được giá tri chứng minh của chứng cứ, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác. Khi lý do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn thì Tòa án có quyển hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nó thể hiện sự linh hoạt trong tố tụng sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.

Các Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tê, lao động chỉ cho phép Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã thụ lý vụ án. Bộ luật tố tụng dân sự đã có những quy định mới cho phép Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi thụ lý vụ việc dân sự. Sự đổi mới này trong công tác lập pháp tạo điều kiện cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích của đương sự được kịp thời, có hiệu quả hơn, phù hợp với yêu cầu của thực tê cuộc sống.

4. Đối tượng có quyển yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

- Các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự.

- Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ ần để bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm:

>> Xem thêm: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự là gì? Quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành?

+ Cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp Phụ nữ có quyển khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình, trong trường hợp Luật hôn nhân và gia đình quy định.

+ Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyển khởi kiện vụ án laọ đọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động.

- Toà án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

Đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì tuy đương sự không có yêu cầu, nhưng Tòa án thấy cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tức là đã có đủ các điều kỉện do Bộ luật tố tụng dân sự quy định đối với việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó, thì Tòa án mới tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Đốì vối các biện pháp khẩn cấp tạm thòi được quy đinh từ khoản 6 đến khoản 13 Điều 114 Bộ luật tô tụng dân sự hiện hành thì Toà án không được tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thơi. Toà án chỉ được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi đương sự có đơn yêu cầu và đối với các trường hợp phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì chỉ khi đương sự đã thực hiện biện pháp bảo đảm Toà án mối ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp khi thấy cần thiết và có căn cứ.

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được coi là đúng đắn khi chứng minh được việc áp dụng này nhằm giải quyết một hoặc nhiều yêu cầu sau đây:

- Để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án được Tòa án giải quyết và cần giải quyết ngáy, nếu không sẽ ảnh hường xấu đến đời sống, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, v.v. của đương sự.

- Bạo vệ bằng chứng nhằm tránh bị tiêu hủy [đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy, V.V.].

- Bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được.

- Bảo đảm việc thi hành án.

>> Xem thêm: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính là gì ? Quy định pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính ?

Điều kiện để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chírih là do tình thế khẩn cấp, cấp bách cầri phải được giải quyết ngay, không thể chậm trễ, nếu chậm trễ sẽ không đáp ứng được các yêu cầu, các “đôì tượng” cần được bảo vệ nói trên.

5. Thời điểm yêu cầu và thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Các đương sự, ngưòi đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thòi trước khi thụ lý hoặc trong quá trình giải quyết vụ án.

Tuỳ từng trường hợp, và theo yêu cầu của người khởi kiện, Toà án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi thụ lý, hoặc trong quá trình giải quyết vụ án.

Đối vối việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trưốc khi thụ lý chỉ áp dụng trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp trong trường hợp này đồng thời phải nộp đơn khởi kiện cho Toà án.

6. Điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

6.1. Điều kiện khách quan

– Các điều kiện khách quan chung

Điều 111 BLTTDS 2015 quy định:

“1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó”.

>> Xem thêm: Thai yếu phải nghỉ tạm thời thì có được hưởng bảo hiểm thai sản không?

Như vậy, điều kiện áp dụng BPKCTT chủ yếu được xác định dựa trên hai yếu tố: Quyền, lợi ích đang hoặc có khả năng bị xâm hại; và tính khẩn cấp của hoàn cảnh.

– Các điều kiện khách quan riêng

Bên cạnh các điều kiện khách quan chung còn có các điều kiện khách quan riêng, được áp dụng cho từng BPKCTT cụ thể. Các điều kiện này có thể về đặc tính tài sản [tài sản đang tranh chấp, tài sản của người có nghĩa vụ, hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…] hoặc về tác động tiêu cực [hành vi hủy hoại tài sản, hành vi tẩu tán tài sản, hành vi thay đổi hiện trạng tài sản…], hoặc các yếu tố khác đối với trường hợp cụ thể áp dụng BPKCTT.

Việc đặt ra các điều kiện này nhằm tiếp tục phân loại yêu cầu để đảm bảo việc áp dụng một BPKCTT cụ thể là phù hợp và đạt hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, các điều kiện này cũng thu hẹp phạm vi áp dụng của biện pháp, hạn chế khả năng lựa chọn BPKCTT của các bên đương sự.

Thứ nhất, nếu chỉ áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp [trong các điều 120, 121, 122 BLTTDS 2015] sẽ hạn chế khả năng áp dụng với tài sản không tranh chấp để bảo vệ chứng cứ hoặc đảm bảo thi hành án của các biện pháp này. Trên thực tế, việc áp dụng BPKCTT đối với tài sản không phải là tài sản tranh chấp nhưng có liên quan đến vụ án đang giải quyết như cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của người có nghĩa vụ để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ… là rất cần thiết.

Thứ hai, nếu chỉ áp dụng BPKCTT kê biên, cấm chuyển dịch quyền tài sản, cấm thay đổi hiện trạng tài sản khi “có căn cứ cho thấy” có hành vi vi phạm đã làm giảm hiệu quả áp dụng của biện pháp này.

Để đáp ứng được điều kiện này, người yêu cầu phải chứng minh rằng người giữ tài sản có ý định tẩu tán, hủy hoại tài sản và đang hiện thực hóa ý định đó. Trong nhiều trường hợp, kể từ thời điểm có căn cứ cho thấy có hành vi vi phạm đến thời điểm hành vi đó thực sự diễn ra có thể chỉ vài giờ [với hành vi hủy hoại tài sản] hoặc vài phút [với hành vi bán tài sản là động sản]. Khả năng xảy ra thiệt hại khi đó là rất lớn và thời điểm có thể xảy ra hành vi vi phạm là rất gần. Do đó, đến khi chứng minh được căn cứ về hành vi vi phạm thì gần như đã không còn khả năng ngăn chặn hành vi đó nữa. Vậy, cần thay đổi quy định theo hướng cho phép áp dụng BPKCTT khi có căn cứ cần ngăn chặn hành vi vi phạm để đảm bảo tính kịp thời của việc áp dụng.

6.2. Điều kiện chủ quan

Việc áp dụng BPKCTT luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại đến quyền lợi đối với các chủ thể khác. Trong trường hợp có thiệt hại xảy ra do việc yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng, bên có yêu cầu phải chịu trách nhiệm bồi thường. Để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ đó, trong một số trường hợp, bên yêu cầu sẽ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng một khoản tiền hoặc các loại tài sản khác có giá trị do tòa án ấn định. Đây là điều kiện mang tính chủ quan bởi việc có đáp ứng điều kiện này hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bên yêu cầu.

Điều 136 BLTTDS 2015 quy định:

>> Xem thêm: Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ? Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm là gì ?

“Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật này phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu”.

Video liên quan

Chủ Đề