Văn bản nghị luận thuộc phong cách ngôn ngữ nào

Chuyên đề đọc – hiểu văn bản

Phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt trong văn bản,

các thao tác lập luận trong văn nghị luận.

Các phong cách ngôn ngữ văn bản: [ 6 phong cách ]

Phong cách ngôn ngữ

Khái niệm, dạng tồn tại

Các đặc trưng cơ bản

Sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp

Có 2 dạng:

-Dạng lời nói

-Dạng viết: nhật ký.

-Tính cụ thể: không gian,  thời gian, con người,cách dùng từ ngữ,…

-Tính cảm xúc: giọng điệu, cách xưng hô,…

Kiểu câu giàu sắc thái biểu cảm: câu cảm than, câu nghi vấn,…

-Tính cá thể: giọng nói, thói quen sử dụng ngôn từ,…

Nghệ thuật

Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực nghệ thuật.

Dạng tồn tại: văn bản

-Tính hình tượng: là cách diễn đạt thong qua hệ thống hình ảnh, màu sắc, biểu tượng để người đọc dùng tri thức của mình lien tưởng, suy nghĩ để rút ra bài học nhân sinh.

-Tính đa nghĩa

-Tính hàm xúc: lời ít, ý nhiều.

-Tính truyền cảm: cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu.

-Tính cá thể hóa: phong cách của mỗi tác giả.

Báo chí

Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực báo chí.

Thường là bản tin, phóng sự, bình luận.

-Tính thời sự: tin tức cập nhật.

-Tính chính xác

-Tính hấp dẫn

-Tính ngắn gọn: dung lượng.

Chính luận

Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận.

Thường đề cập đến vấn đề chính trị, xã hội.

-Tính công khai về chính kiến, lập trường, quan điểm: nhìn vấn đề với tư cách chủ quan.

-Tính chặt chẽ: luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực.

-Tính truyền cảm

Khoa học

Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học.

Thường xuất hiện trong cách luận án, đồ án, khoa học giáo khoa, khoa học phổ cập.

-Tính khái quát, trừu tượng: thuật ngữ, khái niệm.

-Tính lí trí logic: trình bày chặt chẽ.

-Tính khách quan phi cá thể.

Hành chính công vụ

Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản mang tính hành chính công vụ.

Thường là đơn từ, biên bản,…

-Tính khuôn mẫu.

-Tính minh xác: từ ngữ không được đa nghĩa.

-Tính điều hành.

Các phương thức biểu đạt:

-Khái niệm: phương pháp, cách thức biểu đạt để truyền tải nội dung trong văn bản.

-Các phương thức biểu đạt chủ yếu:

STT

Phương thức biểu đạt

Dấu hiệu nhận biết

Miêu tả

Dùng chi tiết, hình ảnh để giúp người đọc hình dung đặc điểm, tính chất nổi bật của một đối tượng [phong cảnh, con người, sự vật, sự việc]

Tự sự

Trình bày một chuỗi các sự việc có liên quan đến nhau để dẫn đến sự việc kết thúc. Trong sự việc có bày tỏ thái độ khen, chê của người trần thuật.

Biểu cảm

Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ thái độ, cảm xúc, tình cảm đối với đối tượng được nói tới.

Điều hành

Trình bày theo những đề mục nhất định nhằm bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, quyết định,…

Thuyết minh

Dùng lời nói, lí lẽ để trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của đối tượng nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng tự nhiên, xã hội.

Nghị luận

Dùng lời lẽ, dẫn chứng để lập luận nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về tư tưởng, quan điểm.

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận.

Khái niệm: cách tổ chức, sắp xếp lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm trong văn nghị luận.

Các thao tác lập luận:

STT

Thao tác lập luận

Dấu hiệu nhận biết

Giải thích

Sử dụng chủ yếu lí lẽ để cắt nghĩa: Vì sao, như thế nào,…

Chứng minh

Sử dụng dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Phân tích

Lí lẽ, dẫn chứng là sự chia tách luận điểm thành các bộ phận để đi sâu nghiên cứu từ đó rút ra đánh giá, tổng hợp.

So sánh

Sắp xếp lí lẽ, dẫn chứng theo quan hệ đối chiếu hay tương phản, từ đó làm rõ cho luận điểm.

Bác bỏ

Nêu ý kiến đối phương.

Sắp xếp lí lẽ, dẫn chứng để lần lượt phản bác quan điểm ý kiến đối phương

Bình luận

Vừa bàn luận, vừa đề xuất quan điểm chủ quan của người viết. [ thường xuất hiện các từ: theo tôi, tôi cho rằng,..]

comments

Lời giải chi tiết

I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

1. Tìm hiểu văn bản chính luận

Văn bản

Thể loại

Mục đích của văn bản

Thái độ, quan điểm

Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn

Xác lập cơ sở pháp lí quốc tế [quyền cá nhân, quyền dân tộc] cho toàn bản tuyên ngôn.

- Thái độ: khẳng định, đề cao.

- Quan điểm: rõ ràng, mạch lạc.

Cao trào chống nhật, cứu nước

Bình luận thời sự

Khẳng định thực dân Pháp không phải là đồng minh, cuộc chiến chống phát xít Nhật là công cuộc do một mình nhân dân ta gánh vác.

- Thái độ: phủ nhận vai trò đồng minh của Pháp, khẳng định kẻ thù là phát xít Nhật.

- Quan điểm: đứng hoàn toàn về phía nhân dân.

Việt Nam đi tới

Xã luận

Khẳng định thế và lực mới của đất nước trong mùa xuân mới.

- Thái độ: phấn chấn, hào hứng, sôi nổi.

- Quan điểm: cổ vũ, khuyến khích.

 2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

a. Mục đích của ngôn ngữ chính luận: trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính xác, chủ trương về văn hóa, xã hội theo môt quan điểm chính trị nhất định.

b. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận.

c. Ngôn ngữ chính luận có ảnh hưởng khá sâu rộng trong ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn học.

LUYỆN TẬP:

Câu1. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận:

Phân biệt

Nghị luận

Chính luận

Khái niệm

Là thao tác tư duy.

Là một phong cách ngôn ngữ.

Phạm vi sử dụng

Dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực: văn học, xã hội, chính trị...

Dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị với vấn đề nào đó.

Câu 2. Đoạn văn trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận vì:

- Thể loại: đoạn trích thuộc văn kiện “Báo cáo chính trị” do Hồ Chí Minh trình bày trong Đai hội lần thứ II của Đảng lao động Việt Nam [1951] → thuộc lĩnh vực chính trị.

- Mục đích: Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn của dân ta.

- Dùng nhiều từ ngữ chính trị: dân ta, yêu nước, tổ quốc, xâm lăng, bán nước, cướp nước.

- Quan điểm chính trị: đề cao lòng yêu nước của dân ta.

Câu 3. Chứng minh lời văn trong văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc:

- Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu.

- Chúng ta chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.

- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

Video liên quan

Chủ Đề