Ví dụ về chiết khấu thương phiếu

Thương phiếu là một công cụ tài chính xuất hiện trong mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, nếu mọi chuyện xảy ra bình thường, tức là đến ngày đáo hạn thì người thụ hưởng mang thương phiếu đến đòi con nợ [người có trách nhiệm thanh toán cho tờ thương phiếu đó] để nhận tiền, thì ngân hàng sẽ chẳng có việc gì ở đây.

Nhưng nếu người thụ hưởng cần tiền và muốn nhận tiền trước thời hạn thì ngân hàng sẽ tham gia vào và thực hiện nghiệp vụ CKTP bằng cách mua lại tờ thương phiếu đó với giá thấp hơn giá trị có thể nhận được từ tờ thương phiếu [phần chênh lệch chính là tiền lãi ngân hàng thu được].

Lúc này phát sinh nghiệp vụ gọi là chiết khấu thương phiếu

[Tham khảo saga ]

Chiết khấu hối phiếu l à một hành vi mà người sở hữu hối phiếu nh ượng lại hối phiếu cho người khác để lấy tiền đối với hối phiếu ch ưa đến kỳ hạn thanh toán v à luôn luôn dưới mệnh giá của hối phiếu.

Số tiền chiết khấu tùy thuộc vào lãi suất chiết khấu và kỳ hạn còn lại của hối phiếu. Nếu lãi suất chiết khấu thấp và kỳ hạn còn lại của hối phiếu ngắn thì số tiền chiết khấu nhỏ và ngược lại.

Số tiền chiết khấu = mệnh giá hối phiếu x kỳ hạn còn lại của hối phiếu x lãi suất chiết khấu

Nếu gọi:

I0      là lãi suất chiết khấu

I1      là lãi suất thường, thì I0 = [I1 / [1 + I1]]

Ví dụ lãi suất cho vay thông thường là 15%/năm, thì lãi suất chiết khấu sẽ là:

I0 = [15% / [1 + 15%]] = 13%/năm

Ví dụ: Một hối phiếu với mệnh giá là 100,000USD. Kỳ hạn còn lại của hối phiếu là 3

tháng. Lãi suất chiết khấu là 13%/năm, vậy số tiền chiết khấu sẽ là:

100,000 x [13 x 3]/[100 x 12] = 3,250UsD.

Vậy giá bán của hối phiếu là: 100,000 – 3,250 = 96,750USD


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • chiet khau hoi phieu
  • chiết khấu hối phiếu là gì
  • hối phiếu là gì
  • chiết khấu là gì
  • kiểm phiếu chiết khấu là gì
  • sản phẩm chiết khấu hối phiếu
  • ,

    Chiết khấu thương phiếu [tiếng Anh: Commercial Bill Discount] là việc bán thương phiếu cho ngân hàng để sớm thu tiền về với một giá thấp hơn mệnh giá thương phiếu.

    Khái niệm

    Chiết khấu thương phiếu trong tiếng Anh là commercial bill discount.

    Sau khi nhà xuất khẩu giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người xuất nhập khẩu, người hưởng lợi thương phiếu muốn thu tiền của thương phiếu hoặc là nhờ ngân hàng thu hộ theo phương thức thanh toán nhờ thu [collection] hoặc là thế chấp thương phiếu cho ngân hàng để vay tiền ngân hàng hoặc là bán thương phiếu đó cho ngân hàng với giá thấp hơn mệnh giá thương phiếu để thu hồi tiền sớm hơn. 

    Như vậy, chiết khấu thương phiếu là việc bán thương phiếu cho ngân hàng để sớm thu tiền về với một giá thấp hơn mệnh giá thương phiếu.

    Đặc điểm của chiết khấu thương phiếu

    Chiết khấu thương phiếu thực chất là ngân hàng tài trợ tài chính tức thời cho nhà xuất khẩu. Nhờ có hình thức tài trợ này, nhà xuất khẩu sớm thu hồi được vốn để đầu tư cho một hoạt động kinh doanh mới.

    Mặc dù vẫn đối mặt với các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện chiết khấu cho nhà xuất khẩu, nhưng ngân hàng sẵn sàng bỏ tiền ra mua thương phiếu, bởi vì trong nền sản xuất hàng hóa, thương phiếu hội đủ các thuộc tính của hàng hóa. Đó là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của thương phiếu.

    Về nguyên tắc trao đổi của hàng hóa, người mua chỉ trả tiền cho người bán ngay sau khi nhận được quyền sở hữu của hàng hóa. Ngân hàng mua thương phiếu tức là mua các quyền và lợi ích của thương phiếu đem lại cho họ khi thương phiếu đáo hạn.

    Ngân hàng chỉ trả tiền cho người bán thương phiếu khi các quyền và lợi ích của thương phiếu được thực hiện, cũng giống như mua bán hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, khác với mua bán hàng hóa thông thường, quyền và lợi ích của thương phiếu chỉ thực sự đến khi thương phiếu đáo hạn.

    Khi thực hiện chiết khấu, theo yêu cầu của người bán thương phiếu, ngân hàng đã phải ứng tiền trước cho họ, tức là ngân hàng đã tài trợ cho người bán thương phiếu, thậm chí phải chấp nhận rủi ro do việc ocn nợ mất khả năng thanh toán. 

    [Theo Giáo trình Tài trợ thương mại Quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê]

    Khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này mang lại một số lợi ích cơ bản như sau: * Đối với ngân hàng: + Đây là một nghiệp vụ cấp tín dụng khá an toàn do: - Tính thanh khoản của thương phiếu cao [ngắn hạn, dễ chuyển đổi], nên ngân hàng có thể chủ động sử dụng khi nắm giữ thương phiếu, không bị ứ đọng vốn lâu. - Theo luật thì ngân hàng có quyền truy đòi tất cả các đối tượng có mặt trên tấm thương phiếu [kể cả người đã chuyển nhượng thương phiếu đó]chứ không riêng gì người có trách nhiệm chi trả ghi trong thương phiếu [chiết khấu có truy đòi]. Do đó rủi ro tín dụng sẽ thấp đi do có nhiếu người phải chịu trách nhiệm trả nợ hơn. + Về mặt quản trị ngân thì đây là một dạng dự trữ thứ cấp khá tốt vừa đảm bảo thanh khoản lại vừa sinh lãi ở mức chấp nhận được. * Đối với doanh nghiệp: + Đảm bảo nguồn vốn kết hợp kinh doanh bình thường: Thương phiếu không phải là tiền vì cần phải chờ tới ngày đáo hạn người thụ hưởng mới nhận được tiền, trong khi đó tiền bán chịu chính là doanh thu của doanh nghiệp cho nên nó cần phải quay vòng nhanh để doanh nghiệp trang trải chi phí và hoạt động bình thường. Khi doanh nghiệp cần vốn mà tờ thương phiếu lại chưa đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp có thể nhờ ngân hàng chiết khấu tờ thương phiếu đó để có tiền sử dụng vào sản xuất. + Nghiệp vụ CKTP giúp gia tăng quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp: Vì giờ đây với nghiệp vụ CKTP của ngân hàng doanh nghiệp sẵn lòng bán chịu hơn do có thể chiết khấu nhận được tiền trước ngày đáo hạn tờ thương phiếu khi cần tiền, chứ không cần giữ mãi tờ thương phiếu đó. + Nghiệp vụ CKTP giúp gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ: Có điều này là do khi ngân hàng chiết khấu thương phiếu thì người thanh toán thương phiếu mới chính là đối tượng chủ yếu mà ngân hàng quan tâm khi cấp tín dụng, mặc dù chính chủ nợ, hay người thụ hưởng mới là người mang thương phiếu đi chiết khấu. Cho nên nếu người thanh toán là công ty lớn, hoạt động hiệu quả thì sẽ dễ dàng được ngân hàng chấp nhận chiết khấu. Ví dụ như: Nếu một công ty ABC [rất nhỏ, chưa danh tiếng] bán chịu một lô hàng cho công ty lớn như công ty sữa Vinamilk và lập một hối phiếu, sau đó Vinamilk ký bảo đảm lên hối phiếu đó. Thì khi công ty ABC mang hối phiếu đó đến ngân hàng để chiết khấu, có thể dựa vào danh tiếng, năng lực hoạt động tốt của Vinamilk thì ngân hàng dễ chấp nhận tờ hối phiếu đó hơn. Và nhờ đó ABC dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn lý tưởng bậc nhất trong nền kinh tế là từ ngân hàng mà không tốn quá nhiều chi phí và thời gian [còn tại sao nói nguồn vốn ngân hàng là nguồn vốn lý tưởng trong nền kinh tế thì chắc là các bạn biết rồi]. * Đối với nền kinh tế: + Cấp tín dụng bằng CKTP là một hình thức cấp tín dụng an toàn cho nền kinh tế vì khi cấp tín dụng bằng chiết khấu thương phiếu sẽ đảm bảo nguyên tắc hàng - tiền do khi tiền tung ra từ ngân hàng thì trong nền kinh tế cũng đã có sẵn một lượng hàng hoá tương ứng đang luân chuyển, do đó giảm thiểu áp lực lạm phát. Cũng cần chú ý rằng hàng hoá mua chịu của doanh nghiệp chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho nên, cấp tín dụng bằng hình thức CKTP tạo điều kiện tốt cho sản xuất phát triển gia tăng hàng hoá cho nền kinh tế.

    Chiết khấu được xem là một thuật ngữ được dùng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được khái niệm chiết khấu là gì, các phân loại cũng như cách tính chiết khấu. Chiết khấu chưa thực hiện là một loại hình triết khấu khá phổ biến. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu chiết khấu chưa thực hiện là gì cũng như đưa ra ví dụ cụ thể về chiết khấu chưa thực hiện.

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    1. Khái quát về chiết khấu:

    Để hiểu về chiết khấu chưa thực hiện trước tiên chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về chiết khấu. Có nhiều định nghĩa khác nhau về triết khấu. Về cơ bản ta có thể hiểu chiết khấu là gì thông qua các phân tích cụ thể sau đây.

    Khái niệm chiết khấu:

    Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng thương mại để nhận lấy một  khoản tiền bằng giá trị đến hạn trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí.

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về chiết khấu như sau: “Chiết khấu là việc mua có kì hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán”.

    Chiết khấu trong tiếng Anh gọi là gì?

    Chiết khấu trong tiếng Anh gọi là Discount.

    Các loại giấy tờ có giá thực hiện chiết khấu:

    Xem thêm: Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng

    Theo Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định về công cụ chuyển nhượng với nội dung cụ thể như sau: “Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định”.

    Công cụ chuyển nhượng được thực hiện chiết khấu bao gồm các loại công cụ cụ thể như sau:

    – Hối phiếu là công cụ chuyển nhượng được thực hiện chiết khấu: Hối phiếu chính là công cụ của tín dụng thương mại, là một giấy nợ phát sinh trong quan hệ thương mại, dùng để xác nhận cho người cầm nó [người thụ hưởng] một trái quyền ngắn hạn về tiền đối với người thụ lệnh khi giấy nợ đến hạn.

    Hối phiếu có hai loại cơ bản sau đây: Hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ.

    – Các giấy tờ có giá khác bao gồm:Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu Chính quyền địa phương; Kì phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành theo qui định Ngân hàng Nhà nước; Kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và được chiết khấu theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

    Các hình thức chiết khấu bao gồm các hình thức cụ thể như sau:

    – Mua có kì hạn giấy tờ có giá:  Mua có kì hạn giấy tờ có giá được hiểu là việc ngân hàng mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng. Bên cạnh đó thì khách hàng cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một khoảng thời gian xác định tại hợp đồng chiết khấu.

    – Mua có bảo lưu quyền truy đòi giấy tờ có giá: Mua có bảo lưu quyền truy đòi giấy tờ có giá được hiểu cơ bản kà việc ngân hàng mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, khách hàng có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu.

    Xem thêm: Chiết khấu lương trong thời gian thử việc

    Trong trường hợp ngân hàng không nhận đầy đủ số tiền thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán giấy tờ có giá.

    Ưu điểm của chiết khấu:

    – Chiết khấu là một loại nghiệp vụ ít rủi ro, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là khá chắc chắn. Ưu điểm này xuất phát từ đặc điểm của hối phiếu là có tính đảm bảo cao cho người thụ hưởng.

    – Chiết khấu là hình thức tín dụng khá đơn giản, ít phiền phức đối với ngân hàng, bởi thủ tục và quy trình cho vay khá đơn giản. Chiết khấu sẽ không làm đóng băng vốn của ngân hàng và thời hạn chiết khấu ngắn [thường nhỏ hơn 90 ngày] và ngân hàng thương mại có thể khá dễ dàng xin tái chiết khấu hối phiếu ở Ngân hàng có nhu cầu về vốn.

    – Tiền cấp cho khách hàng khi chiết khấu thông thường sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, bởi vậy nó lại tạo nguồn vốn cho ngân hàng.

    Hạn chế của chiết khấu:

    – Thứ nhất, ngân hàng nhận chiết khấu nhưng hối phiếu giả mạo hay hiểu đơn giản đó là những hối phiếu không thực sự xuất phát từ một quan hệ thương mại nào mà do một số người tự ý phát hành giả dể lừa đảo ngân hàng.

    – Thứ hai, các chủ thể là người chịu trách nhiệm thanh toán giấy tờ có giá bị mất khả năng thanh toán trước khi và khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán [rủi ro tín dụng].

    Xem thêm: Dòng tiền chiết khấu [Discounted Cash Flow – DCF] là gì?

    2. Chiết khấu chưa thực hiện:

    Khái niệm chiết khấu chưa thực hiện:

    Chiết khấu chưa thực hiện hay còn được gọi là lãi suất chưa thực hiện.

    Khoản chiết khấu chưa thực hiện được hiểu là tiền lãi hoặc phí trên một khoản vay, đã được thu bởi một tổ chức cho vay nhưng chưa được tính là lợi tức [hoặc thu nhập] của tổ chức. Thay vào đó, ban đầu khoản chiết khấu chưa thực hiện này sẽ được ghi nhận là nợ phải trả [liability].

    Khi vòng đời của khoản vay tiến triển, các phần tương ứng của phí hoặc lãi thu được sẽ được loại bỏ khỏi bên nợ phải trả của bảng cân đối kế toán và được tính là thu nhập. Nếu khoản vay được các chủ thể trả hết sớm, phần lãi chưa thực hiện phải được trả lại cho người vay.

    Chiết khấu chưa thực hiện hay lãi suất chưa thực hiện trong tiếng Anh gọi là gì?

    Chiết khấu chưa thực hiện hay lãi suất chưa thực hiện trong tiếng Anh gọi là: Unearned Discount/ Unearned Interest.

    Tìm hiểu về chiết khấu chưa thực hiện: 

    Một khoản chiết khấu chưa thực hiện ghi nhận các khoản khấu trừ lãi suất trước khi được phân loại là thu nhập kiếm được trong suốt thời hạn của khoản nợ chưa trả. Sau đó, theo thời gian, chiết khấu chưa thực hiện sẽ tạo ra sự gia tăng lợi nhuận của các chủ thể là người cho vay và giảm nợ phải trả.

    Xem thêm: Chiết khấu thanh toán là gì? Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán?

    Ví dụ cụ thể về chiết khấu chưa thực hiện:

    Ngân hàng tín thác của Snuffy đã cho công ty môi giới của Ernie vay tiền. Là một phần của chi phí trả trước của khoản vay, công ty môi giới của Ernie được yêu cầu phải trả khoản phí tài chính là 6% trên tổng số tiền vay.

    Tổng số tiền cho vay là 10.000 đô la và sẽ được hoàn trả sau 5 năm trả góp hàng tháng. Số tiền phí tài chính được Ernie trả trước là 600 đô la. Ban đầu, Ngân hàng tín thác của Snuffy đã ghi nhận khoản chiết khấu chưa thực hiện 600 đô la như một khoản nợ phải trả trên sổ sách của mình.

    Vì công ty môi giới của Ernie trả khoản vay 60 lần [12 lần mỗi năm trong 5 năm], tương tự 1/60 trong số 600 đô la sẽ được xóa khỏi phần nợ phải trả ở bảng cân đối kế toán và được ghi nhận là thu nhập.

    Giải thích thuật ngữ liên quan:

    – Khái niệm nợ phải trả:

    Nợ phải trả là thứ mà một người hoặc công ty nợ, thường là một khoản tiền. Nợ phải trả được giải quyết theo thời gian thông qua việc chuyển các lợi ích kinh tế bao gồm tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ.

    Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS đưa ra định nghĩa cụ thể như sau: “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình”. Nợ phải trả của một doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải trả thông thường, dự phòng nợ phải trả và nợ tiềm tàng.

    Xem thêm: Lãi suất tái chiết khấu là gì? Những điều cần biết về lãi suất tái chiết khấu?

    Các khoản nợ phải trả thông thường được phản ánh trên bảng cân đối kế toán là các khoản nợ được xác định chắc chắn về thời gian và giá trị, như mua hàng hóa chưa trả tiền cho người bán, vay ngân hàng hay phải trả công nhân viên.

    Dự phòng nợ phải trả là khoản nợ phải trả chưa có sự chắc hắn về giá trị và thời gian nhưng đã có những ước tính đáng tin cậy, còn nợ tiềm tàng là khoản nợ phải trả chưa có sự chắc chắn về thời gian, giá trị và không có ước tính tin cậy.

    Ví dụ cụ thể theo quy định hiện hành, các công ty xây dựng phải trích lập dự phòng bảo hành các công trình xây dựng không vượt quá 5% tổng giá trị công trình.

    – Nợ phải trả trong tiếng Anh gọi là gì?

    Nợ phải trả trong tiếng Anh gọi theo một số cách là liabilities hay account payable.

    – Phân loại nợ phải trả:

    Nợ phải trả được trình bày trên bảng cân đối kế toán theo thời hạn nợ, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

    Nợ ngắn hạn được hiểu là các khoản nợ có thời hạn trả vòng một năm. Nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, cụ thể như nợ phải trả người bán, nợ phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, ứng trước của khách hàng, chi phí phải trả,…

    Xem thêm: Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là gì? Ví dụ, ưu điểm và hạn chế

    Nợ dài hạn được hiểu là các khoản nợ có thời hạn trả trên một năm. Nợ dài hạn của doanh nghiệp thường bao gồm vay dài hạn ngân hàng, trái phiếu phát hành và nợ thuế tài sản tài chính.

    Video liên quan

    Chủ Đề