Ví dụ về hành vi sai lệch tích cực

07:35 | 14-03-2017

Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại, hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội được chia thành hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.

   - Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi [có thể là cố ý hoặc vô ý ] vi phạm phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội  hoặc không còn được nhà nước và xã hội thừa nhận.     

   Trong xã hội học pháp luật có hai khả năng xảy ra: Một là, các quy phạm pháp luật do chế độ cũ ban hành không còn phù hợp trong điều kiện xã hội mới do tính chất hà khắc, lạc hậu, lỗi thời của nó. Hành vi vi phạm, phá bỏ các quy tắc pháp luật đó mang ý nghĩa tích cực về mặt xã hội nên đó là hành vi sai lệch tích cực. Hai là, các quy phạm pháp luật do nhà nước hiện nay ban hành, đã hết hoặc vẫn còn hiệu lực thực tế, nhưng chúng không còn phù hợp với yêu cầu thực tế cuộc sống, đòi hỏi nhà nước phải sửa đổi hoặc bãi bỏ. Việc một cá nhân, nhóm xã hội chống lại các quy phạm pháp luật hiện hành nhưng không còn phù hợp đó là sự “gióng lên hồi chuông” để nhà nước sửa đổi chúng, nghĩa là nó mang ý nghĩa tích cực.   

  Ví dụ cụ thể: đó là một cuộc biểu tình chống nạn nạo phá thai nữ ở Ludhiana, Ấn Độ. Bé gái Bhavia đang thiếp ngủ trong chiếc bọc len ấm áp bên cạnh 20 đứa trẻ khác đang huơ chân tay và la khóc. Các cô y tá mặc trang phục saris màu hoa cà và đeo khẩu trang bế những chiếc bọc trẻ sơ sinh ra khỏi nôi và đung đưa chúng dưới cái nắng mùa đông ở New Delhi.

     Hành vi đó đã góp phần xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và sự bất bình đẳng giới không còn phù  hợp trong thực tế xã hội ở Ấn Độ nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Do đó, đây là hành vi mang ý nghĩa tích cực cho toàn xã hội.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6190 -1900.6212

    -  Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi [có thể cố ý hoặc vô ý] vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội hiện hành, có nội dung, tính chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, các cộng đồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

   Ví dụ:  Việc rải đinh cố ý gài bẫy nhằm để làm thủng bánh xe của người đi đường là hành vi sai lệch tiêu cực, đó là  hành vi trái pháp luật, nếu gây thiệt hại cho xã hội ở mức độ thấp thì bị xử phạt hành chính; nếu hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Trong BLHS hiện hành của nhà nước ta có hai tội phạm liên quan đến… “đinh tặc”. Đó là tội cản trở giao thông đường bộ [theo Điều 203 BLHS] và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản [theo Điều 143   BLHS].


Tag: hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật tiêu cực

Phân tích ví dụ về hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Nguyên nhân hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Những sai lệch xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng được phát triển, giữa thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, mạng internet cũng như các mạng xã hội phát triển mạnh như vũ bão thì đồng nghĩa với nó là những hiện tượng, quan hệ xã hội cũng theo đó mà ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn. Pháp luật do đó cần phải không ngừng hoàn chỉnh để quản lý hiệu quả hơn mọi mặt của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành áp dụng pháp luật vào đời sống, dù vô tình hay cố ý cũng không thể tránh khỏi những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật. Vậy hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội được hiểu như thế nào là đúng? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức về vấn đề này.

1. Chuẩn mực xã hội là gì? 

Chuẩn mực xã hội hay còn được hiểu là chuẩn mực đạo đức là sự tổng hợp tất cả các quy tắc, các yêu cầu các chuẩn phạm được sinh ra nhằm mục đích bảo đảm sự ổn định, để giữ gìn trật tự xã hội , kỉ cương của xã hội. Để đảm bảo thực hiện được mục đích mà chuẩn mực đạo đức hay chuẩn mực xã hội vạch ra thì tất cả các phần tử trong xã hội bao gồm các cá nhân hay nhóm xã hội, một người hay nhiều người cùng nghiêm chỉnh tuân thủ và chấp hành

Việc nghiêm chỉnh chấp hành thông qua các phương thức xác định trên các tiêu chí như ít hay nhiều, mức độ nghiêm trọng, ít nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, trên sự xác định những việc được phép và không được phép, giữa cái có thể và cái không thể, trên cái bắt buộc phải thực hiện và không được phép thực hiện để đạt được  sự ổn định, để giữ gìn trật tự xã hội , kỉ cương của xã hội.

2. Các hình thức của chuẩn mực xã hội:

Chuẩn mực xã hội hay còn gọi là chuẩn mực đạo đức được hình thành không chỉ dựa trên các nguyên tắc được đưa ra trên giấy tờ, văn bản mà nó còn hình thành dựa trên các quan hệ xã hội, các quy phạm trong chính đời sống xã hội do vậy hình thức của chuẩn mực xã hội cũng được thể hiện qua nhiều hình thức tương ứng với những nguồn gốc hình thành

Cụ thể, chuẩn mực xã hội được hình thành dưới các hình thức như sau:

Chuẩn mực xã hội thường được biểu hiện dưới hai hình thức: chuẩn mực xã hội thành văn và chuẩn mực xã hội bất thành văn

+ Chuẩn mực xã hội thành văn được là loại chuẩn mực xã hội mà các nguyên tắc, quy định của nó thường được ghi chép lại thành văn bản dưới những hình thức khác nhau.

Trong chuẩn mực xã hội thành văn có ba loại cụ thể là chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị và chuẩn mực tôn giáo.

+ Chuẩn mực xã hội bất thành văn được hiểu là những loại chuẩn mực xã hội mà trong đó các quy tắc, các yêu cầu của nó thường không được ghi chép lại thành các văn bản. Ví dụ Ví dụ như các chuẩn mực phong tục, tập quán ở từng địa phương, từng vùng miền, từng khu vực khác nhau nên cũng có những chuẩn mực khác nhau hay như chuẩn mực thẩm mỹ cũng vậy ở mỗi vùng miền, nơi sinh sống khác nhau cũng sẽ có những chuẩn mực về thẩm mỹ dùng để đánh giá là khác nhau.

Xem thêm: Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức

Cũng chính vì đặc điểm là không được ghi chép lại thành các văn bản nên chúng chủ yếu tồn tại và phát huy vai trò của mình là bảo đảm sự ổn định, để giữ gìn trật tự xã hội , kỉ cương của xã hội.

Hiệu lực của chuẩn mực xã hội bất thành văn của  mình bằng con đường giáo dục truyền miệng và được củng cố, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì lý do này nên chuẩn mực xã hội bất thành văn thường được thể hình dưới ba loại chuẩn mực xã hội bất thành văn cụ thể là chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán và chuẩn mực thẩm mĩ.

3. Khái niệm về sai lệch chuẩn mực xã hội:

Dựa vào khái niệm về chuẩn mực xã hội hay chuẩn mực đạo đức thì ta có thể hiểu khái niệm về sai lệch chuẩn mực xã hội như sau:

+ Hành vi sai lệch được hiểu là hành vi làm ngược lại, trái lại với những nguyên tắc, những quy định đã đặt ra từ trước đó của những cá nhân hay tập thể trong xã hội

+ Các trường hợp sai lệch với chuẩn mực được hiện rõ trên những tình huống trong cuộc sống, những sự kiện đã diễn ra trong những mối quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, hay giữa tập thể với tập thể.

Ví dụ: Những hành vi, hiện tượng sai lệch trong xã hội xuất hiện trong xã hội ngày nay như nghiện ngập, hút chích, ăn trộm, ăn cướp, đánh chửi vợ con, hiện tượng say rượu…..

4. Phân loại các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội:

Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại, hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội được chia thành hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.

– Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi [có thể là cố ý hoặc vô ý ] vi phạm phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội  hoặc không còn được nhà nước và xã hội thừa nhận.     

Xem thêm: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga

Trong xã hội học pháp luật có hai khả năng xảy ra: Một là, các quy phạm pháp luật do chế độ cũ ban hành không còn phù hợp trong điều kiện xã hội mới do tính chất hà khắc, lạc hậu, lỗi thời của nó. Hành vi vi phạm, phá bỏ các quy tắc pháp luật đó mang ý nghĩa tích cực về mặt xã hội nên đó là hành vi sai lệch tích cực. Hai là, các quy phạm pháp luật do nhà nước hiện nay ban hành, đã hết hoặc vẫn còn hiệu lực thực tế, nhưng chúng không còn phù hợp với yêu cầu thực tế cuộc sống, đòi hỏi nhà nước phải sửa đổi hoặc bãi bỏ. Việc một cá nhân, nhóm xã hội chống lại các quy phạm pháp luật hiện hành nhưng không còn phù hợp đó là sự “gióng lên hồi chuông” để nhà nước sửa đổi chúng, nghĩa là nó mang ý nghĩa tích cực.   

Ví dụ cụ thể: đó là một cuộc biểu tình chống nạn nạo phá thai nữ ở Ludhiana, Ấn Độ. Bé gái Bhavia đang thiếp ngủ trong chiếc bọc len ấm áp bên cạnh 20 đứa trẻ khác đang huơ chân tay và la khóc. Các cô y tá mặc trang phục saris màu hoa cà và đeo khẩu trang bế những chiếc bọc trẻ sơ sinh ra khỏi nôi và đung đưa chúng dưới cái nắng mùa đông ở New Delhi.

Hành vi đó đã góp phần xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và sự bất bình đẳng giới không còn phù  hợp trong thực tế xã hội ở Ấn Độ nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Do đó, đây là hành vi mang ý nghĩa tích cực cho toàn xã hội.

–  Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi [có thể cố ý hoặc vô ý] vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội hiện hành, có nội dung, tính chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, các cộng đồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

Ví dụ:  Việc rải đinh cố ý gài bẫy nhằm để làm thủng bánh xe của người đi đường là hành vi sai lệch tiêu cực, đó là  hành vi trái pháp luật, nếu gây thiệt hại cho xã hội ở mức độ thấp thì bị xử phạt hành chính; nếu hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Trong Bộ luật hình sự hiện hành của nhà nước ta có hai tội phạm liên quan đến… “đinh tặc”. Đó là tội cản trở giao thông đường bộ [theo Điều 261 Bộ luật hình sự] và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật hình sự 2015.

5. Các hành vi, hiện tượng sai lệch chuẩn mực xã hội xuất hiện trong xã hội:

+ Hiện tượng hút ma túy, nghiện ngập

Trong xã hội phát triển và có rất nhiều tệ nạn thì nghiện hút ma tuý là một căn bệnh xã hội nguy hiểm và  là một hiện tượng đang xuất hiện tràn lan trong đời sống xã hội. Nghiện hút ma tuý  được coi là hiện tượng có tính sai lệch và tính nguy hiểm cho xã hội thuộc loại đứng đầu trong tất cả các hiện tượng sai lệch chuẩn mực xã hội. Nghiện hút ma tuý  được coi  tác nhân hàng đầu gây ra những hậu quả rất rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người hút chích, nghiện ma túy, không chỉ vậy còn gây ảnh hưởng lên kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.

Những tác hại của ma tuy và hành vi sai lệch chuẩn mực này gây ra được thống kê như sau:

Xem thêm: Quan hệ nhân quả là gì? Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả theo Mác – Lênin?

Nghiện hút ma túy là nguyên ngân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra sự phá huỷ sức khoẻ người nghiện cụ  thể là gây rối loạn thần kinh, hô hấp, tai biến…Huỷ hoại nhân cách con người ví dụ như người nghiện thường thấy cuộc đời bế tắc, xử sự tiêu cực, bi quan, sống gấp, cổ vũ cho lối sống thực dụng…; phá vỡ hạnh phúc gia đình, khánh kiệt về kinh tế; tạo gánh nặng cho xã hội [xã hội chịu tốn kém tiền của để chạy chữa cho người nghiện, người nghiện sống bám vào xã hội]; ảnh hưởng xấu tới trật tự an ninh xã hội ,tai nạn giao thông, mại dâm, làm lan truyền HIV/AIDS. Nguy hại hơn, hành vi nghiện ma tuý thường là nguyên nhân làm phát sinh các hành vi phạm tội khác như: buôn lậu, trộm cắp, cờ bạc, cướp giật, giết người…

+ Hiện tượng nghiện rượu

Một trong những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội cũng nghiêm trọng không kém hành vi nghiện hút ma túy đó là nghiện rượu. Say rượu hay còn được hiểu là nghiện rượu là hành vi của người uống rượu thường xuyên , đây là một trong những  nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu phố, lối xóm… Vì khi người nghiện rượu uống quá nhiều rượu thì sẽ rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,không kiểm soát được hành vi, cử chỉ lười nói của mình, mất lý trí do say rượu, người say rượu có thể gây ra các hành vi tội ác như: giết người, cố ý gây thương tích…

+ Hiện tượng tự tử

Ngày nay, những vụ việc tự tử do trầm cảm, nợ nần hay thất tình không còn là những câu chuyện xa lạ nữa. Hành vi tự tử thường gặp là bởi những nguyên nhân như như sự nghèo khổ, nạn thất nghiệp, trốn tránh trách nhiệm nào đó, tình trạng goá bụa, thất tình, khủng hoảng tinh thần, sự ám ảnh về một tội ác đã phạm phải, đánh mất niềm tin vào cuộc sống, tin những điều mê tín dị đoan, nhảm nhí, không có cơ sở khoa học…Tuy hành vi tự tử liên quan đến yếu tố tinh thần cả trên phương diện tiêu cực hay do sự thiếu thốn tình cảm , sự lắng nghe nhưng đây cũng là một trong những hành vi không được xã hội ủng hộ

Xem thêm: Các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và cách khắc phục, hạn chế

Video liên quan

Chủ Đề