Vì sao bóng đá ý đi xuống

Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý [tiếng Ý: Nazionale di calcio dell'Italia] là đội tuyển của Liên đoàn bóng đá Ý và đại diện Ý trên bình diện quốc tế.

Ý

Giuseppe Meazza

Trận đấu đầu tiên là một trận đấu giao hữu của đội tuyển diễn ra tại Milan vào ngày 15 tháng 5 năm 1910, Ý đã đánh bại Pháp với tỉ số 6-2.[3] Vào cuối trận đấu, các cầu thủ đã nhận được phần thưởng từ 4000 cổ động viên là vài bao thuốc lá ném xuống từ các khán đài.[4] Đội tuyển Ý đã thi đấu với sơ đồ 2-3-5, đội trưởng đầu tiên trong lịch sử là Francesco Calì.[5]

Thành công đầu tiên của đội tuyển trong một giải đấu chính thức là Huy chương đồng Olympic 1928 tại Amsterdam. Sau thất bại trước Uruguay ở bán kết, Ý đã thắng Ai Cập 11-3 ở trận tranh huy chương đồng.

Sau khi từ chối tham dự kì World Cup đầu tiên tại Uruguay năm 1930, Ý giành chiến thắng ở 2 kì World Cup tiếp theo [1934, 1938], nhờ sự dẫn dắt của huấn luyện viên huyền thoại Vittorio Pozzo và sự xuất sắc của Giuseppe Meazza, người được xem là một trong những cầu thủ Italia xuất sắc nhất mọi thời đại. Những ngôi sao của giai đoạn này có thể kể tới Luis Monti, Giovanni Ferrrai, Giuseppe Ruffino và Virgino Rosetta.

Giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ 2 [1946–1966]Sửa đổi

Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại đồi Superga [Torino, Ý] năm 1949 đã cướp đi sinh mạng toàn bộ các cầu thủ câu lạc bộ A.C. Torino [lúc đó đang là nhà vô địch Serie A 4 năm liền], đồng thời gây tổn thất nặng nề tới đội tuyển quốc gia Ý, vì khi đó có tới 10/11 cầu thủ chính thức của đội tuyển thuộc biên chế A.C. Torino. Hậu quả để lại là Italia đã không thể vượt qua vòng 1 World Cup diễn ra tại Brasil một năm sau đó, một phần nguyên nhân nữa là do việc di chuyển bằng tàu thủy tới Brasil [việc đi lại bằng máy bay đã bị huỷ do những lo sợ về một vụ tai nạn nữa] tốn quá nhiều thời gian và ảnh hưởng rất nhiều tới thể lực của các cầu thủ.

Trong hai kì World Cup 1954 và 1962, Ý tiếp tục không vượt qua vòng bảng, thậm chí họ còn không thể vượt qua vòng loại để tham dự World Cup 1958. Trong những năm đầu thập niên 1960, trong khi hai câu lạc bộ của Ý là A.C. Milan và Inter Milan làm mưa làm gió trên bình diện quốc tế thì đội tuyển quốc gia Ý lại không giành được những kết quả tích cực. Ý đã không thể giành quyền tham dự Giải vô địch bóng đá châu Âu đầu tiên vào năm 1960, và bị loại bởi Liên Xô tại vòng 16 đội vào năm 1964.

World Cup 1966 trở thành một vết đen trong lịch sử bóng đá Ý với thất bại 0-1 trước các cầu thủ CHDCND Triều Tiên. Azzurri, được đánh giá là một trong những ứng cử viên vô địch của giải đấu, với sự có mặt của Rivera và Bulgarelli, đã bị loại ngay từ vòng bảng bởi thất bại trước CHDCND Triều Tiên -1 đội bóng bán chuyên nghiệp lần đầu tham dự World Cup. Đội tuyển Ý sau đó đã bị chỉ trích dữ dội bởi truyền thông và các cổ động viên quê nhà sau khi về nước họ, trong khi Park Doo-Ik - cầu thủ đã ghi bàn cho CHDCND Triều Tiên - thì được so sánh với chàng tí hon David người đã chiến thắng gã khổng lồ Goliath.

Vô địch châu Âu và hạng Nhì World Cup [1968–1976]Sửa đổi

Năm 1968, "Azzurri" giành danh hiệu lớn đầu tiên của họ kể từ sau World Cup 1938 sau khi đánh bại Nam Tư tại Roma để giành danh hiệu vô địch châu Âu đầu tiên về cho đất nước . Trận chung kết giữa Ý và Nam Tư đến nay vẫn là trận chung kết duy nhất của một giải đấu lớn phải tiến hành thi đấu lại. Ở trận đấu đầu tiên, sau hai hiệp phụ kết quả là 1-1, do ngày đó chưa có thi đấu luân lưu nên theo luật lệ ngày đó trận đấu sẽ được tổ chức lại vài ngày sau đó. Trong trận đá lại, Ý giành chiến thắng 2-0 bằng 2 bàn thắng của Rivera và Anastasi.

Tại World Cup 1970, Ý được đánh giá là một trong những ứng cử viên vô địch. Nhờ phong độ bùng nổ của những nhà vô địch châu Âu 2 năm trước đó như Giacinto Facchetti, Rivera, Luigi Riva và tiền đạo cắm Roberto Boninsegna, "Azzurri" thi đấu xuất sắc và giành quyền vào chơi trận chung kết World Cup sau 32 năm ngắt quãng. Trước đó tại vòng bán kết, Ý đã giành chiến thắng 4-3 trước Tây Đức trong một những trận đấu nổi tiếng nhất lịch sử bóng đá, trận đấu mà sau này người ta vẫn hay gọi với cái tên "Trận cầu của Thế kỷ". Mặc dù bị đánh bại 1-4 trong trận chung kết bởi những người Brasil [đội hình Brasil vô địch World Cup 1970 thường được xem là đội bóng xuất sắc nhất lịch sử], Ý năm 1970 vẫn được đánh giá là một trong những đội hình xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Ý.

Chu kì thành công của Ý trong giai đoạn này kết thúc ở tại World Cup 1974, khi "Azzurri" bị Ba Lan loại từ vòng 1.

Chức vô địch thế giới lần thứ ba [1978–1982]Sửa đổi

Đội hình xuất phát của Italia trước trận đấu với Argentina tại vòng 2 World Cup 1982

Trong kì World Cup năm 1978 tại Argentina, Ý trình làng một thế hệ cầu thủ mới, trong đó tiêu biểu nhất là Paolo Rossi. Tại vòng bảng Italia đã thi đấu rất tốt và trở thành đội duy nhất tại giải đấu đánh bại đội chủ nhà và cũng là nhà vô địch năm đó Argentina. Tới vòng 2, Ý hòa Tây Đức 0-0, thắng Áo 1-0 và thua Hà Lan 1-2, giành quyền vào chơi trận tranh hạng 3 và thua Brasil 1-2. Trong trận quyết định tấm vé vào chơi trận chung kết, gặp Hà Lan, thủ thành Dino Zoff đã bị đánh bại bởi một cú sút từ rất xa và bị đổ lỗi là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại.

Ý là chủ nhà Vòng chung kết Euro 1980, giải đầu tiên có 8 đội bóng tham dự thay vì 4 như trước kia. Với tư cách chủ nhà Ý được vào thẳng vòng chung kết mà không phải đá vòng loại, nhưng sau hai trận hòa với Tây Ban Nha và Bỉ cùng một trận thắng 1-0 trước Anh, Ý chỉ giành được quyền chơi trận tranh hạng 3 và để thua Tiệp Khắc.

Sau vụ scandal mua bán tỉ số chấn động Serie A có liên quan tới một số tuyển thủ quốc gia như Paolo Rossi, Azzurri tham dự World Cup 1982 với nhiều nỗi hoài nghi và lo lắng. Họ thậm chí chỉ vào vòng hai một cách đầy may mắn sau ba trận hòa nhạt nhẽo trước Ba Lan, Peru và Cameroon. Phải nhận hàng loạt chỉ trích nặng nề, đội tuyển quyết định đóng cửa và quay lưng lại với giới truyền thông, chỉ huấn luyện viên trưởng Enzo Bearzot và thủ môn đội trưởng Dino Zoff nhận trả lời phỏng vấn.

Sức mạnh của Ý cuối cùng cũng được thể hiện ở vòng hai, nơi họ cùng với đương kim vô địch Argentina và Brasil tạo thành một Bảng đấu tử thần. Trong trận mở màn, Ý giành thắng lợi 2-1 trước Argentina của Diego Maradona bằng một thế trận cực kì chặt chẽ. Đây là trận đấu mà các hậu vệ và tiền vệ của Azzurri đã sử dụng lối đá quyết liệt không ngại va chạm để giành quyền làm chủ trận đấu. Hai bàn thắng của Italia được ghi bởi hai cầu thủ thuận chân trái là Marco Tardelli và Antonio Cabrini. Sau khi Brasil đánh bại Argentina 3-1 trong trận đấu thứ hai, Italia, do thua kém hiệu số, cần phải giành thắng lợi trong trận đấu cuối cùng để giành quyền vào bán kết. Hai lần Ý vượt lên dẫn trước nhờ công Paolo Rossi, cũng là hai lần Brasil gỡ hòa. Thế cân bằng của trận đấu chỉ bị phá vỡ khi Paolo Rossi hoàn tất cú hattrick của mình vào phút thứ 74 bằng một dứt điểm trong vòng cấm đưa Ý vào bán kết bằng thắng lợi 3-2 trong một trong những trận đấu hấp dẫn nhất các kì World Cup.[6] Tiếp đà phong độ ấn tượng, Italia dễ dàng vượt qua Ba Lan trong trận bán kết bằng hai bàn thắng của người hùng Paolo Rossi.

Trong trận chung kết, Ý gặp Tây Đức, đội đã phải vất vả vượt qua Pháp ở bán kết sau loạt sút luân lưu. Hiệp một trận đấu kết thúc với tỉ số hoà không bàn thắng, trong đó Antonio Cabrini đã đá trượt quả penalty sau khi Bruno Conti bị thủ thành Hans-Peter Briegel phạm lỗi trong vòng cấm. Vào hiệp 2, vẫn là Paolo Rossi mở tỉ số trận đấu bằng bàn thắng thứ sáu của anh tại giải đấu. Và trong lúc những người Đức phải dồn lên tấn công tìm kiếm bàn gỡ thì Tardelli và cầu thủ vào sân thay người Alessandro Altobelli đã ghi 2 bàn nữa từ những pha phản công sắc bén để nâng tỉ số lên 3-0. Paul Breitner ghi bàn danh dự cho Tây Đức 7 phút trước khi hết giờ, không đủ để thay đổi kết quả trận đấu nhưng cũng giúp ông trở thành cầu thủ thứ hai sau Pelé ghi bàn ở 2 trận chung kết World Cup. Giành chiến thắng thuyết phục 3-1 trong trận chung kết, Ý trở thành đội thứ 2, sau Brasil, 3 lần vô địch thế giới.

Trong giải đấu này, hình ảnh pha ăn mừng của Tardelli sau khi ghi bàn thứ hai sau trận chung kết, với hai tay nắm chặt chạy thật nhanh về băng ghế huấn luyện, nước mắt lưng tròng, đầu lắc mạnh và miệng hét không ngừng "Tardelliiii, Tardelliii", đã luôn được nhớ đến như một trong những pha ăn mừng cảm xúc nhất của bóng đá thế giới, và đã trở thành biểu tượng cho chiến thắng của Ý tại World Cup 1982.[7] Kết thúc giải đấu, Paolo Rossi giành vua phá lưới với 6 bàn thắng, thủ thành đội trưởng 40 tuổi Dino Zoff trở thành cầu thủ cao tuổi nhất vô địch World Cup[8].

Hạng nhì châu Âu và thế giới [1984–2000]Sửa đổi

Trong 24 năm tiếp theo sau chiến thắng ở Espana 1982, 'Azzurri' thi đấu nổi bật trên trường quốc tế nhưng lại không giành được chiến thắng ở một giải đấu lớn nào. Ý thậm chí không vượt qua vòng loại Euro 1984 dù đang là đương kim vô địch thế giới và bị loại tại vòng knock-out ở World Cup 1986 sau thất bại 0-2 trước Pháp. Tại Euro 1988, Ý lọt vào bán kết nhưng thua Liên Xô 0-2. Cũng trong năm này, Ý tuột mất huy chương đồng Olympic Seoul khi thua Đức 0-3.

Ý lần thứ hai đăng cai World Cup vào năm 1990. Tại giải đấu này, hàng tiền đạo Ý nổi bật lên hai cái tên là sát thủ Salvatore Schillaci và tài năng trẻ Roberto Baggio. Được đánh giá là ứng cử viên vô địch [9] và giữ sạch lưới trong 5 trận đấu liên tiếp trước đó, nhưng Ý đã thất bại trong trận bán kết tại Napoli trước đương kim vô địch Argentina. Schillaci mở tỉ số cho Italia trong hiệp một nhưng sang hiệp hai, Claudio Caniggia đánh đầu gỡ hoà đưa trận đấu vào hiệp phụ. Sau hai hiệp phụ, Ý thất bại 3-4 trong loạt sút luân lưu với Aldo Serena và Roberto Donadoni [người sau này là HLV trưởng đội tuyển Ý tại Euro 2008] là hai người đá hỏng. Trong trận tranh hạng 3, Ý đánh bại Anh 2-1 với một bàn thắng từ chấm penalty của Schillaci để giành vị trí thứ 3 an ủi, bản thân Schillaci trở thành vua phá lưới của giải với 6 bàn thắng. 2 năm sau đó, Ý thất bại trong vòng loại và không được tham dự Euro 1992.

Tại World Cup 1994, Ý khởi đầu chậm chạp nhưng vẫn tiến tới trận chung kết. Họ để thua ngay trận đấu đầu tiên gặp Cộng hoà Ireland [0-1], đây là trận thua duy nhất của Ý trong ba kì World Cup từ 1990 - 1998 [không tính thất bại trên chấm luân lưu]. Sau trận thắng 1-0 trước Na Uy và trận hoà 1-1 với Mexico, Ý đứng thứ 3 ở bảng E nhưng vẫn lọt vào vòng sau vì là một trong 4 đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhất. Trong vòng 16 đội, Ý bị Nigeria dẫn trước 1-0 cho tới khi Roberto Baggio gỡ hoà đầy kịch tính ở phút thứ 88 và hoàn tất cú đúp của mình bằng quả penalty trong hiệp phụ.[10] Baggio tiếp tục phong độ xuất sắc của mình tại giải đấu với bàn ấn định tỉ số trong những phút cuối trận tứ kết với Tây Ban Nha [Ý thắng 2-1] và hai bàn thắng tuyệt đẹp trong trận bán kết để giúp Ý vượt qua Bulgaria của Hristo Stoichkov vẫn với tỉ số 2-1.[11][12] Trong trận chung kết, Ý và Brasil hoà không tỉ số sau 120 phút thi đấu và phải bước vào loạt đấu luân lưu 11m. Ý thất bại 2-3 trong lượt đấu súng định mệnh sau khi người hùng Baggio, trước đó đã phải tiêm thuốc giảm đau để cố gắng thi đấu trận chung kết dù đã bị chấn thương gân kheo từ sau trận bán kết, đưa bóng đi vọt xà ngang ở lượt sút cuối cùng.[13]

Alessandro Del Piero và Francesco Totti tại UEFA Euro 2000.

Tại vòng chung kết Euro 1996 2 năm sau đó, Ý không thể vượt qua vòng bảng. Thắng Nga 2-1 trong trận mở màn nhưng thua Cộng hoà Séc với cùng tỉ số sau đó, Ý cần một chiến thắng trong trận đấu cuối cùng gặp Đức để chắc chắn lọt vào vòng hai. Ý đã có cơ hội để làm điều đó nhưng Gianfranco Zola đã sút trượt quả penalty quyết định và chấp nhận tỉ số hòa 0-0, đồng nghĩa với việc chia tay cuộc chơi từ vòng bảng. Cộng hoà Séc và Đức sau đó gặp lại nhau trong trận chung kết và chiến thắng đã thuộc về những người Đức. Trong chiến dịch vòng loại World Cup 1998 sau đó, "Azzurri" đã đánh bại đội tuyển Anh ngay tại sân Wembley với bàn thắng duy nhất của Zola. Tại vòng chung kết World Cup, Ý lần thứ 3 liên tiếp ở World Cup phải bước vào loạt đấu luân lưu định mệnh. "Azzurri", với Alessandro Del Piero và Roberto Baggio được ví như cặp Mazzola và Rivera của những năm 1970, đã cầm hòa chủ nhà Pháp 0-0 sau 120 phút thi đấu, nhưng một lần nữa họ lại thất bại trên chấm luân lưu định mệnh sau cú sút trúng xà ngang của Luigi Di Biaggio. Pháp thắng 4-3 trong lượt đấu súng và sau đó trở thành nhà vô địch của giải đấu. Với 2 bàn thắng ghi được, Roberto Baggio cho tới nay vẫn là cầu thủ duy nhất của Ý ghi bàn ở 3 kì World Cup khác nhau.

Tới Euro 2000, Ý thêm một lần nữa phải bước vào loạt đấu súng nhưng lần này họ là những người chiến thắng sau khi đánh bại chủ nhà Hà Lan ở trận bán kết. Thủ thành Francesco Toldo là người hùng của Ý trong trận đấu này khi cản phá thành công quả penalty trong thời gian thi đấu chính thức, và thêm 2 lần nữa chiến thắng các chân sút Hà Lan trên chấm luân lưu. Các cầu thủ Hà Lan còn thêm 2 lần nữa thất bại từ cự li 11m, một trong thời gian đá chính và một trong loạt sút luân lưu, tổng cộng trong trận đấu đó, họ chỉ sút thành công duy nhất 1 trên 6 quả phạt đền, một tỉ lệ rất thấp. Trong loạt đấu súng với Hà Lan, ngôi sao mới của đội tuyển Francesco Totti cũng để lại dấu ấn với cú sút penalty kiểu cucchiaio [múc thìa] - hay là cú sút kiểu Panenka - thành công. Bước vào trận chung kết với đội tuyển Pháp, Ý mở tỉ số ở phút 54 với pha lập công của Marco Delvecchio sau quả tạt của Gianluca Pessotto xuất phát từ cú đánh gót ngẫu hứng của Totti. Ý sau đó có thêm cơ hội gia tăng cách biệt nhưng Del Piero đã không tận dụng thành công. Và bi kịch đã xảy ra ở phút thứ 94, khi mà các cầu thủ dự bị của đội đang ôm nhau ở khu vực kĩ thuật chuẩn bị ăn mừng chức vô địch, Sylvain Wiltord đã kịp gỡ hoà cho Pháp khi trận đấu chỉ còn 30 giây nữa là kết thúc. Bàn thắng vàng của David Trezeguet ở phút thứ 103 đưa người Pháp lên ngôi vô địch châu Âu lần thứ 2, khép lại một giải đấu mà Ý đã thi đấu rất tốt với phong độ xuất sắc của hàng phòng ngự, đặc biệt là cặp trung vệ Alessandro Nesta và Fabio Cannavaro. Sau thất bại trong trận chung kết, huấn luyện viên trưởng Dino Zoff từ chức để phản kháng lại những chỉ trích nhằm vào ông từ chủ tịch câu lạc bộ A.C. Milan, chính trị gia Silvio Berlusconi, người không lâu sau đó trở thành Thủ tướng Ý.

Nỗi thất vọng Trapattoni [2000–2004]Sửa đổi

Sau giải đấu gần như là thành công này ở Euro 2000 và sự ra đi của ông Dino Zoff, FIGC - Liên đoàn bóng đá Ý - đã bổ nhiệm ngài Huấn luyện viên lão làng Giovanni Trapattoni dẫn dắt đội tuyển. Dưới sự dẫn dắt của "Trap", Ý vượt qua vòng loại World Cup 2002 với thành tích bất bại cùng lối chơi đẹp mắt và dàn cầu thủ đang vào độ chín như Francesco Totti, Christian Vieri, Gianluigi Buffon. "Azzurri" tiến tới Vòng chung kết World Cup đầu tiên tại châu Á với vị thế một trong những ứng cử viên vô địch cùng Argentina, Pháp. Nhưng thì sau khởi đầu thuận lợi bằng chiến thắng thuyết phục 2-0 trước Ecuador bằng cú đúp của Christian Vieri, Ý bắt đầu gặp khó khăn với một chuỗi những trận đấu gây tranh cãi. Đầu tiên là ở trận đấu thứ hai của vòng bảng gặp Croatia, dù Ý đã vươn lên dẫn trước nhờ cú đánh đầu của Vieri, Ý vẫn bị từ chối hai bàn thắng dẫn tới thất bại chung cuộc 1-2. Tới trận đấu cuối của vòng bảng gặp Mexico, Ý tiếp tục bị từ chối hai bàn thắng do lỗi việt vị và phải nhờ tới bàn gỡ ở những phút cuối của Alessandro Del Piero mới giúp Ý giành được trận hòa 1-1 qua đó đứng nhì bảng lọt vào vòng knock-out. Tuy vậy, trong trận đấu ở vòng 2 gặp đồng chủ nhà Hàn Quốc, đội Ý đã lại để thua. Trong trận đấu này, Ý dù một lần nữa dẫn trước nhờ công Vieri, nhưng bị gỡ hoà ở những phút cuối trận và trong hiệp phụ thứ 2, bàn thắng vàng của Ahn Jung-hwan [khi đó đang thi đấu cho một câu lạc bộ ở Serie A là Perugia] đã chính thức tiễn những người Ý về nước. Hàn Quốc tiếp tục giành thắng lợi trước Tây Ban Nha trên loạt đá penalty sau khi cầm hoà 0-0 sau 120 phút thi đấu chính thức ở tứ kết để kết thúc giải ở vị trí thứ 4 trong tốp các đội mạnh nhất thế giới.

Hai năm sau đó, ở tại 1 Vòng chung kết Euro 2004, Ý tiếp tục được đánh giá là ứng cử viên vô địch hàng đầu, nhưng một lần nữa họ lại gây thất vọng. 2 trận hoà trước Đan Mạch [0-0] và Thụy Điển [1-1] đẩy Ý vào thế buộc phải thắng nhưng vẫn không tự quyết định được số phận trong trận đấu cuối gặp Bulgaria Ấn tượng lớn nhất của Ý tại giải đấu này là những giọt nước mắt của Antonio Cassano sau khi ghi bàn ấn định chiến thắng 2-1 trong những phút bù giờ trận gặp Bulgaria nhưng không đủ để giúp Ý đi tiếp, do cùng lúc đó Thụy Điển và Đan Mạch đã hoà 2-2, đồng nghĩa với việc Ý dù được 5 điểm nhưng đã bị loại vì đã có hiệu số thấp hơn trong những cuộc đối đầu trực tiếp giữa ba đội. Ý, từ vị thế ứng viên vô địch, phải về nước ngay từ vòng bảng và hứng chịu chỉ trích dữ dội từ dư luận.

Ý trong 4 năm dưới sự dẫn dắt của Trapattoni, dù sở hữu một dàn cầu thủ đồng đều với nhiều ngôi sao thuộc hàng xuất sắc trong lịch sử bóng đá Ý, đã thất bại trong cả hai giải đấu lớn mà họ nhận rất nhiều sự kì vọng. Ngày 15 tháng 7 năm 2004, Marcello Lippi chính thức được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển Ý thay thế Giovanni Trapattoni.

Lần thứ 4 vô địch thế giới [2006] với Marcelo LippiSửa đổi

Marco Materazzi tại World Cup 2006

Gianluca Zambrotta tại World Cup 2006

Không khí tại khu Circus Maximus ở Roma, sau khi Italia gỡ hoà trước Pháp.

Chiến dịch World Cup 2006 của Ý bắt đầu trong sự bi quan và hoài nghi do những ảnh hưởng nặng nề từ vụ scandal mua bán tỉ số tại Seria A [Calciopoli].[14] Vụ bê bối này tiết hộ hàng trăm cuộc điện thoại tiết lộ Tổng giám đốc câu lạc bộ Juventus khi đó là Luciano Moggi đã trực tiếp điều hành một đường dây mua bán tỉ số liên quan tới hàng loạt cầu thủ, trọng tài và quan chức trong làng bóng đá Ý.[15] Juventus và một loạt câu lạc bộ hàng đầu của Serie A như A.C. Milan, Lazio, Fiorentina đứng trước nguy cơ bị trừng phạt nặng. Các cầu thủ Ý, trong đó có nhiều trụ cột là người của Juventus và A.C. Milan như thủ thành Gianluigi Buffon, đội trưởng Fabio Cannavaro, Gianluca Zambrotta, Andrea Pirlo, Alessandro Nesta... tới Đức trong một tâm trạng nặng nề vì bị bủa vây bởi bóng ma bán độ.

Ý thắng trận mở màn với Ghana 2-0 nhờ 2 bàn thắng do công Andrea Pirlo [40'] và Vincenzo Iaquinta [83']. Theo lời Chủ tịch FIFA Sepp Blatter, Italia đã có màn ra quân thuyết phục nhất trong số các đội bóng.[16] Khó khăn bắt đầu từ trận đấu thứ hai với đội tuyển Mỹ, Ý giành lợi thế nhờ cú đánh đầu của Alberto Gilardino sau đường chuyền của Andrea Pirlo, nhưng pha phá hụt bóng ngớ ngẩn của Cristian Zaccardo đã biếu không cho Mỹ bàn gỡ. Những phút tiếp theo, lần lượt Daniele De Rossi của Ý và Pablo Mastroeni cùng Eddie Pope bên phía Mỹ nhận thẻ đỏ rời sân. Mỹ chống lại Ý trong thế 9 chống 10 trong gần hết thời gian hiệp 2, nhưng trận đấu vẫn kết thúc với tỉ số hòa 1-1 dù Gennaro Gattuso của Ý và DaMarcus Beasley phía Mỹ đã đưa bóng vào lưới nhưng không được công nhận vì lỗi việt vị. Sau trận đấu De Rossi bị treo giò 4 trận vì đã giật cùi trỏ thô bạo vào mặt McBride và chỉ có thể trở lại nếu Ý lọt vào chung kết. Trong trận cuối vòng bảng với Cộng hòa Séc, Ý giành thắng lợi thuyết phục 2-0 nhờ 2 bàn thắng của trung vệ Marco Materazzi [26'] và tiền đạo kì cựu Filippo Inzaghi [87']. Italia giành quyền vào vòng 16 đội với vị trí nhất bảng E, nhưng phải trả giá bởi chấn thương của trung vệ Alessandro Nesta khiến anh không thể tiếp tục thi đấu tại giải.

Trận đấu vòng 2 gặp Úc thực sự là một trận đấu khó khăn cho các cầu thủ Ý khi họ bất lực trong việc ghi bàn trong hiệp 1 và phải chơi thiếu người từ phút thứ 53 sau khi Materazzi phải nhận một thẻ đỏ không rõ ràng sau pha chuồi bóng bằng hai chân với Marco Bresciano của Úc. Nhờ sự xuất sắc của hàng thủ, đặc biệt là thủ thành Buffon, Ý đứng vững trước các pha tấn công liên tiếp của Úc. Kịch tính của trận đấu được đẩy lên cao khi trong những phút bù giờ, hậu vệ cánh Fabio Grosso đã có pha ngã rất đẹp trong vòng cấm trước sự truy cản của Lucas Neill, trọng tài chính Cantaleio không ngần ngại chỉ tay vào chấm phạt đền và Francesco Totti, bằng một cú sút quyết đoán đã không cho thủ thành Mark Schwarzer một cơ hội.[17] Trận đấu kết thúc ngay sau đó, "Azzurri" giành thắng lợi 1-0 đầy vất vả để tiến vào tứ kết.

Trận tứ kết gặp Ukraina là trận thắng tưng bừng nhất của Ý tại giải. Gianluca Zambrotta mở tỉ số ngay từ phút thứ 6 bằng một cú sút xa ngoài vòng cấm sau đường kiến tạo của Totti. Sau đó tiền đạo chủ lực Luca Toni ghi bàn thắng đầu tiên cho riêng mình tại World Cup vào phút 59 và 10 phút sau đó lập cú đúp để hoàn tất chiến thắng 3-0 cho người Ý. Ukraina cũng tạo ra được một số cơ hội nguy hiểm nhưng đều bị thủ thành Buffon chặn đứng, trong đó có một lần Zambrotta đã phá bóng ngay trên vạch vôi. Sau trận đấu, huấn luyện viên trưởng Marcelo Lippi đã dành tặng chiến thắng này cho cựu tuyển thủ quốc gia Gianluca Pessotto, người đang phải nằm viện sau khi định tự sát nhưng bất thành.[18]

Ý đụng độ chủ nhà Đức trong trận bán kết ở Dortmund. Sau hai hiệp chính hòa không bàn thắng với một loạt cơ hội được tạo ra từ hai phía, Ý và Đức bước vào hiệp phụ. Ngay những phút đầu hiệp phụ thứ nhất, lần lượt Gilardino và Zambrotta đã đưa bóng trúng cột dọc và xà ngang khung thành tuyển Đức. Khi mà mọi người đều đang chuẩn bị tinh thần cho một cuộc đấu súng giữa hai đội, thì từ một tình huống phạt góc, Andrea Pirlo đã làm một loạt động tác giả trước khi chuyền bóng vào khu vực cấm địa để Fabio Grosso tung một cú cứa lòng bằng chân trái vào góc xa đánh bại nỗ lực bay người của thủ thành Jens Lehmann. 1-0 cho Ý vào phút thứ 119, Fabio Grosso có pha ăn mừng gợi nhớ lại hình ảnh của Marco Tardelli năm xưa, cũng chạy thật nhanh về khu kĩ thuật với hai tay vẫy và cái đầu lắc mạnh như không thể tin vào điều vừa xảy ra. Đức dồn lên vô vọng trong phút cuối cùng và dính đòn phản công chớp nhoáng của Ý khi Fabio Cannavaro cắt bóng rồi đẩy cho Totti, Totti chuyền cho Gilardino để anh đánh gót cho Alessandro Del Piero đệm lòng ấn định chiến thắng 2-0 cho Ý trong một trận cầu đầy cảm xúc.[19]

Trận chung kết tại Berlin ngày 9 tháng 7, Ý gặp lại kình địch lâu năm là Pháp. Pháp mở tỉ số ngay từ phút thứ 7 sau khi đội trưởng Zinedine Zidane thực hiện thành công quả penalty sau pha phạm lỗi gây tranh cãi của Materazzi với Florent Malouda. 12 phút sau đó, Materazzi lập công chuộc tội bằng cú đánh đầu sau pha đá phạt góc của Pirlo. Trong hiệp 1, Luca Toni còn một lần đánh đầu chạm xà ngang khung thành Pháp cũng từ một tình huống phạt góc. Sang hiệp 2, Toni bị từ chối một bàn thắng trong một tình huống việt vị khá nhạy cảm. Dù vậy, trong hiệp 2 và hầu hết thời gian của 2 hiệp phụ, Ý thi đấu khá lép vế so với Pháp do thể lực của họ đã bị suy giảm sau 120 phút căng thẳng ở bán kết với người Đức. Pháp thi đấu nhỉnh hơn và tạo nhiều cơ hội ghi bàn, trong đó tiêu biểu là cú đánh đầu cực mạnh của Zidane ở hiệp phụ thứ 2 nhưng Buffon đã xuất sắc cản phá. Khi mà thế trận đang ngày càng bất lợi cho Ý thì ở phút thứ 110, Zidane nhận thẻ đỏ trực tiếp sau cú húc đầu thẳng vào ngực Materazzi vì bị anh này khiêu khích. Pháp thiếu người, Ý không còn đủ sức để tấn công, hai đội chấp nhận bước vào loạt đấu luân lưu cân não. Sau 4 lượt sút đầu tiên, tất cả đều thành công ngoại trừ David Trézéguet khi cú sút rất mạnh của anh đập trúng xà ngang. Thần tài của Ý tại giải đấu, Fabio Grosso thực hiện thành công cú đá 11m cuối cùng để giúp Ý giành thắng lợi 5-3 trong loạt đấu súng và lên ngôi vô địch thế giới lần thứ 4 trong lịch sử,[20] chấm dứt 24 năm dài không một danh hiệu quốc tế của đoàn quân thiên thanh. Đây cũng là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử tới nay Ý thực hiện thành công 5 cú đá của mình trong loạt sút luân lưu [Pirlo, Materazzi, De Rossi, Del Piero và Grosso]. Ý cũng là đội duy nhất tới nay 2 lần phải đá luân lưu trong trận chung kết [1994 và 2006].

10 cầu thủ khác nhau đã ghi 12 bàn thắng cho Ý, trong đó có 5 bàn được ghi bởi các cầu thủ vào sân thay người, 4 bàn được ghi bởi các hậu vệ, cả sáu tiền đạo mà Ý mang tới giải đều ghi bàn [Toni, Gilardino, Totti, Del Piero, Iaquinta, Inzaghi], 21/23 cầu thủ [trừ 2 thủ môn dự bị] đã được tung vào sân, những điều đó cho thấy sức mạnh tập thể và sự đồng đều từ các tuyến cũng như tài sử dụng nhân sự của huấn luyện viên trưởng Marcelo Lippi. 7 cầu thủ của Ý - Gianluigi Buffon, Fabio Cannavaro, Gianluca Zambrotta, Andrea Pirlo, Gennaro Gattuso, Francesco Totti và Luca Toni - sau đó đã được chọn vào danh sách 23 cầu thủ tiêu biểu của World Cup 2006.[21] Buffon giành danh hiệu Lev Yashin cho thủ môn xuất sắc nhất giải nhờ giữ sạch lưới trong 460 phút liên tục cùng hàng loạt những pha cứu thua xuất sắc, một lần được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trận [gặp Australia ở vòng 2] và chỉ phải chịu 2 bàn thua, một từ pha đốt lưới nhà của Zaccardo, một từ quả penalty của Zidane.[22] Andrea Pirlo là cầu thủ có số lần được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu nhiều nhất với 3 lần trên 7 trận đấu [trận mở màn gặp Ghana, bán kết gặp Đức và chung kết gặp Pháp]. Đội trưởng Fabio Cannavaro về nhì sau Zidane trong cuộc bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất vòng chung kết nhưng sau đó đã giành Quả bóng Vàng châu Âu và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA vào cuối năm. Sau chiến công vô địch World Cup lần thứ 4, toàn bộ các thành viên trong đội hình đã được trao tặng Huân chương Công trạng "Cavaliere Ufficiale".[23][24]

Triều đại Donadoni [2006-2008]Sửa đổi

Ngay sau khi giúp Ý chiến thắng ở World Cup, Lippi thông báo quyết định nghỉ hưu.[25] Ngôi sao của Italia tại World Cup 1994 Roberto Donadoni được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của "Azzurri" ngày 13 tháng 7 năm 2006. Tại vòng loại Euro 2008 Ý nằm cùng bảng với Pháp, dù để thua 1-3 trong trận đối đầu trực tiếp giữa hai đội, Ý vẫn đứng đầu bảng đấu để giành quyền vào thẳng vòng chung kết. Ngày 14 tháng 2 năm 2007, lần đầu tiên kể từ năm 1993, Ý trở lại ngôi đầu bảng xếp hạng FIFA với 37 điểm cách biệt đội đứng thứ hai là Argentina.[26]

Ý khởi đầu Euro 2008 bằng thất bại nặng nề 0-3 trước Hà Lan, đây là lần đầu tiên của từ sau trận chung kết World Cup 1970 thua Brasil 1-4, Ý để thua trên 2 bàn trong một trận đấu chính thức tại Euro hoặc World Cup. Trong trận đấu thứ 2 gặp România, sai lầm của Gianluca Zambrotta giúp Adrian Mutu mở tỉ số cho România, Ý gỡ lại một bàn nhờ công Christian Panucci, trận đấu kết thúc với tỉ số 1-1 sau khi Gianluigi Buffon cản phá thành công cú sút penalty của Mutu ở phút 80. Ý giành chiến thắng trong trận cuối vòng bảng gặp Pháp nhờ pha lập công từ chấm 11m của Andrea Pirlo và bàn thắng từ cú sút phạt chạm chân Thiery Henry đổi hướng của Daniele De Rossi. Trong trận tứ kết, Ý hòa Tây Ban Nha 0-0 sau 120 phút thi đấu và thêm một lần nữa thất bại trong loạt luân lưu với tỉ số 2-4. Tây Ban Nha sau đó trở thành nhà vô địch. Chỉ một tuần sau thất bại, Liên đoàn bóng đá Ý kết thúc hợp đồng với Donadoni và Marcelo Lippi quay trở lại với chiếc ghế huấn luyện viên còn bỏ trống.[27]

Lần trở lại thất bại của Marcelo Lippi [2008–2010]Sửa đổi

Với tư cách là đương kim vô địch World Cup, Ý giành quyền tham dự Cúp các liên đoàn châu lục Confederations Cup lần đầu tiên trong lịch sử. Tại giải đấu diễn ra tại Nam Phi năm 2009, Ý khởi đầu bằng chiến thắng 3-1 trước đội tuyển Mỹ, nhưng để thua Ai Cập 0-1 [thất bại đầu tiên và duy nhất tới nay của Ý trước các đội bóng châu Phi trong khuôn khổ các giải đấu chính thức] và thua Brasil 0-3 khiến họ chỉ về thứ 3 tại bảng đấu và bị loại. Tại vòng loại World Cup 2010, Ý thi đấu tương đối chật vật và chỉ chắc suất vào thẳng sau trận hòa 2-2 với Cộng hoà Ireland nhờ bàn gỡ trong những phút cuối trận của Alberto Gilardino.

Tại World Cup 2010, Ý nằm cùng bảng với Paraguay, New Zealand và Slovakia. Được ở vào một bảng đấu được đánh giá là nhẹ ký nhưng những gì Ý thể hiện với tư cách đương kim vô địch được so sánh với hai chữ "thảm họa". Sau hai trận hòa cùng tỉ số 1-1 trước Paraguay và New Zealand, Ý thua 2-3 trong trận cuối vòng bảng với Slovakia sau khi bị dẫn 0-3 trong hầu hết thời gian thi đấu và kết thúc vòng bảng với vị trí cuối bảng. Kết quả này thực sự là một cú sốc với người hâm mộ bóng đá, không chỉ với giới tifosi của đội tuyển Ý mà với toàn thế giới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Italia không giành được một chiến thắng nào trong các vòng chung kết World Cup, họ cũng là đương kim vô địch thứ 3 bị loại ngay từ vòng bảng, sau Brasil năm 1966 và Pháp năm 2002. Cùng giải đấu này, với việc đội tuyển Pháp cũng bị loại ngay từ vòng bảng mà không thắng được trận nào, đây là lần đầu tiên 2 đội bóng lọt vào chung kết của kì World Cup trước đều không lọt vào được vòng knock-out của kì World Cup sau đó.[28]

Đổi mới với Prandelli [2010–2014]Sửa đổi

Đội hình Ý trước trận đấu gặp Bulgaria ngày 7 tháng 9 năm 2012 tại sân vận động "Vasil Levski", Sofia, Bulgaria

Sau kì World Cup thảm bại, Marcelo Lippi rời ghế huấn luyện và được thay thế bởi Cesare Prandelli. Ý bắt đầu triều đại mới bằng thất bại 0-1 đầy thất vọng trong trận giao hữu với Bờ Biển Ngà. Tuy vậy họ đã nhanh chóng lấy lại phong độ và lần lượt vượt qua các đối thủ trong cùng bảng đấu ở vòng loại Euro 2012 để kết thúc vòng loại ở vị trí đầu bảng và thành tích bất bại. Trong thời gian này Ý của Prandelli cũng đã cân bằng chuỗi 9 trận bất bại với Ý của Giovanni Trapattoni năm 2002. Chuỗi trận bất bại của Ý kết thúc ngày 7 tháng 6 năm 2011 bằng thất bại 0-2 trong trận giao hữu trước Cộng hòa Ireland lúc này đang do chính Trapattoni huấn luyện. Một chiến thắng ấn tượng của Ý trong giai đoạn đầu huấn luyện của Prandelli là trận thắng 2-1 trước các nhà đương kim vô địch châu Âu và thế giới Tây Ban Nha trong trận giao hữu tại sân nhà Bari.

Ý bắt đầu chiến dịch Euro 2012 với trận hoà ấn tượng trước chính Tây Ban Nha, ứng cử viên số một cho chức vô địch, Antonio Di Natale mở tỉ số cho Ý sau có chọc khe thông minh của Andrea Pirlo nhưng ngay sau đó Andres Iniesta gỡ hòa[29]. Trận đấu tiếp theo Ý bị Croatia cầm hòa 1-1 dù dẫn trước nhờ pha đá phạt của Pirlo[30]. Trong trận đấu cuối họ đánh bại Cộng hòa Ireland của người cũ Trapattoni 2-0 bằng hai bàn thắng của Antonio Cassano và Mario Balotelli để lọt vào vòng sau với ngôi nhì bảng C[31]. Ý chạm trán đội đầu bảng D là Anh ở tứ kết, sau 120 phút thi đấu hòa không bàn thắng, Ý thắng 4-2 trong loạt sút luân lưu với cú panenka đáng nhớ của Pirlo.[32] Tại bán kết, Ý một lần nữa đụng độ kình địch Đức. Đội tuyển Đức lúc này đang trình diễn một phong độ ấn tượng với sự bùng nổ của hàng công [toàn thắng trong bảng đấu có Hà Lan, Đan Mạch và Bồ Đào Nha và vừa vượt qua Hi Lạp 4-1 ở trận tứ kết] được rất nhiều người dự đoán sẽ là nhà vô địch tương lai. Tuy vậy, một lần nữa những người Đức lại bại trận dưới tay những người Ý, trong một thế trận mà Đức đang thi đấu khá áp đảo và tạo ra nhiều cơ hội cơ hội ghi bàn thì Balotelli đã ghi hai bàn thắng tuyệt đẹp để giải toả áp lực đang đè nặng lên các cầu thủ Ý. Đức sau đó chỉ kịp ghi một bàn thắng danh dự ở cuối trận từ cú penalty của Mesut Özil, Ý thắng 2-1 và giành quyền vào chung kết gặp lại Tây Ban Nha[33]. Tuy vậy trong trận đấu cuối cùng, Andrea Pirlo và các đồng đội đã không thể lặp lại phong độ ấn tượng trước đó và phải nhận thất bại nặng nề 0-4[34].

Do Tây Ban Nha là đương kim vô địch châu Âu đồng thời là đương kim vô địch thế giới nên Ý [Á quân châu Âu 2012] giành quyền tham dự Confederations Cup 2013 tại Brasil với tư cách là đại diện của châu Âu. Trong giải đấu được cho là cuộc diễn tập cho World Cup 2014, Ý nằm ở bảng tử thần với đại diện châu Mỹ Latin México, đại diện châu Á Nhật Bản và chủ nhà Brasil. Sau khi đánh bại México 2-1 và Nhật Bản 4-3[35][36], Ý thua Brasil 2-4 trong trận cuối vòng bảng và gặp lại Tây Ban Nha trong trận bán kết[37]. Sau hai hiệp chính và phụ hòa không tỉ số, Ý thua 6-7 trong lượt đấu luân lưu, cá nhân Prandelli nhận được nhiều lời khen cho chiến thuật mà ông đã áp dụng trong trận đấu giúp Ý thi đấu ấn tượng[38]. Ý hòa Uruguay 2-2 trong trận tranh hạng 3 và thắng 3-2 trong loạt đấu súng nhờ 2 pha cản phá của Buffon để giành vị trí thứ 3 chung cuộc[39].

Tại World Cup 2014, Ý rơi vào bảng đấu tử thần. Họ có được khởi đầu tốt khi giành chiến thắng trước đội tuyển Anh nhờ hai bàn thắng của Claudio Marchisio và Mario Balotelli[40]. Tuy nhiên, người hâm mộ càng kì vọng bao nhiêu thì Ý lại gây thất vọng bấy nhiêu. Hai trận thua bạc nhược cùng tỷ số 0-1 trước Costa Rica và Uruguay khiến Ý phải xách va li về nước trong sự tủi hổ[41][42]. Ngay sau đó, Chủ tịch liên đoàn bóng đá Ý Giancarlo Abete và huấn luyện viên Cesare Prandelli đệ đơn xin từ chức[43].

Triều đại Antonio Conte [2014–2016]Sửa đổi

Antonio Conte đến với đội quân thiên thanh[44] ngay sau khi huấn luyện viên Prandelli từ chức sau thảm bại tại World Cup 2014. Ý giành quyền tham dự Euro 2016 sau khi kết thúc vòng loại với 24 điểm, 7 trận thắng và 3 trận hòa, đứng ở vị trí số 1 bảng H[45].

Tại Euro 2016, Ý nằm ở bảng E cùng với các đội Bỉ, Cộng hòa Ireland và Thụy Điển. Kết thúc vòng bảng, Ý đứng ở vị trí số một bảng E với 6 điểm, bằng điểm với Bỉ nhưng đứng đầu bảng do hơn về hiệu số bàn thắng thua, ở vòng 16 đội, Ý quật ngã đương kim vô địch châu Âu Tây Ban Nha với tỉ số 2-0 bằng các pha lập công của Giorgio Chiellini và Graziano Pellè[46]. Ở lượt tứ kết gặp Đức, Leonardo Bonucci đã ghi bàn thắng gỡ hòa 1-1 từ chấm penalty và tỉ số được giữ nguyên đến hết 120 phút thi đấu chính thức. Tuy nhiên, trong loạt sút luân lưu 11m, có 4 cầu thủ Simone Zaza, Graziano Pellè, Leonardo Bonucci và Matteo Darmian đều đá hỏng, kết quả này khiến cho đội quân thiên thanh phải dừng bước tại đây[47]. Sau Euro 2016, huấn luyện viên Conte chia tay đội bóng[48].

Thất bại cùng Ventura [2016–2018]Sửa đổi

Sau sự ra đi của Antonio Conte, Gian Piero Ventura trở thành huấn luyện viên trưởng của đội tuyển vào ngày 17 tháng 6 năm 2016[49]. Trận đấu đầu tiên của ông trên cương vị mới, trận đấu giao hữu với Pháp, đã kết thúc với thất bại 1-3[50]. Bốn ngày sau, Đội tuyển giành được chiến thắng ở trận mở màn cho chiến dịch vòng loại FIFA World Cup 2018 trước Israel tại Haifa.

Đội tuyển Ý kết thúc vòng loại với vị trí thứ 2 ở bảng G vòng loại World Cup 2018 khu vực Châu Âu, kém Tây Ban Nha 5 điểm[51]. Kết quả này khiến họ phải đá play-off với Thụy Điển để giành suất tới Nga. Sau hai lượt trận, Ý để thua với tổng tỉ số 0-1 đồng nghĩa với việc không vượt qua vòng loại[52], lần đầu tiên kể từ 1958.

Ngay sau kết quả đáng thất vọng này, Andrea Barzagli, Daniele De Rossi và đội trưởng Gianluigi Buffon [53] đồng loạt tuyên bố giã từ đội tuyển Quốc gia. Ventura chính thức bị sa thải[54] vào ngày 15 tháng 11 năm 2017, và vào 20 tháng 11 năm 2017, chủ tịch liên đoàn bóng đá Ý Carlo Tavecchio đệ đơn xin từ chức[55]. Luigi Di Biagio, Huấn luyện viên của đội U21, trở thành Huấn luyện viên tạm quyền của đội tuyển vào ngày 5 tháng 2 năm 2018. Chiellini và Buffon được triệu tập cho loạt trận giao hữu vào tháng 3, mặc dù cả hai đều đã tuyên bố từ giã đội tuyển. Sau những kết quả không khả quan trước Argentina và Anh ở loạt trận giao hữu, 1 hòa và 1 thua, Ý rớt xuống vị trí 20 trên bảng xếp hạng của FIFA ngày 12 tháng 4 năm 2018, thấp nhất trong lịch sử[56].

Tái thiết với Roberto Mancini [2018–nay]Sửa đổi

Tổng thống Ý Sergio Mattarella [Phải] chúc mừng các cầu thủ vô địch UEFA Euro 2020 ở Rome.

Công cuộc tái thiết bắt đầu bằng việc bổ nhiệm Roberto Mancini vào vị trí Huấn luyện viên trưởng[57]. Ngày 25 tháng 8 năm 2018, Azzurri giành được chiến thắng đầu tiên dưới triều đại Mancini trong trận giao hữu với Ả Rập Xê Út[58].

Đội tuyển Italia dưới thời Mancini đã giành được vé dự vòng chung kết Euro 2020 [bị dời sang năm 2021 do đại dịch COVID-19] với thành tích toàn thắng ở vòng loại[59] và bán kết giải Nations League 2020-2021[60].

Sau đó tại vòng chung kết Euro 2020, Italia nằm cùng bảng A cùng Thổ Nhĩ Kỳ, Wales và Thụy Sĩ, đội giành 9 điểm & đứng đầu bảng A, tại vòng 16 đội Ý đánh bại Áo 2-1 sau hiệp phụ[61], thắng Bỉ 2-1 tại tứ kết[62], hòa Tây Ban Nha 1-1 tại bán kết [thắng 4-2 sau loạt phạt đền][63], và hoà Anh 1-1 sau 120 phút tại chung kết, sau đó Italy thắng 3-2 trong loạt đá luân lưu để lần thứ 2 vô địch Euro.[64] Thủ thành Gianluigi Donnarumma cũng được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu[65].

Ngày 7 tháng 10 năm 2021, chuỗi 37 trận bất bại liên tiếp của thầy trò Mancini bị Tây Ban Nha chặn lại ở Bán kết Nations League với thất bại 1-2 ngay trên sân nhà Giuseppe Meazza[66]. Bốn ngày sau, Italia chiến thắng đội tuyển Bỉ 2-1 để giành hạng 3 ở giải đấu này[67].

Đội tuyển Ý không thể giành chiếc vé trực tiếp tham gia FIFA World Cup 2022, mặc dù đã bất bại ở bảng C khu vực Châu Âu nhưng họ vẫn phải xếp sau đội tuyển Thụy Sỹ và sẽ phải tham gia trận tranh vé vớt[68]. Tuy nhiên đội quân của Roberto Mancini thua Bắc Macedonia 0-1 ở trận bán kết play-off tối 24/3 và lần thứ 2 liên tiếp vắng mặt tại World Cup[69]. Trong trận tranh Cúp các đội vô địch CONMEBOL–UEFA 2022 với Argentina, đội đã để thua 0-3.[70]

Thành tích quốc tếSửa đổi

Giải vô địch thế giớiSửa đổi

Năm Kết quả St T H [71] B Bt Bb
1930 Không tham dự
1934 Vô địch 5 4 1 0 12 3
1938 Vô địch 4 4 0 0 11 5
1950 Vòng 1 2 1 0 1 4 3
1954 3 1 0 2 6 7
1958 Không vượt qua vòng loại
1962 Vòng 1 3 1 1 1 3 2
1966 3 1 0 2 2 2
1970 Á quân 6 3 2 1 10 8
1974 Vòng 1 3 1 1 1 5 4
1978 Hạng tư 7 4 1 2 9 6
1982 Vô địch 7 4 3 0 12 6
1986 Vòng 2 4 1 2 1 5 6
1990 Hạng ba 7 6 1 0 10 2
1994 Á quân 7 4 2 1 8 5
1998 Tứ kết 5 3 2 0 8 3
2002 Vòng 2 4 1 1 2 5 5
2006 Vô địch 7 5 2 0 12 2
2010 Vòng 1 3 0 2 1 4 5
2014 3 1 0 2 2 3
2018 Không vượt qua vòng loại
2022
2026 Chưa xác định
Tổng cộng 18/21
4 lần: Vô địch
83 45 21 17 128 77

Cúp Liên đoàn các châu lụcSửa đổi

Năm Kết quả St T H [71] B Bt Bb
1992 đến 2005 Không giành quyền tham dự
2009 Vòng 1 3 1 0 2 3 5
2013 Hạng ba 5 2 2 1 10 10
2017 Không giành quyền tham dự
Tổng cộng 2/10
1 lần: Hạng ba
8 3 2 3 13 15

Giải vô địch châu ÂuSửa đổi

Năm Kết quả St T H [71] B Bt Bb
1960 Không tham dự
1964 Không vượt qua vòng loại
1968 Vô địch 3 1 2 0 3 1
1972 đến 1976 Không vượt qua vòng loại
1980 Hạng tư 4 1 3 0 2 1
1984 Không vượt qua vòng loại
1988 Bán kết 4 2 1 1 4 3
1992 Không vượt qua vòng loại
1996 Vòng 1 3 1 1 1 3 3
2000 Á quân 6 4 1 1 9 4
2004 Vòng 1 3 1 2 0 3 2
2008 Tứ kết 4 1 2 1 3 4
2012 Á quân 6 2 3 1 6 7
2016 Tứ kết 5 3 1 1 6 2
2020 Vô địch 7 5 2 0 13 4
2024 Chưa xác định
Tổng cộng 10/16
2 lần: Vô địch
45 23 18 6 52 31

UEFA Nations LeagueSửa đổi

Mùa giải Hạng đấu Bảng Pld W D L GF GA Thứ hạng Tổng cộng 12 5 5 2 12 7 3
2018–19 A 3 4 1 2 1 2 2 8
2020–21 A 1 8 4 3 1 10 5 3

Thế vận hộiSửa đổi

  • [Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1988]
Năm Kết quả St T H [71] B Bt Bb
1900 đến 1908 Không tham dự
1912 Vòng 1 1 0 0 1 2 3
1920 Tứ kết 2 1 0 1 3 4
1924 Tứ kết 3 2 0 1 4 2
1928 Huy chương đồng 4 2 1 1 18 10
1936 Huy chương vàng 4 4 0 0 13 2
1948 Tứ kết 2 1 0 1 12 5
1952 Vòng 1 2 1 0 1 8 3
1956 Không vượt qua vòng loại
1960 Hạng tư 5 2 2 1 11 7
1964 Bỏ cuộc
1968 đến 1980 Không vượt qua vòng loại
1984 Hạng tư 6 3 0 6 5 5
1988 Hạng tư 6 3 0 3 11 13
Tổng cộng 10/19
1 lần: huy chương vàng
35 19 3 16 87 54

Tổng hợp danh hiệuSửa đổi

Dưới đây là tổng hợp những thành tích thi đấu mà Italia đã đạt được qua các giải đấu quốc tế
  • FIFA World Cup
  • Vô địch [4]: 1934, 1938, 1982, 2006
  • Á quân [2]: 1970, 1994
  • Hạng ba [1]: 1990
  • Giải vô địch bóng đá châu Âu
  • Vô địch [2]: 1968, 2020
  • Á quân [2]: 2000, 2012
  • FIFA Confederations Cup
  • Hạng ba [1]: 2013
  • Thế vận hội Olympic
  • Huy chương vàng [1]: 1936
  • Huy chương đồng [1]: 1928

Hình ảnh đội tuyểnSửa đổi

Trang phục và huy hiệuSửa đổi

Chiếc áo đầu tiên của đội tuyển Ý, trong trận ra mắt với Pháp vào ngày 15 tháng 5 năm 1910, có màu trắng. Việc lựa chọn màu sắc là do chưa đưa ra quyết định về hình thức bên ngoài của bộ sản phẩm nên đã quyết định không có màu sắc, đó là lý do tại sao màu trắng được chọn. Sau hai trận đấu, trong trận giao hữu với Hungary tại Milan vào ngày 6 tháng 1 năm 1911, áo sơ mi trắng được thay thế bằng áo thi đấu màu xanh lam [đặc biệt là savoy azure ] - màu xanh lam là màu đường viền của huy hiệu Hoàng gia Savoy được sử dụng trên lá cờ. của Vương quốc Ý [1861-1946]; áo sơ mi được đi kèm với quần đùi trắng và tất đen [sau này trở thành màu xanh lam]. Nhóm nghiên cứu sau đó được gọi là gli Azzurri[nhạc blues].

Vào những năm 1930, Ý mặc bộ đồ đen, theo đơn đặt hàng của chế độ phát xít Benito Mussolini . Bộ đồ đen ra mắt vào ngày 17 tháng 2 năm 1935 trong trận giao hữu với Pháp tại Stadio Nazionale PNF ở Rome. Một chiếc áo sơ mi xanh, quần đùi trắng và tất đen được mặc tại Thế vận hội Olympic 1936 ở Berlin vào năm sau. Tại FIFA World Cup 1938 ở Pháp, bộ quần áo bóng đá toàn màu đen đã được mặc một lần trong trận đấu với Pháp.

Sau Thế chiến thứ hai, chế độ phát xít sụp đổ và chế độ quân chủ bị xóa bỏ vào năm 1946 . Cùng năm đó chứng kiến ​​sự ra đời của Cộng hòa Ý và bộ quần áo bóng đá trắng xanh được phục hồi. Cây thánh giá của Ngôi nhà Hoàng gia Savoy trước đây đã bị xóa khỏi quốc kỳ của Ý, và do đó, khỏi huy hiệu của đội tuyển quốc gia, giờ đây chỉ gồm có Tricolore. Đối với FIFA World Cup 1954, tên của đất nước bằng tiếng Ý, ITALIA, được đặt phía trên tấm khiên ba màu, và đối với FIFA World Cup 1982, FIGC, tên viết tắt của Liên đoàn bóng đá Ý, đã được đưa vào huy hiệu.

Năm 1983, để ăn mừng chiến thắng tại World Cup của năm trước, ba ngôi sao vàng đã thay thế ITALIA phía trên bộ ba màu, tượng trưng cho ba lần vô địch World Cup của họ cho đến thời điểm đó. Năm 1984, một biểu tượng hình tròn được ra mắt, có ba ngôi sao, dòng chữ ITALIA và FIGC, và ba màu.

Nhà sản xuất bộ quần áo đầu tiên được biết đến là Adidas vào năm 1974. Từ năm 2003 đến năm 2022, bộ quần áo này đã được sản xuất bởi Puma. Kể từ những năm 2000, đồng phục toàn màu xanh lam bao gồm cả quần đùi màu xanh lam đôi khi được sử dụng, đặc biệt là trong các giải đấu quốc tế. Sau chiến thắng tại World Cup 2006 của Ý, một ngôi sao thứ tư đã được thêm vào huy hiệu ba màu. Vào tháng 3 năm 2022, sau gần 20 năm gắn bó với Puma, có thông báo rằng Adidas sẽ là nhà sản xuất bộ quần áo bóng đá của Ý từ năm 2023.

Các nhà tài trợ áo thi đấuSửa đổi

Nhà tài trợ Giai đoạn
Không có 1910–1974
Adidas 1974–1978
Baila 1978–1979
Le Coq Sportif 1979–1984
Ennerre 1984–1985
Diadora 1985–1994
Nike 1994–1999
Kappa 1999–2003
Puma 2003–2022
Adidas 2023–

Quá trình thay đổi trang phụcSửa đổi

1910-1999Sửa đổi

1910
Chính Phụ

1911
Chính Phụ

1934 World Cup
Chính Phụ

1938 World Cup
Chính Phụ


1950 World Cup
Chính Phụ

1954 World Cup
Chính Phụ

1962 World Cup
Chính Phụ

1966 World Cup
Chính Phụ


Euro 1968
Chính Phụ

1970 World Cup
Chính Phụ

1974 World Cup Adidas
Chính Phụ

1978 World Cup Adidas
Chính Phụ


Euro 1980 Le Coq Sportif
Chính Phụ

1982 World Cup Le Coq Sportif
Chính Phụ

1986 World Cup Diadora
Chính Phụ

1990 World Cup Diadora
Chính Phụ


1994 World Cup Diadora
Chính Phụ

1995 Nike
Chính Phụ

Euro 1996 Nike
Chính Phụ

1998 World Cup Nike
Chính Phụ

2000– naySửa đổi

Euro 2000 Kappa
Chính Phụ

2002 World Cup Kappa
Chính Phụ

Euro 2004 Puma
Chính Phụ

2006 World Cup Puma
Chính Phụ


Euro 2008 Puma
Chính Phụ

2009 Confederations Cup Puma
Chính Phụ Phụ

2009 Puma
Chính Phụ

2010 World Cup Puma
Chính Phụ


Euro 2012 Puma
Chính Phụ

2013 Confederations Cup Puma
Chính Phụ

2014 World Cup Puma
Chính Phụ

Euro 2016 Puma
Chính Phụ


2017 Puma
Chính Phụ

2018-2019 Puma
Chính Phụ

2020 Puma
Chính Phụ Thay thế
[2019–2020]

Euro 2020 Puma
Chính Phụ

Kình địchSửa đổi

Cá nhânSửa đổi

1 số cầu thủSửa đổi

  • Gianluigi Buffon
  • Demetrio Albertini
  • Enrico Albertosi
  • Alessandro Nesta
  • Amedeo Amadei
  • Dino Baggio
  • Roberto Baggio
  • Franco Baresi
  • Romeo Benetti
  • Roberto Bettega
  • Andrea Pirlo
  • Giuseppe Bergomi
  • Amedeo Biavati
  • Roberto Boninsegna
  • Giampiero Boniperti
  • Antonio Cabrini
  • Fabio Capello
  • Franco Causio
  • Luigi Cevenini
  • Giorgio Chinaglia
  • Giampiero Combi
  • Bruno Conti
  • Mario Corso
  • Alessandro Costacurta
  • Roberto Donadoni
  • Giacinto Facchetti
  • Giovanni Ferrari
  • Guglielmo Gabetto
  • Claudio Gentile
  • Francesco Graziani
  • Filippo Inzaghi
  • Felice Levratto
  • Ezio Loik
  • Fabio Cannavaro
  • Paolo Maldini
  • Roberto Mancini
  • Virgilio Maroso
  • Sandro Mazzola
  • Valentino Mazzola
  • Giuseppe Meazza
  • Romeo Menti
  • Luis Monti
  • Raimundo Orsi
  • Mauro Tassotti
  • Gianluca Pagliuca
  • Carlo Parola
  • Armando Picchi
  • Silvio Piola
  • Paolo Pulici
  • Paolo Rossi
  • Gigi Riva
  • Gianni Rivera
  • Giuseppe Signori
  • Claudio Sala
  • Salvatore Schillaci
  • Gaetano Scirea
  • Marco Tardelli
  • Francesco Toldo
  • Francesco Totti
  • Gianluca Vialli
  • Alessandro Del Piero
  • Christian Vieri
  • Walter Zenga
  • Dino Zoff
  • Gianfranco Zola

Các cầu thủ khoác áo đội tuyển nhiều nhấtSửa đổi

Gianluigi Buffon là cầu thủ khoác áo đội tuyển Ý nhiều nhất với 176 trận.

Tính đến 1 tháng 6 năm 2022, 10 cầu thủ khoác áo đội tuyển Ý nhiều lần nhất là:

# Cầu thủ Thời gian thi đấu Số trận Bàn thắng
1 Gianluigi Buffon 1997–2018 176 0
2 Fabio Cannavaro 1997–2010 136 2
3 Paolo Maldini 1988–2002 126 7
4 Daniele De Rossi 2004–2017 117 21
Giorgio Chiellini 2004–2022 117 8
6 Andrea Pirlo 2002–2015 116 13
Leonardo Bonucci 2010–nay 116 8
8 Dino Zoff 1968–1983 112 0
9 Gianluca Zambrotta 1999–2010 98 2
10 Giacinto Facchetti 1963–1977 94 3

Tên in đậm chỉ cầu thủ vẫn đang thi đấu ở đội tuyển quốc gia

Các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhấtSửa đổi

Luigi Riva là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Ý với 35 bàn.

Tính đến 17 tháng 6 năm 2016, 10 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Ý là:

# Câu thủ Thời gian thi đấu Bàn thắng Số trận Hiệu suất
1 Luigi Riva 1965–1974 35 42 0.83
2 Giuseppe Meazza 1930–1939 33 53 0.62
3 Silvio Piola 1935–1952 30 34 0.88
4 Roberto Baggio 1988–2004 27 56 0.48
Alessandro Del Piero 1995–2008 27 91 0.30
6 Adolfo Baloncieri 1920–1930 25 47 0.53
Filippo Inzaghi 1997–2007 25 57 0.44
Alessandro Altobelli 1980–1988 25 61 0.41
9 Christian Vieri 1997–2005 23 49 0.47
Francesco Graziani 1975–1983 23 64 0.36

Các đội trưởngSửa đổi

Đây là danh sách các đội trưởng chính thức của đội truyển quốc gia Ý qua các thời kỳ [không tính các đội trưởng tạm thời khi đội trưởng chính thức vắng mặt]:

  • 1910 Francesco Calì
  • 1911–1914 Giuseppe Milano
  • 1914–1915 Virgilio Fossati
  • 1920–1925 Renzo De Vecchi
  • 1925–1927 Luigi Cevenini
  • 1927–1930 Adolfo Baloncieri
  • 1931–1934 Umberto Caligaris
  • 1934 Gianpiero Combi
  • 1935–1936 Luigi Allemandi
  • 1937–1939 Giuseppe Meazza
  • 1940–1947 Silvio Piola
  • 1947–1949 Valentino Mazzola
  • 1949–1950 Riccardo Carapellese
  • 1951–1952 Carlo Annovazzi
  • 1952–1960 Giampiero Boniperti
  • 1961–1962 Lorenzo Buffon
  • 1962–1963 Cesare Maldini
  • 1963–1966 Sandro Salvadore
  • 1966–1977 Giacinto Facchetti
  • 1977–1983 Dino Zoff
  • 1983–1985 Marco Tardelli
  • 1985–1986 Gaetano Scirea
  • 1986–1987 Antonio Cabrini
  • 1988–1991 Giuseppe Bergomi
  • 1991–1994 Franco Baresi
  • 1994–2002 Paolo Maldini
  • 2002–2010 Fabio Cannavaro[nb 1]
  • 2010–2018 Gianluigi Buffon[nb 2]
  • 2018–nay Giorgio Chiellini

Huấn luyện viênSửa đổi

Trong giai đoạn đầu, Italia chưa có một huấn luyện viên chuyên nghiệp mà chỉ có một Uỷ ban kỹ thuật [Technical Commission] được chỉ định, các thành viên trong ban này vừa đảm nhiệm vai trò của một huấn luyện viên nhưng vẫn có thể tham gia thi đấu như cầu thủ. Phải tới năm 1967 đội tuyển mới được chỉ đạo bởi một huấn luyện viên duy nhất. Vì lý do đó nên huấn luyện viên trưởng của Italia vẫn được gọi là Uỷ viên kỹ thuật [Technical Commissioner, Commissario tecnico trong tiếng Ý, viết tắt là CT]. Cách gọi này còn được sử dụng trong các đội tuyển thể thao quốc gia khác của Italia.

  • Uỷ ban kỹ thuật [1910–1912]
  • Vittorio Pozzo [1912]
  • Uỷ ban kỹ thuật [1912–1924]
  • Vittorio Pozzo [1924]
  • Uỷ ban kỹ thuật [1924–1925]
  • Augusto Rangone [1925–1928]
  • Carlo Carcano [1928–1929]
  • Vittorio Pozzo [1929–1948] — Vô địch FIFA World Cup 1934, Olympic 1936, FIFA World Cup 1938
  • Ferruccio Novo [1949–1950] — đồng thời là Chủ nhiệm Uỷ ban kỹ thuật
  • Uỷ ban kỹ thuật [1951]
  • Carlino Beretta [1952–1953]
  • Uỷ ban kỹ thuật [1953–1959]
  • Giuseppe Viani [1960]
  • Giovanni Ferrari [1960–1961]
  • Giovanni Ferrari and Paolo Mazza [1962]
  • Edmondo Fabbri [1962–1966]
  • Ferruccio Valcareggi and Helenio Herrera [1966–1967]
  • Ferruccio Valcareggi [1967–1974] — Vô địch Euro 1968, Hạng nhì FIFA World Cup 1970
  • Fulvio Bernardini [1974–1975]
  • Enzo Bearzot [1975–1986] — Vô địch FIFA World Cup 1982, Hạng tư FIFA World Cup 1978, Hạng tư Euro 1980
  • Azeglio Vicini [1986–1991] — Bán kết Euro 1988, Hạng ba FIFA World Cup 1990
  • Arrigo Sacchi [1991–1996] — Hạng nhì FIFA World Cup 1994
  • Cesare Maldini [1997–1998]
  • Dino Zoff [1998–2000] — Hạng nhì Euro 2000
  • Giovanni Trapattoni [2000–2004]
  • Marcello Lippi [2004–2006] — Vô địch FIFA World Cup 2006
  • Roberto Donadoni [2006–2008]
  • Marcello Lippi [2008–2010]
  • Cesare Prandelli [2010–2014] — Hạng nhì Euro 2012, Hạng ba Confederations Cup 2013
  • Antonio Conte [2014–2016]
  • Giampiero Ventura [2016–2017]
  • Luigi Di Biagio [2018, tạm quyền]
  • Roberto Mancini [2018–nay] – Vô địch Euro 2020

Lịch thi đấuSửa đổi

2022Sửa đổi

Ý v Bắc Macedonia

Palermo, Ý
24 tháng 3 năm 2022 Vòng loại World Cup 2022 Ý 0–1 Bắc Macedonia
20:45 Chi tiết

  • Trajkovski 90+2'

Sân vận động: Sân vận động Renzo Barbera
Lượng khán giả: 34.129
Trọng tài: Clément Turpin [Pháp]


Thổ Nhĩ Kỳ v Ý

Konya, Thổ Nhĩ Kỳ
29 tháng 3 năm 2022 Giao hữu Thổ Nhĩ Kỳ 2–3 Ý
20:45 CEST [UTC+02:00]

  • Ünder 4'
  • Dursun 83'

Chi tiết

  • Cristante 35'
  • Raspadori 39',70'

Sân vận động: Sân vận động Konya
Lượng khán giả: 40,000
Trọng tài: Enea Jorgji [Albania]


Ý v Argentina

London, Anh
1 tháng 6 năm 2022 Finalissima 2022 Ý 0–3 Argentina
20:45 CEST [UTC+02:00] Chi tiết

  • La. Martínez 28'
  • Di María 45+1'
  • Dybala 90+4'

Sân vận động: Wembley
Lượng khán giả: 87,112
Trọng tài: Piero Maza [Chile]


Ý v Đức

Bologna, Ý
4 tháng 6 năm 2022 UEFA Nations League 2022–23 Ý v Đức
20:45 CEST [UTC+02:00] Chi tiết Sân vận động: Sân vận động Renato Dall'Ara


Ý v Hungary

Cesena, Ý
7 tháng 6 năm 2022 UEFA Nations League 2022–23 Ý v Hungary
20:45 CEST [UTC+02:00] Chi tiết Sân vận động: Sân vận động Dino Manuzzi


Anh v Ý

Wolverhampton, Anh
11 tháng 6 năm 2022 UEFA Nations League 2022–23 Anh v Ý
20:45 CEST [UTC+02:00] Chi tiết Sân vận động: Sân vận động Molineux


Đức v Ý

Mönchengladbach, Đức
14 tháng 6 năm 2022 UEFA Nations League 2022–23 Đức v Ý
20:45 CEST [UTC+02:00] Chi tiết Sân vận động: Borussia-Park


Ý v Anh

Milan, Ý
23 tháng 9 năm 2022 UEFA Nations League 2022–23 Ý v Anh
20:45 CEST [UTC+02:00] Chi tiết Sân vận động: San Siro


Hungary v Ý

Hungary
26 tháng 9 năm 2022 UEFA Nations League 2022–23 Hungary v Ý
20:45 CEST [UTC+02:00] Chi tiết


Đội hìnhSửa đổi

Danh sách 23 cầu thủ được triệu tập cho trận siêu cúp Finalissima 2022 đá với Argentina vào ngày 1 tháng 6 năm 2022 và các trận đấu tại UEFA Nations League 2022–23 đá với Đức, Hungary và Anh từ ngày 4 đến 14 tháng 6 năm 2022.
Số liệu thống kê tính đến ngày 1 tháng 6 năm 2022 sau trận gặp Argentina.

0#0 Vt Cầu thủ Ngày sinh [tuổi] Trận Bt Câu lạc bộ Alessio Cragno Alex Meret Gianluigi Donnarumma Salvatore Sirigu Pierluigi Gollini Giovanni Di Lorenzo Leonardo Spinazzola Manuel Lazzari Alessandro Florenzi Emerson Palmieri Francesco Acerbi Leonardo Bonucci [đội trưởng] Alessandro Bastoni Cristiano Biraghi Gianluca Mancini Davide Calabria Federico Dimarco Luiz Felipe Federico Gatti Giorgio Scalvini Manuel Locatelli Jorginho Matteo Pessina Bryan Cristante Nicolò Barella Lorenzo Pellegrini Marco Verratti Sandro Tonali Salvatore Esposito Davide Frattesi Tommaso Pobega Samuele Ricci Andrea Belotti Federico Bernardeschi Matteo Politano Gianluca Scamacca Giacomo Raspadori Lorenzo Insigne Mattia Zaccagni Gianluca Caprari Matteo Cancellieri Wilfried Gnonto Alessio Zerbin
1 1TM 28 tháng 6, 1994 [28tuổi] 2 0 Cagliari
14 1TM 22 tháng 3, 1997 [25tuổi] 2 0 Napoli
21 1TM 25 tháng 2, 1999 [23tuổi] 43 0 Paris Saint-Germain
1TM 12 tháng 1, 1987 [35tuổi] 28 0 Genoa
1TM 18 tháng 3, 1995 [27tuổi] 1 0 Tottenham Hotspur
2 2HV 4 tháng 8, 1993 [29tuổi] 20 2 Napoli
4 2HV 25 tháng 3, 1993 [29tuổi] 19 0 Roma
6 2HV 29 tháng 11, 1993 [28tuổi] 3 0 Lazio
7 2HV 11 tháng 3, 1991 [31tuổi] 47 2 AC Milan
13 2HV 3 tháng 8, 1994 [28tuổi] 27 0 Lyon
15 2HV 10 tháng 2, 1988 [34tuổi] 23 1 Lazio
19 2HV 1 tháng 5, 1987 [35tuổi] 116 8 Juventus
23 2HV 13 tháng 4, 1999 [23tuổi] 12 0 Inter Milan
2HV 1 tháng 9, 1992 [29tuổi] 12 1 Fiorentina
2HV 17 tháng 4, 1996 [26tuổi] 7 0 Roma
2HV 6 tháng 12, 1996 [25tuổi] 5 0 AC Milan
2HV 10 tháng 11, 1997 [24tuổi] 0 0 Inter Milan
2HV 22 tháng 3, 1997 [25tuổi] 0 0 Lazio
2HV 24 tháng 6, 1998 [24tuổi] 0 0 Frosinone
2HV 11 tháng 12, 2003 [18tuổi] 0 0 Atalanta
5 3TV 8 tháng 1, 1998 [24tuổi] 22 3 Juventus
8 3TV 20 tháng 12, 1991 [30tuổi] 44 5 Chelsea
12 3TV 21 tháng 4, 1997 [25tuổi] 13 4 Atalanta
16 3TV 3 tháng 3, 1995 [27tuổi] 23 2 Roma
18 3TV 7 tháng 2, 1997 [25tuổi] 37 7 Inter Milan
20 3TV 19 tháng 6, 1996 [26tuổi] 21 3 Roma
3TV 5 tháng 11, 1992 [29tuổi] 49 3 Paris Saint-Germain
3TV 8 tháng 5, 2000 [22tuổi] 8 0 AC Milan
3TV 7 tháng 10, 2000 [21tuổi] 0 0 SPAL
3TV 22 tháng 9, 1999 [22tuổi] 0 0 Sassuolo
3TV 15 tháng 7, 1999 [23tuổi] 0 0 Torino
3TV 21 tháng 8, 2001 [21tuổi] 0 0 Torino
9 420 tháng 12, 1993 [28tuổi] 43 12 Torino
10 416 tháng 2, 1994 [28tuổi] 39 6 Juventus
11 43 tháng 8, 1993 [29tuổi] 4 3 Napoli
17 41 tháng 1, 1999 [23tuổi] 4 0 Sassuolo
22 418 tháng 2, 2000 [22tuổi] 10 3 Sassuolo
44 tháng 6, 1991 [31tuổi] 54 10 Napoli
416 tháng 6, 1995 [27tuổi] 1 0 Lazio
430 tháng 7, 1993 [29tuổi] 0 0 Hellas Verona
412 tháng 2, 2002 [20tuổi] 0 0 Hellas Verona
45 tháng 11, 2003 [18tuổi] 0 0 Zurich
43 tháng 3, 1999 [23tuổi] 0 0 Frosinone

Từng được triệu tậpSửa đổi

Các cầu thủ dưới đây từng được triệu tập trong vòng 12 tháng.

Vt Cầu thủ Ngày sinh [tuổi] Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập Marco Carnesecchi Giorgio Chiellini Mattia De Sciglio Alessio Romagnoli Rafael Tolói Gian Marco Ferrari Luca Pellegrini Caleb Okoli Davide Zappacosta Stefano Sensi Nicolò Fagioli Danilo Cataldi Gaetano Castrovilli Domenico Berardi Moise Kean Nicolò Zaniolo Andrea Pinamonti João Pedro Ciro Immobile Mario Balotelli Federico Chiesa
TM 1 tháng 7, 2000 [22tuổi] 0 0 Cremonese January 2022 training camp
HV 14 tháng 8, 1984 [38tuổi] 117 8 Juventus v. Argentina, 1 June 2022 RET
HV 20 tháng 10, 1992 [29tuổi] 40 0 Juventus v. Thổ Nhĩ Kỳ, 29 March 2022
HV 12 tháng 1, 1995 [27tuổi] 12 2 AC Milan January 2022 training camp
HV 10 tháng 10, 1990 [31tuổi] 8 0 Atalanta January 2022 training camp
HV 15 tháng 5, 1992 [30tuổi] 1 1 Sassuolo January 2022 training camp
HV 7 tháng 3, 1999 [23tuổi] 1 0 Juventus January 2022 training camp
HV 13 tháng 7, 2001 [21tuổi] 0 0 Cremonese January 2022 training camp
HV 11 tháng 6, 1992 [30tuổi] 13 0 Atalanta v. Bắc Ireland, 15 November 2021
TV 5 tháng 8, 1995 [27tuổi] 9 3 Sampdoria v. Thổ Nhĩ Kỳ, 29 March 2022
TV 12 tháng 2, 2001 [21tuổi] 0 0 Cremonese January 2022 training camp
TV 6 tháng 8, 1994 [28tuổi] 0 0 Lazio v. Bắc Ireland, 15 November 2021
TV 17 tháng 2, 1997 [25tuổi] 4 0 Fiorentina v. Litva, 8 September 2021
1 tháng 8, 1994 [28tuổi] 24 6 Sassuolo v. Argentina, 1 June 2022 INJ
28 tháng 2, 2000 [22tuổi] 12 4 Juventus v. Argentina, 1 June 2022 INJ
2 tháng 7, 1999 [23tuổi] 9 2 Roma v. Argentina, 1 June 2022 INJ
19 tháng 5, 1999 [23tuổi] 0 0 Empoli v. Argentina, 1 June 2022 INJ
9 tháng 3, 1992 [30tuổi] 1 0 Cagliari v. Thổ Nhĩ Kỳ, 29 March 2022
20 tháng 2, 1990 [32tuổi] 55 15 Lazio v. Bắc Macedonia, 24 March 2022
12 tháng 8, 1990 [32tuổi] 36 14 Adana Demirspor January 2022 training camp
25 tháng 10, 1997 [24tuổi] 38 4 Juventus v. Bắc Ireland, 15 November 2021

INJ Rút lui do chấn thương
PRE Đội bình sơ bộ

Ghi chúSửa đổi

  1. ^ "Gli Azzurri" của Đội tuyển Ý tương tự như "Les Bleus" của Đội tuyển Pháp, đều có nghĩa là "màu xanh da trời", "màu xanh lam" hay theo tiếng Anh là "The Blues". Các phương tiện truyền thông Việt Nam thường hay dùng từ Hán-Việt cùng nghĩa là "Thiên thanh" để chỉ Đội tuyển Ý, không dùng để chỉ Đội tuyển Pháp

  1. ^ During UEFA Euro 2008, Alessandro Del Piero was named the Italy national team acting captain, as Cannavaro was injured and unable to take part in the competition, however Gianluigi Buffon was often played as captain as Del Piero was frequently deployed as a substitute.[72][73][74]
  2. ^ Gianluigi Buffon served as second acting captain in UEFA Euro 2008 after Alessandro Del Piero was named the team's acting captain, as Cannavaro was injured and unable to take part in the competition, however Del Piero was frequently deployed as a substitute.[74] Although Buffon was officially named Italy's new captain in 2010,[75] following Fabio Cannavaro's retirement subsequent to the 2010 FIFA World Cup, Andrea Pirlo was named the Italy national team's acting captain after the tournament [while Daniele De Rossi was named the team's second acting captain],[75][76][77] as Buffon was ruled out until the end of the year due to injury, and only made his first appearance as Italy's official captain on ngày 9 tháng 2 năm 2011, in a 1–1 friendly away draw against Germany.[75][78][79][80]

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ [1]
  2. ^ “Sứ mệnh đoàn kết nước Ý của Azzurri”. Bóng đá Plus. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ “FIGC”. Figc.it. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ “FIGC – Club Italia”. Figc.it. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ” [PDF]. Lưu trữ [PDF] bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ “Italians triumph in heavyweight rumble”. FIFA. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012.
  7. ^ “10 pha ăn mừng bàn thắng ấn tượng nhất”. Thể thao & Văn Hoá. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2009.
  8. ^ “Dino Zoff: Hòn đá tảng”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2013.
  9. ^ Yahoo! Sports – Sports News, Scores, Rumors, Fantasy Games, and more[liên kết hỏng]
  10. ^ “Match Report – 1994 FIFA World Cup USA [TM]: Nigeria – Italy”. FIFA.com. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  11. ^ “Match Report – 1994 FIFA World Cup USA [TM]: Italy – Spain”. FIFA.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  12. ^ “Match Report – 1994 FIFA World Cup USA [TM]: Bulgaria – Italy”. FIFA.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  13. ^ “Match Report – 1994 FIFA World Cup USA [TM]: Brazil – Italy”. FIFA.com. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  14. ^ “People's Daily Online – Scandal threatening to bury Italy's Cup dream”. English.people.com.cn. ngày 23 tháng 5 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2012.
  15. ^ “5 vụ dàn xếp tỷ số lớn nhất đầu thế kỷ 21”. VnExpress.net. ngày 2 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
  16. ^ Dampf, Andrew [ngày 12 tháng 6 năm 2006]. “Pirlo Leads Italy Past Ghana at World Cup”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  17. ^ “Italy 1–0 Australia”. BBC Sport. ngày 26 tháng 6 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  18. ^ “Lippi dedicates win to Pessotto”. BBC. ngày 30 tháng 6 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2006.
  19. ^ “Germany 0–2 Italy [aet]”. BBC Sport. ngày 4 tháng 7 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  20. ^ Stevenson, Jonathan [ngày 9 tháng 7 năm 2006]. “Italy 1–1 France [aet]”. BBC Sport. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  21. ^ “Azzurri prominent in All Star Team”. FIFA.com. ngày 7 tháng 7 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  22. ^ “Buffon collects Lev Yashin Award”. FIFA.com. ngày 10 tháng 7 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2006.
  23. ^ “Italy squad given heroes' welcome”. BBC Sport. ngày 10 tháng 7 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  24. ^ “Italian joy at World Cup victory”. BBC Sport. ngày 10 tháng 7 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  25. ^ Buckley, Kevin [ngày 21 tháng 5 năm 2006]. “Lippi the latest to be sucked into crisis”. London: Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2006.
  26. ^ “Italy oust Brazil to take top spot”. FIFA. ngày 14 tháng 2 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  27. ^ “Lippi returns to manage Italy”. tribalfootball.com. ngày 27 tháng 6 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012.
  28. ^ “Italy out of Africa and Lippi out of excuses”. Irish Times. ngày 25 tháng 6 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2010.
  29. ^ UEFA.com [10 tháng 6 năm 2012]. “Spain's Fàbregas denies Italy victory in EURO 2012 Group D”. UEFA.com [bằng tiếng Anh]. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  30. ^ Smyth, Rob [14 tháng 6 năm 2012]. “Euro 2012: Italy v Croatia – as it happened | Rob Smyth”. The Guardian [bằng tiếng Anh]. ISSN0261-3077. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  31. ^ UEFA.com [18 tháng 6 năm 2012]. “Italy reach EURO 2012 last eight with Group C win against Ireland”. UEFA.com [bằng tiếng Anh]. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  32. ^ “Italy beat England on penalties to reach Euro 2012 semifinals”. ngày 25 tháng 6 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
  33. ^ VnExpress. “Quật ngã Đức, Italy hiên ngang vào chung kết”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  34. ^ VnExpress. “Đè bẹp Italy 4-0, Tây Ban Nha giữ ngai vàng Euro”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  35. ^ VnExpress. “Mexico 1-2 Italy, Balotelli giải 'bài toán 43 năm'”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  36. ^ “Italia 4-3 Nhật Bản: May mắn và ngoạn mục, 'Azzurri' đoạt vé vào Bán kết”. thethaovanhoa.vn. 20 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  37. ^ Steinberg, Jacob [22 tháng 6 năm 2013]. “Italy v Brazil: Confederations Cup – as it happened | Jacob Steinberg”. The Guardian [bằng tiếng Anh]. ISSN0261-3077. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  38. ^ Doyle, Paul [27 tháng 6 năm 2013]. “Spain v Italy: Confederations Cup – as it happened! | Paul Doyle”. The Guardian [bằng tiếng Anh]. ISSN0261-3077. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  39. ^ VnExpress. “Italy 2-2 Uruguay [luân lưu 3-2]”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  40. ^ VTV, BAO DIEN TU [15 tháng 6 năm 2014]. “Anh 1-2 Italy: Tam Sư vướng 'đá tảng', bảng 'tử thần' hứa hẹn hấp dẫn”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  41. ^ VnExpress. “Italy 0-1 Costa Rica: Thêm một cú sốc”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  42. ^ “Italy 0-1 Uruguay: Godin loại Azzurri khỏi World Cup 2014”. VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2021.
  43. ^ “HLV Italia nói gì về quyết định từ chức?”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2021.
  44. ^ “Italy CHÍNH THỨC bổ nhiệm Conte làm HLV”. Thể thao văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  45. ^ “Thể thao 24h: Italia chính thức giành vé dự Euro 2016”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  46. ^ VnExpress. “Italy biến Tây Ban Nha thành cựu vương, gặp Đức ở tứ kết”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  47. ^ “Đức lần đầu đánh bại Italy, vào bán kết Euro 2016”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  48. ^ “Conte to leave Italy coach role after Euros”. ESPN.com [bằng tiếng Anh]. 15 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  49. ^ “Chính thức: ĐT Italia có HLV mới thay Conte sau EURO 2016”. VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  50. ^ “Ventura ra mắt, Italy thua Pháp 1-3”. Thể thao văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  51. ^ “Tây Ban Nha giành vé World Cup 2018, Italia đi play-off”. Bóng đá plus. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  52. ^ “Italia lỡ vé World Cup 2018: Nỗi hổ thẹn được báo trước”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  53. ^ “Buffon chia tay Italia: Nước mắt của đời dang dở”. Bóng đá plus. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  54. ^ “HLV Ventura chính thức bị sa thải ở đội tuyển Italia”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  55. ^ “Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Italia từ chức”. VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  56. ^ “BXH FIFA tháng 4/2018: Italia ghi nhận thứ hạng tệ nhất lịch sử”. Bóng đá plus. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  57. ^ “Italy bổ nhiệm Roberto Mancini làm HLV”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  58. ^ “Balotelli ghi bàn trong trận ra mắt của Roberto Mancini”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  59. ^ “Italy toàn thắng ở vòng loại EURO 2020: Cuộc cách mạng 'xanh' của Mancini”. Thể thao văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  60. ^ “Bán kết Nations League: Italia đấu Tây Ban Nha”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  61. ^ “Italia 2-1 Áo: Tưởng không khó mà khó không tưởng”. VOV.VN. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  62. ^ “Tứ kết EURO 2020 tuyển Bỉ - Ý 1-2: Sắc thiên thanh nhấn chìm 'quỷ đỏ'”. Báo Thanh Niên. 3 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  63. ^ VnExpress. “Kết quả Ý 1-1 [Pen:4-2] Tây Ban Nha: Italy vào chung kết Euro 2021 sau loạt luân lưu - VnExpress”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  64. ^ VnExpress. “Italy vô địch Euro 2021 - VnExpress”. VnExpress.net. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021.
  65. ^ “Donnarumma là thủ môn thứ 2 trong lịch sử đoạt giải Cầu thủ xuất sắc nhất EURO”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  66. ^ “Tây Ban Nha loại Italy ở bán kết Nations League”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2021.
  67. ^ “Italia đánh bại Bỉ thuyết phục, HLV Mancini đi vào lịch sử”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021.
  68. ^ “Italy hụt vé tới World Cup 2022”. Vnexpress. 15 tháng 11 năm 2021.
  69. ^ VnExpress. “Italy mất vé dự World Cup phút bù giờ”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  70. ^ “Messi rực sáng, tuyển Argentina thắng dễ tuyển Ý vô địch 'Finalissima'”. Báo Thanh Niên. 2 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2022.
  71. ^ a b c d Tính cả các trận hoà ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu
  72. ^ Gaetano DeStefano [ngày 2 tháng 6 năm 2008]. “Italia, è già dopo Cannavaro Arriva Gamberini, chi gioca?” [bằng tiếng Ý]. La Gazzetta dello Sport. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2016.
  73. ^ Maurizio Nicita [ngày 12 tháng 6 năm 2008]. “Buffon, niente fascia Il capitano è Del Piero” [bằng tiếng Ý]. La Gazzetta dello Sport. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2016.
  74. ^ a b Paolo Menicucci [ngày 10 tháng 6 năm 2008]. “L'Italia parte male, l'Olanda cala il tris” [Italy start badly, Holland score three] [bằng tiếng Ý]. UEFA. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
  75. ^ a b c Andrea Santoni [ngày 27 tháng 6 năm 2010]. “Buffon, annuncio choc: Mi opero e torno nel 2011” [bằng tiếng Ý]. Il Corriere dello Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2016.
  76. ^ Riccardo Pratesi [ngày 6 tháng 8 năm 2010]. “Prandelli cambia l'Italia Amauri, Cassano e Balotelli” [bằng tiếng Ý]. La Gazzetta dello Sport. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2016.
  77. ^ “Pirlo, ricetta Nazionale "Ritroviamo la qualità"” [bằng tiếng Ý]. La Gazzetta dello Sport. ngày 1 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2016.
  78. ^ “Motta, Giovinco and Matri news. Among the 23 players Buffon's return”. FIGC. ngày 6 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2016.
  79. ^ “Il gol di Rossi salva l'Italia: 1–1” [bằng tiếng Ý]. Mediaset. ngày 10 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2016.
  80. ^ Micaela Del Monte [ngày 29 tháng 3 năm 2012]. “Capitani Azzurri: Gianluigi Buffon [2008– Oggi]” [bằng tiếng Ý]. TuttoNazionali.com. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2016.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý.
  • Trang chủ của Liên đoàn bóng đá Ý Lưu trữ 2006-05-16 tại Wayback Machine [tiếng Anh]
  • Tin tức World Cup Italy 1990 Lưu trữ 2006-05-25 tại Wayback Machine
  • Thống kê của RSSSF về các trận đấu quốc tế từ năm 1910
  • Thống kê của RSSSF về cầu thủ khoác áo đội tuyển và ghi bàn nhiều nhất
  • Thống kê của RSSSF về các huấn luyện viên từ năm 1910
Danh hiệu
Tiền nhiệm:
Uruguay
Vô địch thế giới
1934, 1938
Kế nhiệm:
Uruguay
Tiền nhiệm:
Argentina
Vô địch thế giới
1982
Kế nhiệm:
Argentina
Tiền nhiệm:
Brasil
Vô địch thế giới
2006
Kế nhiệm:
Tây Ban Nha
Tiền nhiệm:
Tây Ban Nha
Vô địch châu Âu
1968
Kế nhiệm:
Tây Đức

Video liên quan

Chủ Đề