Vì sao chườm nóng vùng tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt xảy ra khi tuyến nước bọt hoặc ống nước bọt bị nhiễm khuẩn. Tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến việc giảm tiết nước bọt do tắc nghẽn hoặc viêm ống nước bọt, gọi chung là viêm tuyến nước bọt.

Những triệu chứng dưới đây có thể sẽ xuất hiện khi bị viêm tuyến nước bọt, bệnh nhân nên khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt có thể rất giống với nhiều bệnh khác. Các triệu chứng bao gồm:

  • Tuyến nước bọt mang tai hoặc dưới hàm hai bên to ra, có khi làm biến dạng mặt, mặt phình ra, cổ bạnh, cằm xệ.
  • Da vùng tuyến mang tai bị sưng căng, bóng, sờ nóng đau, không đỏ và ấn không lõm (đối với viêm tuyến nước bọt do virus) hoặc đỏ và ấn lõm (đối với viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn).
  • Nước bọt ít, quánh.
  • Lỗ ống Stenon viêm đỏ hoặc có mủ chảy ra khi vuốt dọc ống tuyến (trong trường hợp nguyên nhân là vi khuẩn).
  • Sưng hạch góc hàm
  • Thường xuyên bị mất vị giác hoặc cảm thấy miệng bị hôi.
  • Không thể mở to miệng được.
  • Khó chịu hoặc đau khi mở miệng hoặc khi ăn.
  • Khô miệng.
  • Đau ở trong miệng.
  • Đau vùng mặt.
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt hoặc ớn lạnh.

Đến ngay bệnh viện nếu bị viêm tuyến nước bọt đi kèm với sốt cao, khó thở hoặc khó nuốt, đặc biệt khi các triệu chứng diễn biến xấu đi. Những triệu chứng này cần phải được cấp cứu về mặt y tế.

1.2. Các xét nghiệm chẩn đoán

  • Xét nghiệm máu: Bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm (đối với nguyên nhân do virus) và tăng (đối với nguyên nhân vi khuẩn), amylase máu và nước tiểu đều tăng.
  • Siêu âm: Phương tiện chẩn đoán đầu tay và quan trọng trong các tổn thương mô mềm vùng đầu mặt cổ, có vai trò chẩn đoán xác định bệnh viêm tuyến nước bọt viêm. Trong kỹ thuật này cần khảo sát toàn bộ vùng cổ để phát hiện các tổn thương kết hợp.

Vì sao chườm nóng vùng tuyến nước bọt mang tai

Xét nghiệm máu sẽ thấy bạch cầu giảm, amylase máu tăng

Biến chứng của viêm tuyến nước bọt thường không phổ biến. Nếu viêm tuyến nước bọt không được điều trị, mủ có thể tích tụ lại và hình thành các ổ áp-xe ở tuyến nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt gây ra do khối u lành tính có thể gây phì đại tuyến nước bọt. Khối u ác tính có thể sẽ phát triển rất nhanh và gây ra mất cử động ở vùng mặt bị tổn thương. Việc này có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ vùng này.

Bệnh nhân cũng có thể gặp phải biến chứng nếu tình trạng nhiễm trùng ban đầu lan từ tuyến nước bọt sang các phần khác của cơ thể, bao gồm nhiễm trùng da do vi khuẩn (viêm mô tế bào) hoặc viêm họng Ludwig (một dạng viêm mô tế bào xảy ra ở phía dưới của miệng)

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân tiềm ẩn và các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, ví dụ như sưng hoặc đau. Kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị nhiễm vi khuẩn, mủ hoặc sốt. Ổ áp - xe có thể sẽ được chọc hút.

Đa số các trường hợp viêm tuyến nước bọt không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ cần thiết trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc nhiễm trùng tái phát. Mặc dù không phổ biến nhưng phẫu thuật có thể sẽ bao gồm việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến mang tai hoặc loại bỏ tuyến dưới hàm.

Điều trị tại nhà bao gồm:

  • Uống 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để kích thích tuyến nước bọt và giữ tuyến nước bọt sạch sẽ.
  • Massage vùng tuyến nước bọt bị tổn thương.
  • Chườm ấm vào vùng bị tổn thương;
  • Súc miệng với nước ấm, có pha một chút muối.
  • Ngậm hoặc mút chanh chua hoặc kẹo chanh không đường để kích thích tiết nước bọt và giảm sưng.

Vì sao chườm nóng vùng tuyến nước bọt mang tai

Súc miệng với nước ấm

Cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ viêm tuyến nước bọt là uống nhiều nước và thực hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bao gồm chải răng đúng cách và sử dụng chỉ tơ nha khoa làm sạch răng ít nhất hai lần một ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Bệnh quai bị dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý tại tuyến nước bọt. Bệnh quai bị có thể dẫn đến vô sinh còn bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt.

Viêm tuyến nước bọtquai bị là 2 bệnh đều có triệu chứng biểu hiện ở tuyến nước bọt, thường gặp nhất là ở tuyến nước bọt mang tai. Cả hai bệnh đều có biểu hiện viêm tuyến nước bọt mang tai gần giống nhau, tuy nhiên hậu quả của 2 bệnh gây ra rất khác nhau.

Đặc biệt bệnh quai bị có thể dẫn đến vô sinh còn bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phân biệt rõ bệnh viêm tuyến nước bọt và quai bị để có hướng xử trí và theo dõi đúng đắn.

Nếu tuyến nước bọt mang tai bị viêm do tác nhân là virus quai bị thì được coi là bệnh quai bị, tuy nhiên tỷ lệ viêm tuyến mang tai do virus quai bị chỉ chiếm 24% trong tổng số các nguyên nhân gây bệnh tại tuyến này. Viêm tuyến nước bọt và quai bị là hai bệnh cũng nằm ở tuyến mang tai nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau và việc điều trị cũng khác nhau.

Bệnh quai bị do virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh quai bị rất phổ biến, có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát bệnh nhiều nhất vào mùa xuân,đặc biệt là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).

Vì sao chườm nóng vùng tuyến nước bọt mang tai

Quai bị có thể biến chứng dẫn tới viêm tinh hoàn ở nam

Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14 - 24 ngày (giai đoạn ủ bệnh đã có thể lây lan), người bệnh có biểu hiện sốt cao từ 38 – 39 độ C, đau đầu, chán ăn, cảm giác khó nuốt, khó nói chuyện, đau nhức các khớp xương.

Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai và lan xuống dưới hàm. đẩy tai lên trên và ra ngoài, có khi sưng lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Da ở vùng sưng có màu sắc bình thường, không bị nóng đỏ và có tính đàn hồi. Bệnh quai bị thường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên, sưng 2 bên so với sưng 1 bên có tỷ lệ là 6/1. Tuyến mang tai trong bệnh quai bị thường sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng từ từ trong khoảng 1 tuần. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến mang tai có thể không sưng lên cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng.

Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virus quai bị còn làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng. Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, thường diễn biến lành tính.

2.2. Bệnh quai có thể dẫn đến biến chứng gì?

  • Viêm tinh hoàn: đây là biến chứng thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và ở người lớn trên 40 tuổi. Viêm tinh hoàn thường xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai từ 1 - 2 tuần. Biểu hiện đau tinh hoàn lúc sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần so với bình thường. Thường chỉ sưng 1 bên nhưng cũng có thể sưng 2 bên, khoảng 2 tuần hết sưng. Sau 2 tháng mới có thể đánh giá được tinh hoàn có bị teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn gặp phải là 30 - 40%, nếu bị teo tinh hoàn cả 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.
  • Viêm buồng trứng: chiếm 7% trường hợp mắc bệnh quai bị ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi gây vô sinh). Nếu nhiễm bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng, sảy thai... vào 3 tháng cuối có thể gây tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc sinh non.

2.3. Điều trị quai bị

Không có liệu pháp kháng vi-rút đặc hiệu để điều trị bệnh quai bị. Xử trí bằng cách chăm sóc hỗ trợ và có thể bao gồm sử dụng thuốc giảm đau / hạ sốt như acetaminophen. Khó chịu ở tai có thể được kiểm soát bằng cách chườm ấm hoặc chườm lạnh. Viêm tinh hoàn có thể được kiểm soát bằng các chất chống viêm không steroid, hỗ trợ điều trị viêm tinh hoàn và chườm lạnh.

Nên cách ly bệnh nhân tối thiểu 2 tuần khi mắc bệnh quai bị, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, nằm yên, hạn chế đi lại, đặc biệt là đối với các bệnh nhân là thanh niên hay bệnh đang trong thời gian sốt và sưng tuyến nước bọt (4 - 6 ngày đầu). Trường hợp bệnh nhân bị viêm tinh hoàn cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau. Nếu mắc quai bị ở tuổi vị thành niên cần lưu ý điều trị sớm. Không có liệu pháp kháng vi-rút cụ thể để điều trị bệnh quai bị.

Vì sao chườm nóng vùng tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt khiến trẻ bị đau và sốt

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần do các tác nhân gây bệnh như: Staphylococcus aureus, Parainfluenza, coxsackie... gây nên. Đôi khi cũng gặp viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi, làm tắc ống dẫn tuyến và gây viêm. Bệnh thường chỉ gây ra các tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, đa số tự khỏi hoặc có trường hợp chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.

3.1. Viêm tuyến nước bọt biểu hiện như thế nào?

Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến, da ở vùng tuyến bị sưng có biểu hiện tấy đỏ, đau, nói và nuốt đều rất đau, có hạch viêm phản ứng ở vị trí góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Sốt từ 38 – 39 độ C, ấn vào vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.

Viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi thường bị một bên, hay tái phát. Bệnh nhân khi nhìn thấy đồ chua hoặc trước mỗi bữa ăn ngon sẽ đau tức vùng tuyến mang tai, đồng thời nước bọt tăng tiết trong miệng.

Viêm tuyến nước bọt mang tai do vi khuẩn hay virus khác cũng hay biểu hiện ở một bên. Bệnh xuất hiện sau: viêm amidan, viêm lợi, giảm hay mất bài tiết nước bọt sau thủ thuật, sau đợt điều trị an thần kinh hoặc tăng năng giáp, giảm khả năng miễn dịch, dùng thuốc giảm miễn dịch, viêm tụy hoại tử, chảy máu... Nhiều trường hợp xuất hiện sau phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc sau phẫu thuật ghép tạng, viêm tuyến mang tai có thể xảy ra sau bệnh mèo cào. Viêm tuyến nước bọt mang tai có sưng đau nhưng ấn vẫn mềm, vùng da bao quanh tuyến nhẵn.

Viêm tuyến nước bọt cấp tính ở trẻ: nếu kháng thể của mẹ bị khiếm khuyết, trẻ sơ sinh sẽ mắc viêm tuyến nước bọt mang tai cấp 1 bên hoặc 2 bên.

3.2. Viêm tuyến nước bọt có biến chứng không?

Đối với bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần thường không gây ra tổn thương ngoài tuyến nước bọt. Bệnh có tính chất đơn lẻ, thường xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng. Bệnh không lây lan thành dịch, có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào và không cùng lúc nhiều người mắc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: