Vì sao đbsh có thế mạnh du lịch

Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Xem lời giải

Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch

Những yếu tố chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi để phát triển lịch như sau:

Đầu tiên, Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng, phong phú

  • Về tài nguyên du lịch tự nhiên:
    • Khí hậu và địa hình tại Đồng bằng sông Hồng có sự đa dạng thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động du lịch quanh năm.
    • Có các thắng cảnh nổi tiếng như Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động [Ninh Bình], Tam Đảo, Đại Lải [Vĩnh Phúc], hồ Hoàn Kiếm [Hà Nội],…
    • Có vườn quốc gia Cát Bà [Hải Phòng], Cúc Phương [Ninh Bình], Ba Vì [Hà Tây],…
    • Các bãi biển đẹp như Đồ Sơn [Hải Phòng], Trà Cổ [Quảng Ninh], Vịnh Hạ Long,…
  • Tài nguyên du lịch nhân văn:
    • Hàng loạt di tích văn hóa – lịch sử như Lăng Hồ Chủ Tịch, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, Côn Sơn – Kiếp Bạc [Hải Dương], di tích Hoa Lư [Ninh Bình], cầu Long Biên [Hà Nội],…
    • Các lễ hội như lễ hội Gióng, chùa Hương [Hà Tây], hội Lim [Bắc Ninh], chùa Bái Đính [Ninh Bình],…
    • Làng nghề truyền thống nổi tiếng như gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, làng Nón Chuông, sứ Thanh Trì [Hà Nội], lụa La Khê,…

Như vậy, chúng ta có thể thấy Đồng bằng sông Hồng có số lượng lớn các danh hiệu được UNESCO công nhận. Đây là một trong những yếu tố góp phần chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Thứ hai, Đồng bằng sông Hồng có cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển

Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông ở Đồng bằng sông Hồng phục vụ du lịch tương đối phát triển. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

Có thể nói cơ sở hạ tầng giao thông là một bộ phận quan trọng, là khâu trọng tâm của kết cấu hạ tầng KT – XH. Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh của vùng nhằm thu hút đầu tư; phát triển dịch vụ, du lịch.

Thứ ba, Đồng bằng sông Hồng có vị trí giao thông thuận lợi

Đồng bằng sông Hồng có vị trí mạng lưới giao thông thuận lợi với các vùng trong nước và nước ngoài. Nơi đây là đầu mối giao thông của nhiều tỉnh. Hà Nội là đầu mối giao thông lớn nhất phía bắc.

Bên cạnh đó, cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch. Nó giúp cho việc đi lại, vận chuyển hành khách giữa các vùng trong nước và các nước trên thế giới được thuận lợi.

Khái quát chung về Đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng với diện tích 15 nghìn km2 [chiếm 4,5% diện tích cả nước], gồm 10 tỉnh [thành phố] là: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Tiếp giáp với Trung du miền núi bắc bộ, bắc trung bộ và biển đông nên khu vực này dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.

Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng Sông Hồng

– Địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, đây là vùng địa hình đồng bằng châu thổ và có diện tích lớn thứ 2 ở nước ta.

– Khí hậu nằm trong vùng khí hậu phía bắc và có khí hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Đầu mùa đông se lạnh còn cuối mùa đông ngoài lạnh ra còn có các cơn mưa phùn nên có hơi ẩm.

– Đất đa dạng thể hiện ở việc có nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất phèn, đất mặn, …

+ Đất phù sa là đất chủ yếu, chiếm diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các tỉnh/thành phố. Nhóm đất này có đặc điểm thuận lợi cho phát triển kinh tế đặc biệt là trồng trọt như cây lúa;

+ Đất phèn, mặn nằm dọc theo vịnh bắc bộ.

Giới thiệu về vùng đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng [hay Châu thổ Bắc Bộ] là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương, 8 tỉnh và 12 thành phố thuộc tỉnh. Các tỉnh thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình , Nam Định, Ninh Bình. Diện tích của vùng là nhỏ nhất nước ta chỉ với diện tích 14806 km2 [chiếm 4,5 % diện tích cả nước] và 19,5 triệu người [2013] nhưng lại là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.

I.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Vị trí địa lí:

Giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ

- Giới hạn lãnh thổ:

Gồm đồng bằng châu thổ, dải đất rìa trung du và miền núi Bắc Bộ

- Ý nghĩa: Thuận lợi trong giao lưu kinh tế xã hội với các vùng trong nước và thế giới.

II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1.Điều kiện tự nhiên

- Địa hình bằng phẳng với đất phù sa do sông Hồng bồi đắp.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo điều kiện thuận lợi thâm canh tăng vụ, phát triển ụ đông thành vụ sản xuất chính.

2.Tài nguyên thiên nhiên

- Đất có nhiều loại đất, chiến diện tích lớn nhất là đất phù sa.

- Khoáng sản: có nhiều loại có giá trị cao [đá xây dựng, sét, cao lanh,…]

- Vùng ven biển và vùng biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và du lịch.

- Khó khăn: Thiên tai, bão lũ, ít tài nguyên khoáng sản, thời tiết thất thường…

III.Đặc điểm dân cư, xã hội

- Số dân 17,5 triệu người chiếm 22% nam 2002.

- Là vùng có dân cư đông đúc nhất nước ta

- Mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

+ Có một số đô thị hình thành từ lâu đời như Hà Nội, Hải Phòng…

- Khó khăn:

+ Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế xã hội.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

Video liên quan

Chủ Đề