Vì sao Đông Nam Bộ la vùng kinh tế phát triển nhất nước ta

Tình hình phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

IV.Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.

- Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng…

- Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

Bảng 32.1. Cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2002 [%]

Khu vực

Vùng

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

Đông Nam Bộ

6,2

59,3

34,5

Cả nước

23,0

38,5

38,5

- Trung tâm công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,... Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

Hình 32.2. Lược đố kinh tế vùng Đông Nam Bộ

2. Nông nghiệp

Bảng 32.2. Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002

Cây công nghiệp

Diện tích [nghìn ha]

Địa bàn phân bố chủ yếu

Cao su

281,3

Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

Cà phê

53,6

Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu

Hồ tiêu

27,8

Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.

Điều

158,2

Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương

- Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.

- Trồng trọt:

+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều…

+ Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển.

+Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao.

- Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

- Thủy sản: Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản mang lại nguồn lợi lớn.

- Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.

Loigiaihay.com

  • Giải bài 3 phần câu hỏi và bài tập trang 120 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng số liệu sau: Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.

  • Bài 2 trang 120 SGK Địa lí 9

    Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

  • Bài 1 trang 120 SGK Địa lí 9

    Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất?

  • Quan sát hình 32.2, xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An. Nêu vai trò của hai hồ chứa này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 120 SGK Địa lí 9

  • Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 119 SGK Địa lí 9

  • Giải bài 3 trang 123 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.

  • Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 121 SGK Địa lí 9

Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

Trả lời câu hỏiin nghiêng

[trang 121 sgk Địa Lí 9]:- Dựa vào bảng 33.1 [SGK trang 121], hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.

Trả lời:

- Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước gia đoạn 1995 - 2002: tổng mức bán lẻ hàng hoá, số lượng hành khách vận chuyển, khối lượng hàng hoá vận chuyển có xu hướng giảm.

- Tuy nhiên, so với cả nước, các chỉ tiêu dịch vụ trên của Đông Nam Bộ chiếm một tỉ trọng lớn, đặc biệt tổng mức bán lẻ hàng hoá và số lượng hành khách vận chuyển.

[trang 121 sgk Địa Lí 9]:- Dựa vào hình 14.1 [SGK trang 52], hãy cho biết từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?

Trả lời:

Từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông : đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường hàng không.

[trang 121 sgk Địa Lí 9]:- Căn cứ vào hình 33.1 [SGK trang 114] và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

Trả lời:

- Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, vì:

+ Vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

+ Có các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thuận lơi phát triển kinh tế - xã hội: đất bazan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt, biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, thềm lục địa giàu dầu khí,

+ Là vùng kinh tế năng động có trình độ cao

+ Lao động dồi dào, lành nghề, năng động trong nền kinh tế thị trường.

+ Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

+ Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP 59,3% năm 2002. nông , lâm , ngư nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ 6,2%, nhưng giữ vai trò quan trọng. Khu vực kinh tế dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng.

[trang 122 sgk Địa Lí 9]:- Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?

Trả lời:

- Có vị trí địa lý thuận lợi [nằm ở vùng Đông Nam Bộ, giáp biển Đông, giáp Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam].

- Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện và hiện đại, có cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất.

- Nhiều ngành kinh tế phát triển tạo ra khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu.

- Là nơi thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

[trang 123 sgk Địa Lí 9]:- Dựa vào bảng 33.2 [SGK trang 122], hãy nhận xét vai trò của vùng kỉnh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.

Trả lời:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 35,1% GDP cả nước, 56,6% GDP công nghiệp – xây dựng, 60,3% giá trị xuất khẩu. qua đó thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.

Bài 1:Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?

Lời giải:

- Có TP. Hồ Chí Minh là đầu môi giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.

- Dân số đông, mức sống người dân khá cao.

- Có nhiều đô thị lớn.

- Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh.

- Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.

- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng [bãi biển, vườn quốc gia,di tích văn háo – lịch sử]. Hoạt động du lịch biển diễn ra sôi động quanh năm TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất trong cả nước.

Bài 2:Tại sao tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh nảm hoạt động nhộn nhịp?

Lời giải:

Tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh nảm hoạt động nhộn nhịp vì:

- Về vị trí địa lí: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía nam.

- Đông Nam Bộ có dân số đông, có thu nhập cao.

- Các thành phố Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển [khách sạn, khu vui chơi giải trí], bãi biển đẹp; quanh năm ấm và chan hoà ánh sáng mặt trời; khách du lịch đông.

Bài 3:Dựa vào bảng 33.4 [SGK trang 123], hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.

Lời giải:

+ Xử lý số liệu:

Tỉ trọng diện tích dân số GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 [%]

Diện tíchDân sốGDP
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam39,339,365,0
Ba vùng kinh tế trọng điểm100,0100,0100,0

Biểu đồ: Tỉ trọng, diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.

- Nhận xét:

+ Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 39,3% diện tích, 39,3% dân số nhưng chiếm tới 65% giá trị GDP.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.

Bài tập Sách bài tập

+ Xử lý số liệu:

Tỉ trọng diện tích dân số GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 [%]

Diện tíchDân sốGDP
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam39,339,365,0
Ba vùng kinh tế trọng điểm100,0100,0100,0

Biểu đồ: Tỉ trọng, diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.

- Nhận xét:

+ Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 39,3% diện tích, 39,3% dân số nhưng chiếm tới 65% giá trị GDP.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.

- Là khu vực tập trung đông dân cư.

- Người dân có mức sống cao hơn so với các vùng khác do vậy nhu cầu mua hàng và đi lại cũng như du lịch sẽ cao hơn.

- Là khu vực công nghiệp phát triển năng động nên sẽ có có sự giao lưu sâu rộng với các vùng và các nước khác do vậy mà hành khách vận chuyển chiếm tỉ lệ cao hơn.

- Sự đa dạng phong phú trong các mặt hàng, cộng với sự hiện đại tiện nghi của vùng do vậy mà tổng mức bán lẻ hàng hóa và số lượng hành khách vận chuyển cao hơn.

Bài 2 trang 45 Tập bản đồ Địa Lí 9:Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Nêu tên các mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu cả nước của vùng Đông Nam Bộ.

- Các mặt hàng nhập khẩu chính của vùng Đông Nam Bộ.

Lời giải:

- Các mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu cả nước của vùng Đông Nam Bộ: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ…

- Các mặt hàng nhập khẩu chính của vùng Đông Nam Bộ: máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.

Bài 3 trang 46 Tập bản đồ Địa Lí 9:Vùng Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để thu hút đầu tư nước ngoài.

Lời giải:

- Về vị trí địa lý:

+ Liền kề với đồng bằng sông Cửu Long là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.

+ Giáp Tây Nguyên là vùng nguyên liệu công nghiệp, lâm sản.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng cung cấp nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp.

+ Các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Đông Nam Bộ.

+ Nằm ở vị trí đầu nút các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á.

- Về nguồn tài nguyên:

+ Đất: đất đỏ bazan màu mỡ, đất xám phù xa cổ thích hợp với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả trêm quy mô lớn.

+ Khí hậu: cận xích đạo

+ Tài nguyên khoáng sản: vùng dầu khí ở thềm lục địa giàu có.

+ Tài nguyên biển: có các ngu trường lớn và nhiều điểm du lịch nổi tiếng.

- Về nguồn lao động: tập chung nhiều lao động có tay nghề cao, có chuyên môn kỹ thuật, năng động, nhạy bén.

- Về chính sách thu hút đầu tư: ưu đãi đầu tư đối với nước ngoài

Bài 4 trang 46 Tập bản đồ Địa Lí 9:Em hãy kể tên 3 tỉnh, thành phố ở Đông Nam Bộ có đóng góp lớn nhất triong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

Lời giải:

Tp.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.

Bài 5 trang 46 Tập bản đồ Địa Lí 9:Dựa vào số liệu ở bảng 33.2 trong SGK, em hãy:

Vẽ biểu đồ thể hiện một số chỉ tiêu của vùng kinh tế trọng điểm phía nam so với cả nước năm 2002 [cả nước = 100%].

Lời giải:


Mục lục

Lịch sử hình thành các tỉnh thành Đông Nam BộSửa đổi

Năm 1957, dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, khu vực này mang tên Miền Đông Nam phần, đại diện bởi Tòa Đại biểu Chính phủ cho 13 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, các tỉnh Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An. Khu vực này là một đơn vị hành chính của Việt Nam Cộng hòa.

Năm 1963, Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ và đơn vị Miền Đông Nam phần bị xóa bỏ, tuy nhiên danh từ này vẫn thông dụng để chỉ định khu vực địa lý.

Giai đoạn 1966-1975 thời Đệ Nhị Cộng hòa, Miền Đông Nam phần bao gồm 12 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, các tỉnh Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An.

Năm 1975, sáp nhập các tỉnh thành để thành lập các tỉnh thành mới lớn hơn, khi đó miền Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh [tỉnh Gia Định, Đô thành Sài Gòn, quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương], Sông Bé [gồm tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long], Tây Ninh, Đồng Nai [gồm Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy]. Tỉnh Bình Tuy cũ nhập vào tỉnh Thuận Hải thuộc miền Trung, tỉnh Long An nhập vào Miền Tây Nam Bộ.

Năm 1979, miền Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh thành và 1 đặc khu: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai và Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo[1].

Năm 1991, miền Đông Nam Bộ có 5 tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Từ năm 1997 đến nay, vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Video liên quan

Chủ Đề