Vì sao kim loại có tính ánh kim

Trang chủ » Hóa Học lớp 9 » Tính chất vật lý của kim loại – Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim

Xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ vật, máy móc làm bằng kim loại. Vậy kim loại có những tính chất vật lí gì. Những tính chất vật lí đó giúp kim loại có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất. Mời các bạn cùng xem qua bài viết này để biết những tính chất vật lý của kim loại đó là gì nhé!

Xem thêm:

  • Tính chất hóa học của kim loại

nhung-tinh-chat-vat-ly-cua-kim-loai

I. Những tính chất vật lý của kim loại

1. Tính dẻo của kim loại

– Kim loại có tính dẻo. Mỗi kim loại có tính dẻo khác nhau.

– Ứng dụng: Kim loại được kéo sợi, rèn, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.

Vàng được dát mỏng và kéo thành sợi

tinh-chat-vat-ly-cua-kim-loai-tinh-deo

2. Tính dẫn điện của kim loại

– Kim loại có tính dẫn điện. Các kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau.

– Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó là Cu, Al, Fe…

– Ứng dụng: Những kim loại có tính dẫn điện tốt được dùng làm dây dẫn điện như: Cu, Al hay Fe…

Dây dẫn điện được làm bằng kim loại

tinh-chat-vat-ly-cua-kim-loai-tinh-dan-dien

3. Tính dẫn nhiệt của kim loại

– Kim loại có tính dẫn nhiệt. Các kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại nào dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt.

– Ứng dụng: Kim loại có tính dẫn nhiệt tốt được dùng làm dụng cụ nấu ăn…

Đồ gia dụng làm từ kim loại

tinh-chat-vat-ly-cua-kim-loai-tinh-dan-nhiet

4. Ánh kim của kim loại

– Kim loại có ánh kim [có ánh lấp lánh trên bề ngoài của chúng].

– Ứng dụng: nhờ có ánh kim, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức như Au, Ag, Pt… hay làm các vật dụng trang trí như: Al, Fe, Cu, Sn…

Kim loại có ánh kim được dùng làm đồ trang sức

tinh-chat-vat-ly-cua-kim-loai-anh-kim

Giải bài tập về tính chất vật lý của kim loại

Câu 1. Hãy nêu tính chất vật lý của kim loại và những ứng dụng tương ứng.

Bài làm:

– Kim loại có tính dẻo → Ứng dụng trong rèn, kéo sợi dát mỏng để làm các đồ vật.

– Kim loại có tính dẫn điện → Ứng dụng làm dây dẫn điện như [Ag, Cu, Al…].

– Kim loại có tính dẫn nhiệt → Ứng dụng làm dụng cụ nấu ăn.

– Kim loại có ánh kim → Ứng dụng trong đồ trang sức và các dụng cụ trang trí.

Câu 2. Chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a] Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đền điện là do có ……… cao.

b] Bạc, vàng được dùng làm …… vì có ánh kim rất đẹp.

c] Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do …… và …… .

d] Đồng và nhôm được dùng làm …… là do dẫn điện tốt.

e] …… được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt.

Các từ và cụm từ:

1. nhôm ; 2. bền  ;  3. nhẹ  ;  4. nhiệt độ nóng chảy  ; 5. dây điện  ; 6. đồ trang sức.

Bài làm:

a] nhiệt độ nóng chảy

b] đồ trang sức

c] bền và nhẹ

d] dây điện

e] nhôm

Câu 3. Có các kim loại sau: đồng, kẽm, magie, natri, bạc. Hãy chỉ ra hai kim loại dẫn điện tốt nhất.

Bài làm:

2 kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag và Cu.

Câu 4. Hãy tính thể tích 1 mol của mỗi kim loại [t°, áp suất trong phòng thí nghiệm], biết khối lượng riêng [g/cm3] tương ứng là: DAl = 2,7; DK = 0,86; DCu = 8,94.

Bài làm:

Áp dụng công thức: V = m/D. Ứng với 1 mol, m = 1 x M = M [M là khối lượng mol của kim loại].

VAl = m/D = 27 / 2,7 = 10 cm3

VK = m/D = 39 / 0,86 = 45,35 cm3

VCu = m/D = 64 / 8,94 = 7,16 cm3.

Câu 5. Hãy kể tên 3 kim loại được sử dụng để:

a] Làm vật dụng gia đình.

b] Sản xuất dụng cụ, máy móc.

Bài làm:

a] Làm vật dụng gia đình: chậu bằng Al, dao bằng Fe, dây điện làm từ Cu…

b] Sản xuất dụng cụ, máy móc: hàng rào làm bằng Fe, thiếc [Sn] dùng làm tấm lợp, máy phát điện có vỏ mạ bằng Zn…

 TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI

1. Tính dẻo

Khi tác dụng cơ học đủ mạnh lên kim loại, nó bị biến dạng. Sự biến dạng này là do các lớp mạng tinh thể kim loại trượt lên nhau. Nhưng các lớp mạng tinh thể này không tách rời nhau mà vẫn liên kết với nhau nhờ các electron tự luôn luôn di chuyển qua lại giữa các lớp màng tinh thể. Do vậy, kim loại có tính dẻo.

Những kim loại có tính dẻo hơn cả là Au, Al, Cu, Ag, Sn…..Người ta có thể dát được những lá vàng mỏng tới 1/20 micrôn [1 micrôn =1/1000 mm] và ánh sáng cso thể đi qua được.

2. Tính dẫn điện

Nối kim loại với nguồn điện, các electron tự do trong kim loại chuyển động thành dòng. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm. Hiện tượng này được giải thích như sau: ở nhiệt độ cao, tốc độ dao động của các ion dương kim loại càng lớn, sự chuyển động của dòng electron tự do càng bị cản trở.

Những kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau là do mật độ electron tự  do của chúng không giống nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe…

3. Tính dẫn nhiệt

Đốt nóng một đây kim loại, những electron tự do ở đây di chuyển nhanh hơn. Trong quá trình chuyển động, những electron này truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng có nhiệt độ thấp hơn, vì vậy kim loại dẫn nhiệt được.

Nói chung những kim loại nào dẫn điện thì dẫn nhiệt tốt.

Những kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt không giống nhau. Thí dụ tính dẫn nhiệt của các kim loại giảm theo thứ tự Ag, Cu, Al, Zn, Fe,…

4. Ánh kim

Hầu hết kim loại đều có ánh kim, vì các electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta cso thể nhìn thấy được

Tóm lại, những tính chất của kim loại nói trên là do electron tự do trong kim loại ra

II. NHỮNG TÍNH CHẤT KHÁC CỦA KIM LOẠI

1. Tỉ khối

Những kim loại khác nhau có tỉ khối khác nhau rõ rệt. Ví dụ kim loại có tỉ khối nhỏ nhất là Li 0,5, kim loại có tỉ khối cao nhất là Os 22,6

Quy ước những kim loại có tỉ khối nhỏ hơn 5 là kim loại nhẹ, như Na, K, Mg, Al…..Những kim loại có tỉ khối lớn hơn 5 là kim loại nặng, như Fe, Zn, Cu, Ag, Au…

2. Nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ của kim loại loại cũng khác nhau. Có kim loại nóng chảy ở nhiệt độ -390C như Hg, có kim loại nóng chảy ở 34220C    như W

3. Tính cứng

Những kim loại khác nhau có tính cứng khác nhau. Có kim loại mềm như sáp, dùng dao cắt được dễ dàng như Na,K….Ngược lại có kim loại rất cứng không thể dũa được như W, Cr

Những tính chất: tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng của kim loại phụ thuộc chủ yếu vào bán kính và  điện tích ion, khối lượng nguyên tử, mật độ electron tự do trong kim loại.

B. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1

Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?

A. Vàng [ Au ]              

B. Bạc[ Ag ]             

C. Đồng [ C u ]              

D. Nhôm [ Al ]

Câu 2: 

Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Vonfam[ W ]            

B. Đồng [ Cu ]          

C. Sắt [ Fe ]                   

D. Kẽm [ Zn ]

Câu 3:

Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẻo nhất?

A. Đồng [ Cu ]               

B. Nhôm [ A l]          

C. Bạc [ Ag ]                 

D. Vàng[ Au ]

Câu 4

Kim loại nào sau đây nhẹ nhất[ có khối lượng riêng nhỏ nhất] ?

A. Liti [ Li ]                 

B. Na[ Natri ]            

C. Kali [ K ]                 

D. Rubiđi [ Rb ]

Câu 5:

Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại:

A. Na                          

B. Zn                          

C. Al                             

D. K

Câu 6: 

Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:

A. Ag, Cu                  

B. Au, Ag                   

C . Au, Al                    

D. Ag, Al

Câu 7: 

Kim loại đã được tìm ra cách đây hơn 6000 năm, đó là kim loại:

A. Nhôm                   

B. Kẽm                       

C. Sắt                           

D. Đồng

Câu 8: 

 1 mol nhôm [ nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm ], khối lượng riêng 2,7 g/ cm3 , có thể tích tương ứng là:

A. 10 cm3                   

B. 11 cm3                   

C. 12cm3                      

D. 13cm3

Câu 9: 

1 mol kali [ nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm ], khối lượng riêng 0,86 g/ cm3, có thể tích tương ứng là:

A. 50 cm3                 

B. 45,35 cm3                

C. 55, 4cm3                

D. 45cm3

Câu 10:

1 mol đồng [ nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm ], thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

A. 7,86 g/cm3                  

B. 8,3g/cm3           

C. 8,94g/cm3             

D. 9,3g/cm3

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

D

A

C

B

D

A

B

C

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề