Vì sao nên chọn cần câu mà không chọn cá

          Cũng là phương pháp câu phao cùng thể loại như câu tay, nhắm vào đối tượng "cá trắng", danh từ thường được ngư dân dùng để gọi gộp chung các giống cá như : chép, trắm, trôi, mè, chài, vền... Nhưng khác với kỹ thuật câu tay, trong cách câu waggler, dân câu tận dụng lợi thế của máy câu để tạo điều kiện có thể : câu xa, câu sâu, câu ở nơi có dòng chảy... và đảm bảo an toàn nhiều hơn trong trường hợp dòng và bắt cá. Trong biên soạn này, caucavietnam trở lại với phương pháp câu phải nói là đậm tính kỹ thuật từng được giới thiệu trong nhiều bài viết trước đây.

          Theo nhận xét của một số cần thủ câu tay "chuyển ngành", câu waggler dù mang lại cho người câu nhiều tiện nghi hơn khi chạm phải cá lớn, nhưng nó đòi hỏi cần thủ phải thành thạo kỹ thuật khi triển khai phương pháp, đồng thời xét về mặt kinh tế, các dụng cụ cơ bản cần phải có để thao tác cho đúng cách cũng nhiều hơn, vì vậy sẽ tốn kém hơn là câu tay theo nghĩa đơn thuần. Tuy nhiên, nếu đem so sánh ở mức độ chuyên nghiệp thì chi phí "hành nghề" của một tuyển thủ câu tay luôn được thừa nhận là cao hơn một chuyên gia câu thi waggler rất nhiều lần, ví dụ, chỉ riêng một chiếc cần câu tay dài hơn 10 mét, có chất lượng không chê được, luôn có giá bán đắt gấp nhiều lần hơn là một bộ cần và máy waggler cùng thứ bậc.

          Nhưng vào thời buổi hiện nay, gần như trong tất cả các tổ chức thi câu cá trắng tại khắp châu Âu, việc cho phép cùng lúc ứng dụng cả 2 phương pháp câu tay lẫn câu máy đã trở thành một thông lệ, các vận động viên tùy tình huống, có thể áp dụng cách câu tương hợp nếu thấy cần thiết. Vấn đề mà trước đây các vận động viên chuyên dùng cần dài ngoằn nhiều lúc phải bó tay, khi cảm thấy phải đưa mồi ra thật xa vượt khỏi tầm cần, hay cần phải cưỡng lại dòng nước hoặc phải câu thật sâu.., thì giờ đã có giải pháp. Không biết mọi người nghĩ sao, chứ về phần tôi, tuy đã có nhiều năm tháng dài đam mê câu cá trắng với những chiếc cần câu dài từ 8, 10, rồi 12 mét, nhưng tôi vẫn càm thấy có gì đó hơi... lượm thượm. Phải nói rằng ở thời gian đầu, lúc mới vừa tập tễnh học cách tháo ráp mấy khúc "ống nước", thì những chiếc cần Roubaisienne được chế tác bằng phíp sợi thủy tinh dài khoảng 7-8 mét, ít khi nào cân nặng dưới kí lô ! Dần dà tiến bộ hơn, người ta đã cho ra lò những cây cần "tuyển" làm bằng hỗn hợp composite, tuy có cùng chiều dài, nhưng nhẹ hơn được cả vài trăm gram. Sau cùng, thì những chiếc cần carbon đặc chủng đạt nguyện vọng đã ra đời, ví dụ như cây POWER MATCH 704 nằm trong catalogue 2011 của nhà Sensas, dài trên 10 mét, khi lắp toàn bộ, nhìn thân cần thẳng tắp, nhưng cân nặng chỉ trong khoảng 554gr, một tiến bộ vượt bực.

          Tuy đạt ưu điểm về trọng lượng, nhưng muốn câu xa thì cần câu vẫn phải... dài. Vì ở các vùng nước tự nhiên, hay tại các hồ câu tư nhân có lắm khách hàng, phải câu xa bờ thì mới hy vọng được cá cắn câu, cho nên đối với tôi, dù tiện nghi hơn, nhưng sự cố bị dài lêu nghêu vẫn không thể xóa bỏ. Rốt cuộc, từ khi mốt "câu waggler" được nhập cư từ Anh quốc vào lục địa Âu châu hơn nhiều chục năm nay, thì hầu như tôi đã "quên" đi mấy chiếc cần dài đã rất lâu !

- Câu waggler đáp ứng cho bạn nhiều yêu cầu, nhưng "tay nghề" cần phải thành thục, đừng tìm cách đốt cháy giai đoạn.

Cách câu phao bằng cần ngắn có gắn máy câu, cũng giống như những phương pháp câu khác, bạn cần phải dành thì giờ để tập luyện, để rút tỉa kinh nghiệm. Theo tôi, bạn đừng ngần ngại lợi dụng những buổi trưa có nắng ấm áp vào mùa đông, hoặc những nơi không có quá nhiều cá ở các thời điểm khác, mục đích để tránh bị cá... quấy rầy, khi mà bạn cảm thấy chưa đến lúc cần thiết phải giao đấu với chúng !

         Để thực hiện, điểm câu mà bạn cần ưu tiên chọn lựa phải là nơi mà vùng nước không quá sâu, và cũng không được cạn sều ! Chiều sâu trong khoảng từ 1,50 đến 2,00 mét là vừa, một cái ao nhỏ hay một vũng nước tù có diện tích chừng vài trăm mét vuông xem như vừa phải. Đừng bao giờ tập câu ở khoảng cách quá xa, vì bạn chưa quen thuộc với cách thức làm duỗi thẳng đường câu khi chì và mồi câu vừa chạm nước, và tệ trạng mồi câu vướng vào chì câu, có khi quấn cả vào phao, sau khi quăng câu là điều khó tránh. Phần khác, hãy "quên đi" các kỹ thuật câu tay mà bạn đã thuộc nằm lòng, vì 2 phương pháp câu tuy nhằm vào cùng một đối tượng, nhưng khác nhau khá nhiều về phần kỹ thuật.

- Khởi đầu, chỉ nên ứng dụng cách ráp đường câu cơ bản, tuy đơn giản nhưng cho phép bạn thanh toán môn học một cách nhanh chóng, và trở lại sau đó với các cách ráp nối cầu kỳ hơn khi đã nắm trong tay những hiểu biết vở lòng.

         Cũng như trong kỹ thuật câu tay, câu waggler cũng có nhiều cách ráp nối đường câu, từ giản dị đến cầu kỳ. Thoạt đầu khi vừa làm quen với câu waggler, bạn hãy dùng một đường câu với cách ráp chì đơn giản, và đây không phải là một điều thiệt thòi cho người sử dụng. Như bạn đã biết, thà rằng mồi câu khi chìm xuống nước, có thể cách trình bày không được tự nhiên và thu hút cá cho lắm, nhưng "nó" vẫn ở vị thế "câu", còn hơn là phao, lưỡi, chì, cước, mồi câu nắm níu nhau thành một nùi như chùm tóc rối !

         Ngoài ra cần nói thêm, khác với phương pháp câu tay truyền thống châu Âu, trong phương pháp câu waggler, bạn có thể thay đổi ngay trên đường câu chiếc phao đang sử dụng bằng một cái phao khác có lực tải chì nặng hơn [BBT : tương tự như câu tay kiếu Nhật/Đài Loan]. Từ đó, bạn có thể dựa vào trọng lượng chì gia tăng tạo điều kiện để liệng xa hơn, hoặc tháo bớt chì, thay phao nhỏ hơn để câu lửng gần bờ hay câu sát ngay gần mặt nước.

         Nhưng, theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, thì khi mới vừa tập câu, bạn hãy ưu tiên câu với phao lớn, chì nặng. Đơn giản và dễ hiểu thôi, vì với một đường câu bằng cước to tương đối, và mang chì đủ nặng sẽ giúp cho bạn liệng xa một cách dễ dàng, an toàn hơn là dùng một đường câu mảnh, phao nhỏ, chì nhẹ. Nói gì thì nói, bạn yên tâm đi, phần lớn dân câu kinh nghiệm đều thừa nhận, một đường câu được coi là "nặng", thường được dùng để neo mồi câu gần như bất động trên mặt đáy nước, và đó là cách hay nhất để lừa các loài cá to, nhất là vền, chép, và chép nhớt Tinca... có thói quen luôn sục sạo đáy nước để tìm thức ăn.

Waggler : minh họa cách ráp đường câu đơn giản [dùng với phao được kẹp thêm chì ở chân phao]

10 ĐIỀU CẦN QUÁN TRIỆT KHI VỪA MỚI TẬP CÂU WAGGLER

1- Luôn quan tâm đến máy câu : trong phương pháp câu waggler, máy câu luôn là vật dụng chính yếu đảm bảo cho buổi câu đạt thành quả. Sau một vài buổi thử nghiệm cách câu waggler, bạn sẽ thấy nếu dùng một chiếc máy câu kém chất lượng hay không được bảo quản đúng mức sẽ gây trở ngại như thế nào khi liệng mồi, thu dây và dòng cá...

            Việc đầu tiên cần lưu ý nếu mà bạn muốn sử dụng máy câu một cách đúng sách vở, đó là : châm đủ cước câu, và sau khi đầy, cước đã nạp phải được trải đều trên ổ chứa cước [bô bin], nhưng các vòng quấn không được lỏng lẻo hay siết quá chặc trên lõi của ổ chứa cước. Cước câu châm trong ổ chứa cước được gọi là đủ, khi các vòng quấn cuối cùng của cước câu chỉ còn cách vành ổ cước chừng 1>2mm. Nếu châm quá dư thừa, sau khi cắt dây, bạn sẽ thấy ngay hàng loạt các vòng cước sẽ tự bung sút ra ngoài phía đầu của ổ cước, chứ không bị tháo sợi như trường hợp bình thường.

           Cũng trong kỹ thuật câu waggler, gần như rất ít khi người câu sử dụng quá 150 mét cước. Để tiết kiệm cước câu, ví dụ như ổ chứa cước máy câu của bạn có khả năng chứa đến 250 mét dây 0.20mm, trong khi bạn chỉ cần dùng nhiều lắm là 150 mét [0.20mm], trong trường hợp này, bạn cần phải ứng dụng thủ thuật 'backing", tức độn thêm bên trong  bằng cước cũ, và quấn bên ngoài cước mới, hoặc làm to lõi quấn dây của ổ cước bằng vài chục vòng chỉ sợi, sau đó nén chắc các vòng chỉ bằng băng keo dính quấn ở phía ngoài. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn nên tạo mãi loại máy câu dành riêng cho phương pháp câu waggler, loại máy này thường được thiết kế với vận tốc cuốn dây khá nhanh, ổ chứa cước của chúng luôn có lõi dầy [ổ cước match], vì phương pháp câu không cần phải sử dụng đường câu quá dài. Máy thường được các nhà sản xuất phân phối kèm theo với vài ba ổ chứa cước phụ khác [minh họa dưới] để bạn có thể thay đổi kích cỡ cước trục một cách thoải mái, tùy hoàn cảnh gặp phải.

2- Chọn dùng cho đúng các loại chì câu : chì câu dùng trong phương pháp waggler có nhiều kích cỡ, không khác gì câu tay. Đặc biệt, chì câu waggler rất mềm, bạn có thể dùng mấy ngón tay để kẹp chúng trên cước câu một cách dễ dàng. Thường các viên chì lớn mang các ký hiệu : SSG, AAA, BB... [BBT : tham khảo thêm "tìm hiểu về các loại chì

Khi lựa chì để kẹp, loại chỉ nên chọn những viên chì được xẻ rãnh ngay giữa tâm, bạn cần nên loại bỏ ngay những viên chì bị cắt xiên xéo, vì chúng ít khi dính chắc vào dây sau khi kẹp và là một trong những nguyên nhân làm cho đường câu của bạn hay bị rối, sau khi liệng.

Thường, những viên chì waggler chất lượng được phân phối bởi những nhà sản xuất tên tuổi, khi mua về, bạn chẳng cần phải mất thì giờ "lượm thóc", nhưng đôi khi cũng có những viên chì không được "sạch" lắm, lẫn lộn vào. Trong thuật "câu phao" châu Âu, đã được đăng trên caucavietnam.com cách nay không lâu]. Kiểu chì SSG, có trọng lượng khá nặng [1,60gr/viên], chỉ được dùng để "cân" các loại phao lớn, có sức tải chì cao, hoặc ứng dụng trong kỹ thuật "phao chạy" khi thả câu ở các vùng nước sâu. Ngược lại, kiểu chì AAA và BB thông dụng hơn, thường được kẹp trên các loại phao có sức tải chì trung bình.

            Trong trường hợp này, nếu không muốn vứt đi, thì bạn có thể dùng một mãnh giấy nhám nước gấp đôi hay một cái giũa móng tay bằng giấy cứng của các bà, để làm cho "láng" lại. Sau cùng, ngoài các kiểu chì như vừa kể trên, bộ chì waggler còn có các kiểu chì nhỏ nữa, mang số từ 1 > 8, dùng để "đệm" thêm trên đường câu, mục đích để cân phao cho thật chuẩn.

3- Liệng sao cho chính xác : quăng câu bằng cần waggler không có gì khó khăn cho lắm. Trong kỹ thuật câu waggler, để có thể liệng mồi câu một cách bải bản và chuyên nghiệp, và nếu bộ phận gắn máy câu trên chiếc cần của bạn thuộc loại xê dịch được [minh họa trái], thì nên tùy vào chiều dài cánh tay của bạn [từ cổ cho đến khuỷu tay], để bố trí máy câu ở điểm mà khi cầm cần [nắm ở chỗ bắt máy], bạn cảm thấy sẽ có thể tì cả khuỷu tay vào gần đốc cần không vấn đề. Khi liệng mồi, với cần waggler, đừng bao giờ dùng lực để vút mồi đi quá mạnh, dựa vào sức bật của cần thì hay hơn vì đọt cần khá mảnh. Động tác nhắm để liệng mồi câu, bằng cách ngắm mục tiêu từ đỉnh đầu của mình gần như luôn chính xác hơn là đưa cần về phía bả vai phải hay trái. Để tránh trường hợp đường câu bị rối nùi mà bạn không hay biết, do mồi và chì câu rơi xuống nước vào cùng một điểm, bạn cần phải tập thói quen "hãm dây", bằng cách tì nhẹ ngón tay vào vành miệng ổ cước để chận dây lại khi mồi câu vừa chạm vào mặt nước. Thực hiện điều này, xem như bạn đã duỗi thẳng được đường câu trong quá trình chìm trong nước.

4- Cần phải dìm đầu đường câu [từ "đầu đường câu" ở đây dùng để mô tả đoạn cước câu dài từ phao đến khoen đầu bu của cần câu] dưới mặt nước hay không ? : trong phương pháp câu waggler, hầu hết các kiểu phao đều được kết nối với đường câu chỉ với một điểm buộc/cột thôi.

Trừ kiểu phao "stick" [minh họa phải] thường được dùng để câu gần bờ ở những nơi có dòng chảy, chúng luôn được kẹp vào đường câu ở 2 hoặc 3 điểm [đầu, bụng và chân phao]. 

Nói là vậy, tuy nhiên trong thực tế, có khi bạn lại gặp phải hoàn cảnh gần như phải... bó tay, không làm sao dìm dây được ! Bởi lý do này, các nhà sản xuất cước câu đã nghiên cứu sáng chế thêm loại cước câu đặc biệt, gọi là "cước waggler" có tỷ trọng nặng hơn nước một chút để có thể tự chìm. Phần khác, sau một vài buổi câu, nhất là tại các vùng nước bị ô nhiễm, do những người vô ý thức xả dầu mỡ vào trong nước, dây câu của bạn có thể bị phủ bên ngoài một lớp dầu mỏng, và điều này khiến cho đường câu của bạn trở thành "kỵ nước", thích nổi chứ không muốn chìm. Để hóa giải, dân câu waggler tự chế một vật dụng để lau mỡ tự động, vật dụng này, đơn thuần chỉ là một miếng mút [mousse] mỏng được tẩm thuốc rửa chén/bát, miếng mút vừa nói qua được gắn vào bộ phận đỡ cần của chân chống cần. Mỗi khi thu dây, bạn chỉ cần cạ dây câu vào mút để lau mỡ trong khi quay máy quấn cước câu vào ổ cước. Dây sẽ được tẩy mỡ một cách tự động.

         Nhưng liệu có cần dìm đầu đường câu dưới mặt nước trong mọi tình huống hay không ? Theo tôi, vào những lúc trời quang, gió lặng, đầu đường câu nổi phềnh trên mặt nước vẫn luôn là ưu điểm khi cần thiết phải "đóng" cho thật nhanh lưỡi câu vào hàm cá, vì có khi để trễ thì nó sẽ... nhè mồi !

5- Chỉ cần giật nhẹ nhàng thôi, cũng đủ để đóng lưỡi câu vào mép cá : chỉ cần nhìn cách "giật" khi cá cắn câu, hay cách cầm cần, người sành điệu biết ngay là "trình" của người câu ở mức độ nào không khó ! Thường, những tay mới vào nghề, hoặc giờ câu tuy nhiều nhưng ít khi được cá chiếu cố, thì động thái giật cá của họ mang tiềm lực không khác gì... dân bửa củi. Sự cố : mang phao, chì, lưỡi "treo" tất trên đọt cây phía sau là chuyện thường tình, có khi giật lên không thấy cá, chỉ thấy dính ở lưỡi câu vỏn vẹn có cái mép cá thôi [có thật 100%], hay "toàn bộ" : cá, phao, chì, lưỡi lên bờ luôn, cũng không phải là hiếm thấy !

            Để tránh trường hợp tự ném cả nùi phao, chì, lưỡi vào mặt, cách hay nhất mà bạn nên tập thành thói quen đó là : giật tréo, hay xiên cũng thế. Công đoạn này có thể tạm mô tả như sau : khi cảm nhận cá vừa hớp mồi, phao lay động, thập thò, thì tức khắc bạn cần phải hạ thấp đầu cần và hướng mũi cần về phía phải hay trái của bạn, tùy trường hợp, tiếp đến, căng nhẹ đầu đường câu. Khi thấy phao vừa lút hay bềnh, bằng một động tác giật nhẹ khuỷu tay [xin nhắc, khuỷu chứ không phải cổ tay, vì câu waggler "lắc cổ tay" - không ăn thua gì đâu !], coi như đã đủ. Cần nói thêm, các "già làng" của bộ môn câu waggler, động tác sử dụng khuỷu tay để đóng cá, đối với họ cũng không cần thiết, vì một tua tay quay của máy câu thừa sức để thu vào cả 1 mét cước câu rồi, vậy cần gì phải mất công giật, gây ồn ào cho hàng xóm !?

6- Làm cách nào để liệng mồi câu vào giữa ở ổ mồi bả, chục lần như một, trong suốt buổi câu ? Thủ thuật đặt mồi câu vào giữa ổ mồi xả, nếu chỉ viết ra giấy thi không có gì gọi là khó. Bạn chỉ cần liệng xa hơn ổ mồi một chút, sau đó kéo lê mồi câu vào giữa nơi mà bạn đã rải tập trung mồi nhử trước đó là xong. Nhưng làm thế nào để liệng cho trúng hướng, và nếu liệng đúng hướng rồi, thi làm thế nào để biết là mồi câu của bạn đang nằm trước hay sau ổ mồi, tính từ bờ. Chưa hết, mặt dù đúng hướng, và đúng tầm, nhưng nếu "nó" đang nằm bên trái, hoặc bên phải của ổ mồi thì sao ?

            Có nhiều thủ thuật để định hướng, như nhắm vào tàng cây, ngôi nhà... bờ nước đối diện. Kế đó, cố định khoảng cách từ bờ đến ổ mồi xả bằng cách đánh dấu vào cước câu. Nhưng biện pháp tốt nhất mà các "chuyên gia săn chép" thường hay sử dụng, đó là đánh dấu ổ mồi bằng cách thả phao nổi, khi xong việc thì thu hồi phao về, xem ra cũng khá hay đối với dân câu waggler. Trong trường hợp bất đắc dĩ, nếu thiếu "đồ nghề", thì bạn cũng có thể đánh dấu ổ mồi bằng một cục xốp nhỏ, buộc vào một sợi chỉ may, hay cước mảnh, để có thể dễ giật đứt, khi thu xếp về nhà.

7- Tạo điều kiện cho mồi câu thu hút cá : không phải chỉ cần câu xa bờ, xả mồi nhử cá cho thật hấp dẫn... thì tự động cá sẽ cắn câu. Dựa trên nhiều chứng minh bằng video quay dưới đáy nước của các nhà sản xuất mồi câu cho thấy, nếu mà mồi câu của bạn cho dù nằm giữa thảm mồi, nhưng bất động như một hòn sỏi, thì hy vọng lũ cá thấy nhúm mồi câu của bạn được xem như rất thấp, nhất là khi đàn cá không được đông đúc cho lắm.

            Để tạo điều kiện cho cá thấy mồi, bạn cần phải biết khêu gợi chúng. Ở các vùng nước tĩnh, bạn có thể thỉnh thoảng làm cho mồi câu "cử động" bằng cách căng nhẹ dây và lê mồi câu một khoảng ngắn bằng mũi cần câu, và bạn sẽ có dịp kiểm nghiệm hiệu ứng của thao tác này khi mà trước đó, bạn bị lũ cá bắt ngồi "đồng" có khi cả tiếng. Nhưng khác với vùng nước tĩnh, ở những nơi có dòng chảy, thì bạn lại không cần phải lê mồi, mà ngược lại phải ghìm và thả mồi. Để thực hành thao tác này, trước tiên, phải mở vòng bán nguyệt [pick-up] quấn dây của máy câu, cùng lúc, kiểm soát tình trạng cước câu tuôn ra ngoài bằng cách tì ngón tay trên vành ổ cước để chận dây. Ở động tác ghìm phao, mồi câu sẽ bị sức nước chảy dỡ hổng lên khỏi mặt đáy, càng lúc càng cao. Khi thả mồi, tức không giữ dây nữa, mồi câu sẽ chìm dần xuống đáy trở lại, nhưng thẻo mồi sẽ bị trôi đi xa hơn vị trí ban đầu một chút. Cứ thế, ghìm và thả, bạn sẽ tạo điều kiện cho đàn cá đang ăn ngược nước thấy được mồi câu của bạn cho đến khi cảm thấy mồi đã trôi quá xa, ngoài tầm kiểm soát, bạn cần phải thu dây và thả mồi trở lại ở vị trí đã xả mồi bả.

8- Vị trí buông câu : Điểm câu thường được dân câu ghi nhớ vào óc qua những gì mà họ thấy được, như : ngả ba sông, cạnh một chiếc cầu, bờ tường đỗ, gốc cây đa, cây đề.., hoặc bằng phương tiên hiện đại thời nay như hệ thống GPS-A [chụp hình địa điểm và lưu vào bộ nhớ của smartphone, chẳng hạn]. Nhưng vị trí câu thì luôn nằm dưới nước, rất khó để đánh dấu nếu mà bạn không thường xuyên thả câu ở cùng một điểm. Vậy, trong trước khi buông câu với phương pháp câu waggler, người ta có cần đo đạt, thăm dò đáy hồ một cách tỉ mỉ như phương pháp câu tay hay không ?

Thực sự mà nói, rất ít người, và gần như không được đến vài phần trăm cần thủ waggler thao tác các bước thăm dò địa hình đáy nước một cách tằn mằn, tẩn mẩn như dân câu tay, tự vì không cần thiết ! Bởi lý do khi ứng dụng cách câu waggler, mọi người luôn đặt mục đích câu xa bờ để truy tìm cá lớn là chủ yếu, và thẻo mồi cần phải lê trên đáy nước, thay vì cách đáy nước vài phân hay vài chục cm, thường áp dụng trong phương pháp câu tay. Trong mọi trường hợp, khi thả câu vào ổ mồi, lúc chỉnh phao, bạn chỉ cần di dời sao cho chùm chì chính của đường câu đừng quá xa đáy nước là chuẩn. Tuy nhiên, nếu đáy nước thuộc loại địa hình "hầm, hố" thì sao ? Chính vì thế, tuy không cần phải dò đáy tỉ mỉ như câu tay, nhưng trước khi xả mồi nhử cá, bạn cũng cần phải "đọc" cấu hình đáy nước, để tìm một mãnh đất lý tưởng khá bằng phẳng, để tập trung đàn cá lại bằng mồi bả và đặt mồi câu sau đó.

9- Kỹ thuật rải mồi khi câu gần : nếu buông câu ở tầm từ 5-7 mét trở lại, bạn có thể rải mồi nhử cá bằng tay ở dạng nguyên thể, không pha trộn thêm bột. Nhưng nếu phải câu xa hơn thì bắt buộc phải dùng ná thun để bắn mồi đi. Loại ná thun dùng để rải mồi nguyên thể [hình phải], ngoài tiện ích có thể đưa mồi đi xa, còn đạt độ chính xác hơn là cách rải mồi bằng tay nhiều lần hơn.

          Khi bắn, số lượng mồi xả không cần phải quá nhiều, nhưng nên thường xuyên : chỉ cần vài chục hạt ngô, đậu, một nhúm pellet, 40-50 con giòi hay nhộng sau mỗi lần liệng mồi câu, đã đủ. Giòi được sử dụng phải là loại giòi to béo, được lau rửa sạch lớp mỡ bám bên da của chúng bằng cám hay bột bắp xay nhuyển, có như thế, giòi mới có thể chìm nhanh không bị dòng nước đưa đi xa hơn vùng "hoạt động" của thẻo mồi.

Phần khác, bạn cũng cần nên tập thói quen bắn mồi mà không cần phải buông cần câu xuống. Để thực hiện, giữ cần bằng 3 ngón tay, 2 ngón còn lại nắm túi mồi của ná thun có chứa mồi để rải. Bàn tay kia nắm lấy tay ná, sau đó giương ná ra cho đúng tầm, tiếp đến thả túi mồi để bắn đi. Nếu tập quen tay, chục lần như một, bạn sẽ rải các nhúm giòi, đậu, pellet... gần như luôn ở cùng một khoảng cách [với điều kiện là khi bắn mồi không trúng nhằm vào lúc có gió thổi ngược !].

10- Kỹ thuật tạo ổ mồi nhử ở những vị trí câu khá xa bờ : khi câu ở khoảng cách xa bờ trên 20 mét, rải mồi bằng tay hay bắn mồi nhử để tập trung cá bằng ná thun nhỏ như đã hướng dẫn ở phần trên, gần như vô khả thi và không hiệu quả. Cần thủ waggler không còn cách nào khác hơn là áp dụng cách bả mồi truyền thống của các chuyên gia săn chép bằng cách pha trộn các thành phần mồi câu với hỗn hợp bột. Sau đó, để đưa những viên mồi bả đến được khoảng cách này hay xa hơn, các tay săn chép sử dụng những chiếc ná thun lớn và có túi đựng mồi mang hình thù như để kẹp sỏi bắn chim . 

          Ná thun sử dụng cần được trang bị loại thun thích hợp có lực đủ mạnh để đưa những viên mồi bả đến đúng tầm mà bạn mong muốn. Tuy nhiên để đạt được kết quả yêu cầu như vừa nói qua, bạn lại phải tập luyện, mằn mò... để tìm ra thông số kết hợp giữa trọng lượng của từng viên mồi bả sẽ tạo, và lực co bật của cỡ thun được lựa chọn để gắn vào tay ná.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, bí quyết đầu tiên mà các chuyên gia waggler sử dụng để tìm ra thông số kết hợp giữa ná và mồi, đó là: "Tạo các viên mồi có trọng lượng thích ứng với cường lực tối đa của chiếc ná thun có trong tay, thực tiển hơn là thay đổi kích cỡ và chiều dài của sợi thun cho thích hợp với trọng lượng của viên mồi".

Dụng cụ cơ bản sử dụng trong phương pháp câu Waggler

Cần câu "truyền thống" có chiều dài khoảng trên/dưới 3,90 mét. Tuy nhiên, ở thị trường câu hiện nay, còn có các chiều dài khác từ 3,30 cho đến 4,50 mét và có lực tải chì từ vài gram cho đến vài chục gram, với nhiều tác động [action] khác nhau. Cần nói thêm, mốt cần ngắn 3,30 - 3,60 mét, dùng để câu kênh đào hoặc ao, hồ nhỏ, hiện nay khá thịnh hành.
Máy câu có tốc độ thu dây cao [từ 0.85 > 1mét, hay nhanh hơn, tính theo mỗi vòng tay quay "ratio"], thiết kế với nhiều bạc đạn được bố trí ở các cơ phận thường xuyên bị mài mòn, đi cùng với bộ hãm có chất lượng tuyệt đối. Kích cỡ lý tưởng của máy câu mang chỉ số từ 2500 > 3500 [tối đa]. Khi mua, bạn nên chọn kiểu máy được bán kèm theo với ít nhất 2 ổ chứa cước "Match".
Cước câu đặc biệt "waggler" [chìm nhanh], đường kính dây trong khoảng : từ 0,12 cho đến 0,18mm hoặc lớn hơn tùy vào thể lực của cần câu.
Một bộ phao "waggler" [nước tĩnh], và "stick" [nước chảy] bằng lông công, gỗ balsa, hay hỗn hợp balsa và lông công, hoặc phao đúc bằng nhựa rỗng trong suốt... có lực tải chì tương ứng với thể lực của cần câu.
Một hộp chì câu đặc biệt "waggler" gồm nhiều ngăn để phân loại các kiểu chì tử SSG, AAA, BB...
Vài khoen "chống xoắn cước" mini.
Cước thẻo fluorocarbon có lực tải thấp hơn cước trục ít nhất 200 Gr.
Lưỡi câu mang số từ 10 > 22, bằng thép cứng mạ kền, gọng lưỡi tròn, tay lưỡi trung bình.
Túi đựng cần dài 1,50 mét, với nhiều ngăn phụ để sắp xếp các vật dụng khác [ô/dù, chân chống]
2 chân chống, được lắp thêm bộ phận gác cần.
2 ná thun dùng để rải mồi ở khoảng cách gần, và xa.
Các vật dụng linh tinh khác thường dùng trong phương pháp câu tay [đặc biệt câu Đài], đựng trong 1 túi xách hay túi đeo vai.

THAM KHẢO CÁCH CHỌN BỘ ĐỒ CÂU

_ Kinh nghiệm chọn cần câu lục [lưỡi chùm]:

           Dưới đây chúng tôi xin đưa ra 1 vài kinh nghiệm chọn cần câu lục nói chung [lưỡi chùm]:

Ở thời điểm hiện nay, chúng ta có rất nhiều lựa chọn phù hợp với mục đích và khả năng tài chính của mình. Cần câu lục [lưỡi chùm] thường có độ dài từ 3.6m, 3.9m, 4.05m, 4.25m, 4.5m, 5.3m, 6.3m và 7.2m, ta nên lựa chọn độ dài của cần sao cho phù hợp với tầm vóc và khổ tay của mình. Có nhiều người hay hỏi chúng tôi rằng: "Muốn tìm cần có độ cứng cao để câu xa bờ", nhưng theo chúng tôi, không hẳn phải là cần cứng mới câu được xa mà yếu tố quan trọng là bạn sử dụng loại lục cỡ nào? và phao có tải nổi chì không? dây cước số bao nhiêu? chủng loại gì?...

Ví như ta là người mới tập câu thì trong phạm vi vài ba tầm cần thì tạm coi như là câu đầu cần đi vì ở khoảng cách này không khó khăn mấy khi ta tập ném chính xác vào ổ thính. Ở phạm vi này, ta chỉ cần sử dụng những loại cần có đường kính ngọn từ 2.4mm, 2.6mm, 2.8mm, và lục ở các cỡ 5, 6, 7, 8 là thích hợp nhất.

Còn câu xa bờ [vài ba chục mét trở lên], thông thường thì cần có đường kính ngọn từ 2.8mm, 3.0mm, 3.2mm, 3.4mm. Trường hợp câu xa bở thì không nên chọn cần dài quá 4.05m vì xoay sở sẽ rất phiền toái [ngoại trừ bạn cao trên 1.8m].

Giá các loại cần có xuất sứ từ Trung Quốc, Đài Loan dao động từ vài trăm ngàn đến trên dưới 1 triệu và có 2 loại cần dễ thấy là cần 4 khúc và cần 5 khúc, khi ta thu cần lại thì có độ dài thu gọn từ 1.05m - 1.2m... Loại thứ 2 thường được thiết kế 6 hay 7 khúc có độ dài thu gọn từ 60cm - 80cm tùy theo độ dài tổng thể của cần...

Bên cạnh đó là những cần mang thương hiệu lớn, uy tín trên thế giới như Shimano, Daiwa, Mamiya, Tica... thì giá cần từ vài ba triệu tới vài ba chục triệu. Sự lựa chọn cơ bản là thật phù hợp với khả năng tài chính và mục đích sử dụng của mỗi người. Với những cây cần có xuất sứ từ Trung Quốc có giá vài trăm ngàn VNĐ thì ta vẫn có thể câu được những chú cá vài chục kg như thường.

Khi mua cần ta nên kiểm tra khuyên dẫn dây [Guid line] xem có bị sứt mẻ gì không? Nếu có vết nứt, dây cước sẽ bị cắn đứt. Chân lắp máy có khiếm khuyết gì không? Khi lắp máy vào ta xem máy có bị dơ [lung lay] không? Và ta nên mua kèm theo 1 cây chống cần.

 

 Chúc các bạn chọn được cần câu thích hợp và tìm được nhiều niềm vui khi đi câu cá. 

Cách chọn cần câu rê

Khởi đầu của một ngày đầu mùa câu,tất cả đều thứ tự và sạch sẽ nhưng khi đến lúc cuối thì lại luộn thuộm và cồng kềnh bởi hơn chục cây cần câu.Vài cây cần thường dùng tôi câu được cá,còn lại cây cần khác là chỉ để với mục đích giúp cho tôi khám phá vùng nước lạ hay xác nhận những chỗ không có cá. Mặc dù có nhiều người câu khác xử dụng rất thành thạo 1 cây cần trong mọi tình huống, sự thay đổi vùng nước lạ hay có cá, thường khó tiếp cận bằng nhiều lối khác nhau. Vào 1 ngày nào có thể cá không săn mồi hôm nay trong vùng nhiều đá sỏi,ngày khác thì lại rất năng động tìm mồi ở khu toàn rong rêu. Đó là ưu điểm mà tại sao tôi có nhiều cần khác nhau, cho dù vậy mà đôi khi tôi cũng khó tìm được cây cần vừa ý để xử dụng trong trường hợp có những loại cá khác ngoài loại tôi muốn câu..

CẦN MÁY NGANG VÀ CẦN MÁY DỌC: Dù bạn thích dùng cần máy ngang hơn máy dọc, bạn có thể tự xoay sở rất hay khi xử dụng nó,phần đông người câu cá thích dùng cần câu với máy dọc để tiếp cận với vài vị trí nào đó.Vị thế của máy dọc ít đòi hỏi sự cố gắng kềm cần khi câu nhấp hay câu chìm hoặc quăng xa.Ta không phải bắt buộc luôn luôn giữ thăng bằng máy dọc nằm yên ở vị trí trên cần như máy ngang.Vì không có nhiều sự chú ý như xài máy ngang ta có thể tập trung nhiều hơn trên dây câu và có cảm giác trên mồi giả nhiều hơn khi mồi giả hoạt động,cá tấn công mồi hay chạm lướt dưới đáy hồ. Khi câu rê bằng thuyền thì máy ngang có nhiều ưu điểm hơn mà ta không thể bỏ qua : như ít bị xoắn dây,có thể dùng máy mạnh hơn cho các loại mồi giả hoặc dùng dây pha chì,vì nó không cần thiết phải quăng nên dễ thích ứng cho mọi người câu dùng. Để thích hợp cho một cần hay nhiều cần câu có ,ta nên dùng loại máy không quá nặng, mà trung bình [ như loại 2000 hoặc 2500 cho máy dọc và loại 2000 hoặc 200 cho máy ngang] nó thích hợp cho tất cả mọi trường hợp ứng dụng,những máy này phải có bộ phận chống quay ngược để ghìm cá ngay tức thời. Khi câu rê bằng thuyền thì máy tiện lợi nhất là máy có bộ phận chỉ số thước dây đã tuôn ra,nó giúp cho ta biết độ sâu nào có cá và độ sâu nào ta nên thả dây thích hợp với con mồi giả lặn sâu tối đa cho phép Đây là một cơ phận quan trọng giúp cho ta biết khi thay thế một con mồi giả hoạt động ở độ sâu như ý,hay là khoảng cách ta đã bắt được cá khi rê. CÁC LOẠI CẦN CÂU: Không một người mê câu nào cho là mình đủ cần câu để dùng, đối với một ít người 1 hay 2 cần là đủ cho họ xử dụng thích hợp với cách câu của họ,trong khi những người mê câu khác khi đi câu thường mang ít nhất nửa chục cái cần khác biệt kiểu dáng và chuyên biệt.Nếu ta câu ở một nơi quen biết vùng nước thì ít nhất cũng phải có 2 cần giống nhau mang theo, để phòng hờ có sự hư hao cần bất ngờ. Ở những vùng nước lạ thì mỗi cần phải có 1 ứng dụng khác nhau để xử dụng linh hoạt và dùng đúng những ứng dụng của cần, cái này hơi phức tạp vì mỗi người câu có một kinh nghiệm khác nhau riêng khi xử dụng cần chuyên biệt của họ. Để cần câu thật hữu dụng cho mình khi đi câu ,thì bạn nên theo những lời khuyên sau tiếp sau , - Câu kiểu nhắp mồi : Một trong những kỹ thuật câu phổ biến nhất là câu nhắp, cho nên cách chọn lựa cần thích hợp với cách câu này phải theo 2 điều kiện phải có như tùy theo loại mồi giả dùng và tùy theo dây câu xử dụng phần lớn suốt buổi câu,rất nhiều người câu dùng đầu chì từ 1/8 oz -1/4 oz để khám phá những nới có cá trong hồ và trên dòng sông có lưu lượng nước chảy ít và chậm,với trang bị loại cần này ta nên dùng cần bằng carbon càng nhẹ càng tốt ,dài khoảng 6 đến 6 ½ bộ là thích hợp. Trong cách câu nhiều người câu dùng cần ngắn 6 bộ cho cách câu để trôi dạt mồi ,trong khi cần dài 6 ½ bộ dùng để câu nhắp rất phổ biến lúc câu ở những vùng có rong rêu hay trên thuyền câu,nếu dùng cách câu nhắp với các đầu chì có trọng lượng nhẹ thì một cần câu với tính năng hoạt động trung bình [medium action] là thích hợp nhất,và rất hữu dụng khi dùng với dây dù [ braided]. một cây cần cứng đọt giúp cho ta điều khiển mồi giả loại nhẹ rất hiệu quả và sống động như thật hơn. Khi ta câu trên dòng sông nước chảy mạnh thì phần lớn dùng đầu chì từ ½ oz cho đến 1 oz ,vì vậy phải chọn cần có đọt cứng hơn như tính năng hoạt động nhanh [fast action] thường được gọi là MH [medium heavy] Loại cần này rất hữu dụng khi bắt cá bằng cách câu nhắp trong đám rong rêu và đủ sức kéo cá ra khỏi đó. - Câu rê bằng thuyền : Câu rê bắng thuyền cũng là một kỹ thuật câu thông dụng,những độ dài của các cần câu này thường từ 6 ½ đến 8 bộ,có vẻ như cần dài 8 bộ thường được dùng phổ biến hơn,vì nhiều tay câu thích chú ý nhìn cách hoạt động của mồi giả khi rê ,bằng cách nhìn đầu ngọn cần rung động, một cây cần dài và dẻo làm tăng thêm sự sống động của mồi giả ,nhất là dễ thấy ngọn đầu cần rung động,khi ngọn đầu cần uốn cong và dây xả trên một khoảng cách vừa đủ, nó cho phép ta đủ thời gian phản ứng và cá cũng không có thời gian kịp nhận thấy vật lạ trong miệng nó. Đây là kỹ xảo rất quan trọng đặc biệt khi ta gắn cần rê trên thành thuyền mà không cầm nơi tay. Cây cần mà tôi thường dùng nhất là 7 bộ,có tính năng hoạt động trung bình nhẹ ML [medium light] đây là một kiểu cần làm bởi tổng hợp carbon, khá dẻo,rất thích hợp dùng những con mồi cá giả nhỏ như là Thin Finn của Storm,Bevy Shad của Lucky Craft,C,C Shad của Cotton Cordel hay Flicker Shad của Berkley thường dùng để bắt cá lúc câu rê.Trong khi ấy nếu ta xả nhiều dây hay dùng mồi giả lớn hơn như Frenzy Diving Minow,Wally Diver hay Reef Runner thì cần câu có cùng độ dài nhưng tính năng hoạt động trung bình M [medium] rất thích hợp .Phần lớn các tay câu hay dùng dây dù [braided] trong cách câu này và có một cần phải dài ,dẻo hơn,nó rất hợp với dây câu dù.Khi dùng dây có chì, đầu ngọn cần câu phải thật cứng để đặc biệt thích ứng với loại dây này,dù sao độ dài thông dụng cũng ở khoảng 7 bộ. - Câu rê trên bờ : Để dùng các con mồi cá giả loại nhỏ khi quăng trên bờ thì cây cần phải hơi đặc biệt một chút nó làm cho ta dễ xử dụng .Tất cả những tay câu mà tôi hỏi ,thường cho biết điều quan trọng của cách câu trên bờ là “ khoảng cách đi xa của mồi giả ‘ khi ném mồi, theo họ một con mồi giả khi ném xa khỏi bờ và chạm tới 1 một độ sâu nào đó thì khả năng tấn công của cá rất là cao,cây cần lý tưởng nhất cho cách câu này phải đủ sức ném xa con mồi giả khá lớn nhưng không nặng ,đi xa,càng xa càng tốt. Để đạt điều này,cây cần phải đủ sức dẻo và với khả năng tích tụ nhiều năng lực khi chuyển vào sức lao của con mồi giả.Vài hãng sản xuất giới thiệu sản phẩm có tính năng mong muốn này,với chú thích gọi là “crankbait rod” nghĩa là nó hoàn toàn thích ứng với cách ném những mồi cá giả.Cái khác biệt của cây cần này là có thể uốn cong phân nửa chiều dài của nó, và nhất là có tính năng dẻo,không làm mất năng lực tích tụ khi quăng mồi. Nếu sự lựa chọn của bạn hướng vào một nhà sản xuất mà không có bán cây cần với tính năng trên thì bạn nên chọn 1 cây cần với tính năng trung bình M. Với cá loại mồi cá giả mà ta xử dụng kỹ thuật lắc xao động mồi [jerkbait],cây cần dài 7 bộ với tính năng nhanh [fast action] thì bạn có thể chủ động tốt thêm với 1 thời gian rút ngắn lại khi lắc xao động con mồi giả di chuyển hay ngừng lại nhanh hơn cây cần dẻo [medium fast action]. Những phụ tùng trên cần quan trọng không kém khi ném mồi và thu hồi mồi giả khi quay trong 1 thời gian lâu dài.Phần lớn những người câu dùng kỹ thuật câu này thường chọn 1 cây cần có đủ khoen để sợi dây không chạm vào thân cần [như fuji concept] và họ cũng thường dùng loại cần có tay cầm bằng gỗ mềm [cork] thích ứng dễ hơn khi thu hồi mồi giả, vì mồi giả khi hoạt động luôn luôn tạo 1 lực truyền trực tiếp liên tiếp lên tay mình.Ngược lại với những người câu thích câu rê trên thuyền thì lại hay chọn loại tay cầm có đệm cao su mềm vì nó lại được giữ chắc chắn trên giá cắm . - Câu thả trôi lướt đáy : Kỹ thuật câu này ít phổ biến hơn kỹ thuật câu rê bằng thuyền hay câu nhắp, nhưng nó cũng được xử dụng bởi một số người câu mà họ nghĩ là một kỹ thuật bí mật riêng cho họ.cách câu này thường dùng câu ở những nơi cá nhát hay cá làm biếng tấn công mồi, kỹ thuật câu này gồm một thìa quay nhỏ gắn trước mồi câu khoảng 2- 4 tấc, theo sau là 1 đoạn dây câu có gắn lưỡi và trùn ,khi thu hồi dây, thìa sẽ quay chậm chậm và con mồi cũng xoay chuyển động theo,rất hiệu nghiệm . Loại cần để dùng kỹ thuật câu này tuỳ thuộc vào chì câu,có thể thay đổi từ ½ oz đến 3oz .trong trường hợp nếu bạn ít xử dụng kỹ thuật này thì bạn có thể dùng loại cần carbon dài từ 6 ½ - 7 bộ với tính năng M, đọt của loại cần này khá dẻo,thân khá cứng ,trong mọi trường hợp cần với tính năng thật nhanh UL [ultra light ] làm cho mồi nặng hơn và hữu hiệu thêm. Ý tưởng dùng 2 cần, 1 cho loại lướt đáy với trọng lượng chì nhẹ,cái kia cho loại trọng lượng chì nặng hơn 1 oz, thì trường hợp đầu cần phải dài khoảng 6 ½ với tính năng M,cây thứ nhì với tính năng MH, Với những cây cần này ,quan trọng là đọt phải mềm dẻo để cá không cảm thấy mồi giả trong miệng và đủ cứng để kéo cần dù cho trọng lượng chì có nặng . Với những kỹ thuật câu khác nhau ,những cần câu khác nhau ,nhưng đều cùng chung một mục đích : Câu Cá .Khi nào tới thời gian mua cần câu mới thì bạn nên suy nghĩ chọn cần nào thích hợp cho cách câu của mình,loại cá muốn câu và vùng nước mình thường câu,kỹ thuật câu của riêng mình.


Mẹo chọn mua máy giặt và cách sử dụng đảm bảo
Cách chọn mua máy giặt phù hợp với túi tiền gia
Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp
Cách chọn vải áo dài
Chọn vợ thời nay trong mắt của các đấng mày râu
Cách chọn cua biển ngon, mẩy
Cách kẻ chân mày tự nhiên
Cách chọn mua máy làm sữa chua tốt

Video liên quan

Chủ Đề