Vì sao nhóm máu o chuyên cho ab chuyên nhận

a] Máu O là máu chuyên cho: Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu, nên máu O là máu chuyên cho.

b] Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì vậy máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó.

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 [Đề thi học kì 1] - Sinh học 8

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: [5 đim]

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyến O2 và CO2 là:

A. Bạch cầu              B. Hồng cầu.                          

C. Tiểu cầu.              D. Câu B và C

2. Ở khoang miệng, thức ăn dược biến đổi về mặt cơ học:

A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin

B. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza

C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza

D. Cắn xé, vo viên và tấm dịch vị.

3. Câu nào sau dây là không đúng ?

A. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt lí học và hoá học

B. Thức ăn lipit được biến đổi ở dạ dày

C. Biến đổi hóa, học ở dạ dày là hoạt động của enzim pepsin

D. Ở ruột non, sự biến đổi thức ăn chủ yếu là biến đổi hóa học

4. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào xảy ra do:

A. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn

B. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao hơn

C. Áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ máu vào phế nang

D. Áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu

5. Chất được hấp thụ và vận chuyển theo các con đường máu và bạch huyết là:

A. Sản phẩm của lipit.     

B. Sản phẩm của axit nuclêic

C. Sản phẩm của protein       

D. Sản phấm của gluxit

6. Vai trò của ruột già là:

A.Hấp thụ lại nước và thải phân     

B. Thải phân

C. Là nơi chứa phân         

D. Cả A và C đúng

Câu 2. Điền từ thích hợp: phản ứng, co rút, hệ tlìần kinh vào chỗ trống […..] trong câu sau đây:

Phản xạ là………..của cơ thể, thông qua…………..để trả lời các kích thích của môi trường.

Câu 3. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Mồi chu kì co dãn của tim gồm………….pha. đó là pha nhĩ co, pha………………..pha dãn chung.

II. TỰ LUẬN: [5 điểm]

Câu 1. Vẽ sơ đồ để phản ánh mối quan hệ giữa cho và nhận của các nhóm máu? Giải thích vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhỏm máu chuyên nhận?

Câu 2. Nêu các biện pháp vệ sinh tim mạch?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: [5 điểm]

Câu 1.

Câu 2. [ 1 ] - phản ứng;      [2] - hệ thần kinh

Câu 3. [1]- 3;                    [2]-thất co

II. TỰ LUẬN [5 điểm]

Câu 1. Sơ đồ phản ánh mối quan hệ giữa cho và nhận của các nhóm máu

- Giải thích:

+ Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì hồng cầu của nhóm máu O không có kháng nguyên A và B cho nên nó có thể truyền cho bất kì nhóm máu nào cũng không bị huyết tương của nhóm máu đó gây kết dính.

+ Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận là vì trong huyết tương của nhóm máu AB không có kháng thể anpha và bêta, cho nên nó không gây kêt dính được bất kì một loại hồng cầu nào. Vậy nó có thể nhận được máu của tất ca các nhóm máu mà không làm kết dính.

Câu 2. Các biện pháp vệ sinh tim mạch:

- Cần khác phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.

- Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại như: các chất kích thích [rượu, thuốc lá. Heroin..], các món ăn chứa nhiều mỡ động vật. một sổ virut. vi khuẩn gây bệnh...

- Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn. vừa sức bằng các hình thức thể dục, thể thao, xoa bóp.

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

GIỚI THIỆU

  • Lịch sử hình thành
  • Sơ đổ tổ chức
  • Các khoa/ phòng
  • Thư viện
  • Văn bản bệnh viện

HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN

  • Khám chữa bệnh
  • Ghép tế bào gốc
  • Ngân hàng máu
  • Ngân hàng tế bào gốc
  • Bản tin BTH
  • Thông cáo báo chí
  • Quan hệ Quốc tế
  • Lịch họp

DỊCH VỤ

  • DNA huyết thống
  • Dịch vụ máu cuống rốn
  • Giữ hồng cầu đông lạnh
  • Khám chữa bệnh
  • Xét nghiệm
  • HLA
  • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Y HỌC THƯỜNG THỨC

  • Điểm tin bệnh
  • Dinh dưỡng
  • Bệnh lý huyết học
  • Truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Tạp chí APBMT

TIN TỨC - SỰ KIỆN

  • Điểm tin
  • Hội nghị - Hội thảo
  • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
  • Bảng giá dịch vụ
  • Câu lạc bộ bệnh nhân
  • Tin tức vận động hiến máu
  • Câu lạc bộ hiến máu
  • Cập nhật kỹ thuật
  • Lịch hiến máu
  • Tuyển dụng

HỎI ĐÁP

HIỂU ĐÚNG VỀ NHÓM MÁU VÀ NGUYỆN TẮC TRUYỀN MÁU

Mỗi một nhóm máu mang những đặc trưng riêng biệt, trong thực hành truyền máu, ngoài những tiêu chuẩn xét nghiệm nhằm phát hiện, ngăn ngừa các virus lây lan qua đường truyền máu thì chúng ta còn cần phải thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản về an toàn miễn dịch đó là không để cho các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau; đặc biệt là nhóm máu hệ ABO và Rh[D] là cực kỳ quan trọng vì nếu truyền máu không phù hợp có thể sẽ gây ra các tai biến trầm trọng, thậm chí có thể đưa đến tử vong.

Vì thế, việc biết bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nó ra sao là rất quan trọng.

Vì sao có nhiều nhóm máu khác nhau? Các nhóm máu được phân loại như thế nào?

Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo các kháng nguyên riêng biệt trên hồng cầu. Hiện nay khoa học phát hiện có khoảng trên 30 hệ nhóm máu khác nhau, nhưng hệ nhóm máu ABO và Rh[D] là cực kỳ quan trọng do có tính sinh miễn dịch cực mạnh.

Khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu [kháng nguyên trên hồng cầu người cho] gây tác hại cho cơ thể; do đó cần phải phân loại nhóm máu và truyền máu phù hợp theo nguyên tắc an toàn miễn dịch truyền máu, đó là không truyền máu có kháng nguyên tương ứng với kháng thể có ở người nhận.

Kháng nguyên là gì?

Hiểu một cách tổng quát thì kháng nguyên là "bất kỳ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng". Một phân tử kháng nguyên thường gồm hai phần:

· Một phần có bản chất protein, có trọng lượng phân tử phân tử tương đối lớn, cần thiết để có được khả năng sinh kháng thể.

· Một phần có trọng lượng phân tử nhỏ hơn, bản chất có thể là gluxit hoặc lipit, gọi là hapten. Đây là phần mang tính đặc hiệu với kháng thể, kết hợp được với kháng thể nhưng không có khả năng sinh kháng.

Kháng thể là gì?

Kháng thể nói chung là các phân tử quan trọng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sản sinh ra để giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn và virus. Kháng thể kháng hồng cầu bản chất cũng là các globulin miễn dịch hiện diện trong huyết tương, chúng thuộc các nhóm IgM, IgG và ít hơn nữa là IgA.

Hệ ABO có những nhóm máu nào?

Nhóm máu A

Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.

Những người có nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có nhóm máu A cũng có thể nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.

Nhóm máu B

Nhóm máu B được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A trong huyết tương.

Những người có nhóm máu B có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.

Nhóm máu AB

Nhóm máu này không phổ biến. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.

Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

Nhóm máu O

Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.

Nhóm máu Rhesus – kháng nguyên D

Kháng nguyên D thuộc hệ nhóm máu Rhesus là kháng nguyên có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài hệ ABO. Hầu hết mọi người có mang kháng nguyên D trên hồng cầu và chúng ta thường gọi là Rh+ [chính xác là “Rhesus D dương”]. Ngược lại, những người không mang kháng nguyên D trên hồng cầu sẽ được gọi là Rh- [chính xác là “Rhesus D âm”].

Tỷ lệ của RhD sẽ khác nhau tùy theo chủng tộc, tại Việt Nam thì tỷ lệ RhD âm khoảng 0,07% nên được xem là nhóm máu hiếm.

Phụ nữ mang thai cần các xét nghiệm kháng nguyênRhD, thông qua đó để sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể mẹ và bé. Nếu người mẹ có RhD âm và em bé là RhD dương, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng với máu của em bé như một chất bên ngoài. Cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể [protein] chống lại máu RhD dương+ của em bé và có thể gây ra các triệu chứng tán huyết từ nhẹ đến nặng. RhD không tương thích còn có thể gây ra các vấn đề khó khăn trong lần mang thai sau của người mẹ, khi kháng thể D ở người mẹ [được sản sinh ra qua cơ chế đáp ứng miễn dịch ở lần mang thai trước] có thể đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của thai nhi dẫn đến tình trạng thiếu máu tan huyết ở em bé, hoặc có thể nặng hơn dẫn đến tình trạng sảy thai.

May mắn là nếu phát hiện sớm sự không tương thích trên, các bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp điều trị trước khi sinh, giúp phòng ngừa các triệu chứng trên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận nhầm nhóm máu?

Rất tồi tệ. Phản ứng truyền máu tán huyết cấp có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Bệnh nhân có thể cảm nhận được những phản ứng này. Các triệu chứng có thể xảy ra như cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, và đau ở lưng, hai bên sườn…. Những phản ứng liên quan đến hầu hết các tán huyết nội mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận ngay trong lòng mạch máu. Các phản ứng đồng loạt có thể gây ra sốc và đưa đến tử vong nhanh chóng.

Nhóm máu ABO - RhD người hiến máu được xác định như thế nào?

Tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. Hồ Chí Minh số lượng máu hiến hằng ngày là rất lớn, nhóm máu được xác định với kỹ thuật Microplate và thực hiện hoàn toàn bằng máy tự động [Qwalys 3 của hãng Diagast và Immucor Gamma của hãng Neo] tại khoa Sàng lọc máu.

Hệ thống thiết bị định nhóm máu tự động

Nhóm máu ABO - RhD bệnh nhân được xác định như thế nào?

Tại BV. Truyền Máu Huyết Học TP. Hồ Chí Minh, nhóm máu bệnh nhân được thực hiện với kỹ thuật Card gel hoàn toàn bằng hệ thống máy tự động [Ortho Vision của hãng Ortho DIAGAST và Day Mate S cũa hãng Day Medical] tại khoa Huyết sinh học và khoa Miễn dịch.

Hệ thống thiết bị định nhóm máu tự động

Các trường hợp khó xác định nhóm máu như thế nào?

Đối với những trưởng hợp đặc biệt, bệnh nhân hoặc người hiến máu có nhóm máu rất khó xác định, lúc này mẫu máu sẽ được chuyển về bộ phận huyết thanh học chuyên biệt của khoa Miễn dịch để thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu nhằm xác định ra đúng nhóm máu.

Quy cách lấy mẫu xét nghiệm: 2mL máu trong ống không có chất chống đông và 2mL máu trong ống chống đông EDTA.

Bảng giá chi phí thực hiện: Chi phí xét nghiệm căn cứ vào bảng giá dịch vụ hiện hành của Bệnh viện.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Khoa Miễn dịch [lầu 2] - Bệnh viện Truyền máu Huyết học;

Số 118 Hồng Bàng, P 12, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh

ĐT: 028 3957 1342 [máy lẻ 184 hoặc 181]

KHOA MIỄN DỊCH

TIN KHÁC

  • QUẢN LÝ VIỆC TRUYỀN MÁU CHO NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ VỚI CÁC KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG CHỐNG CD38 3/5/2022
  • KHẢO SÁT TỈ LỆ NHIỄM HBsAg, KT HCV, KN-KT HIV Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI BV.TMHH 28/4/2022
  • ỨNG DỤNG TÁI SẮP XẾP GEN IG TRONG THEO DÕI ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA U TỦY XƯƠNG 30/3/2022
  • XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG TRUYỀN MÁU Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC 23/12/2021
  • KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM BỆNH GIANG MAI 23/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề