Vị sao phải sử dụng phương tiện nghe nhìn trong việc dạy học ở bậc đại học hiện nay

Bài này muốn góp phần giải trình ba câu hỏi đặt ra trong tiến trình đổi mới phương pháp Dạy và Học đang diễn ra ở các cơ sở giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng:

1- Vì sao phải đổi mới phương pháp Dạy và Học?,

2- Đổi mới phương pháp Dạy và Học theo hướng nào?

3- Đổi mới phương pháp Dạy và Học như thế nào?


I. BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Bản chất của hoạt động Dạy Học được thể hiện qua mô hình quan hệ: Thầy, Trò và Thông tin trong Dạy và Học được mô tả bằng sơ đồ dưới đây [1]:


Qua sơ đồ cho thấy:
1. Quá trình Dạy và Học là mối tương tác hai chiều của ba thành phần Thầy, Trò và Thông tin.
2. Để có Thông tin phong phú và sâu sắc trong giảng dạy, Thầy phải nghiên cứu khoa học đồng thời phải thu nhận phản hồi từ Trò.
3. Để thu nhận Thông tin rồi biến thành tri thức của mình [Học], Trò phải có phương pháp học và được Thầy hướng dẫn qua phương pháp dạy cách học
4. Qua từng thời kỳ phát triển, các mối quan hệ này trong Dạy và Học thay đổi. Thoạt đầu lấy Dạy làm chính [Thầy làm trung tâm], sau do bùng nổ Thông tin Thầy Dạy không xuể, lại thêm bùng nổ khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, Thầy không phải là nguồn Thông tin duy nhất nên phải chuyển sang lấy Học làm chính [Trò làm trung tâm],Trò phải tự chiếm lĩnh lấy thông tin làm chính. Hiện nay, trong một số lĩnh vực khoa học và kỹ thuật hay bậc học cao, đang dần chuyển sang thời kỳ Thày và Trò cùng nhau hiệp đồng chiếm lĩnh Thông tin để biến thành tri thức của mình [Thông tin làm trung tâm].
5. Cũng do bùng nổ thông tin và khoa học kỹ thuật, mục tiêu Dạy và Học thay đổi, từ tích lũy tri thức thành rèn luyện ba năng lực then chốt: 1-Năng lực truy tìm thông tin [qua mạng và học hỏi], 2- Năng lực xử lý thông tin [định tính và định lượng] và 3- Năng lực sử dụng thông tin [ra quyết định hay giải quyết vấn đề]. 3 điều đó đã trở thành mục tiêu giáo dục của thế kỷ 21.[4]

II. TRIẾT LÝ DẠY VÀ HỌC
Quá trình phát triển lý luận Dạy Học, đã có bốn triết lý về phương pháp Dy Học [DH] được mô t qua sơ đ sau đây [2]:

Lấy DẠY làm chính Lấy HỌC làm chính

Tư sơ đ chuyển đổi của bn triết lý Dạy Học cho thy đó là quá trình chuyển đi từ lấy Dạy làm chính sang lấy Học làm chính . Và vì vậy cũng có sự chuyển đổi vai trò người dạy [lấy thầy làm trung tâm] và vai trò của người học [lấy trò làm trung tâm] trong Dạy Học. Có thể nhận rõ sự khác biệt về phương pháp Dạy và Học theo các triết lý I va II vơi III va IV qua bảng 1 dưới đây:

Bảng 1- Sự khác biệt về phương pháp dạy và học khi lấy Thầy làm trung tâm và khi lấy Tròlàm trung tâm như sau [2]

Triết lý- I và II: Lấy thầy làm trung tâm

Triết lý III và IV: Lấy trò làm trung tâm

1. Thầy truyền đạt kiến thức,trò thụ động tiếp thu

1. Trò tự mình chiếm lĩnh/kiến tạo kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy

2. Thầy truyền thụ một chiều, độc thoại hay phát vấn

2. Đối thoại: trò - thầy; trò - trò; hợp tác với bạn và thầy; do thầy quản lý và tổ chức

3. Thầy giảng giải - trò ghi nhớ, học thuộc bài

3. Học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống.

4. Thầy độc quyền đánh giá

4. Trò tự đánh giá, tự điều chỉnh; cung cấp liến hệ ngược

cho thầy đánh giá, có tác dụng khuyến khích tự học

5. Thầy là thầy về dạy : dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người

5. Thầy là thầy về học , chuyền gia về việc học, dạy cách học cho trò tự học chữ, tự học nghề, tự học nên người



III.
BẢN CHẤT CỦA VIỆC HỌC
Từ sự chuyển đổi lấy Dạy làm chính sang lấy Học làm chính, ta cần phải nhận rõ bản chất của việc Học:
Học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nôi tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá tri con người mình, bằng cách thu nhận, xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanh mình. [2]
Nói một cách khác, quá trình học là quá trình người học thu thập thông tin để biến đổi thông tin thành tri thức của mình nhờ sự trợ giúp của người dạy [4]:


Do đó, có thể dễ dàng lý giải kết quả nghiên cứu khả năng tích lũy tri thức của người học qua tháp học tập sau đây để biến nó thành phương châm Dạy và Học: ""Cách học: lấy tự học làm cốt, do thảo luận và chỉ đạo giúp vào "[HCM]

5%

Nghe

10%

Đoc

20%

Nghe và Nhìn

30%

Minh ha

50%

Thảo lun

75%

Thực hành

90%

Dy li

[theo [9]]

IV. CHUYỂN ĐỔI DẠY LÀM CHÍNH SANG HỌC LÀM CHÍNH
Nội dung chuyển đổi Dạy làm chính sang Học làm chính có thể trình bầy trong bảng sau đây [3]:

Bảng 2- So sánh phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm và phương pháp lấy người học làm trung tâm

Phương Pháp Dạy Học lấy người dạy làm trung tâm

Phương Pháp Dạy Học lấy người học làm trung tâm

1. Truyền thụ là mục đích

2. Kích thích đợn giác quan

3. Hướng phát triển một chiều

4. Đợn phượng tiện, đợn năng

5. Làm việc riêng lẻ, cá thể

6. Truyền tải thông tin

7. Học tập thụ động

8. Học sự kiện, học dựa trên những tri thức có sẵn

9. Dạy học dựa trên những phản ứng đáp lại, tái tạọ theọ mẫu

10. Cảnh huống tách biệt, không thực tế

1. Phát triển là mục đích

2. Kích thích đa giác quan

3. Hướng phát triển đa chiều

4. Đa phượng tiện, đa năng

5. Làm việc hợp tác, tượng tác

6. Traọ đổi thông tin

7. Học tập tích cực, tìm tòi khám phá

8. Học tư duy hệ thống, tư duy phê phán, tư duy sáng tạọ, giải quyết vấn đề...

9. Dạy học thích ứng dựa trên những họạt động có chủ định

10. Cảnh huống thực tế, xác thực


Đ thực hiện được sự chuyển đổi lấy Dạy làm chính sang ly Học làm chính, điều kiện để đảm bảọ chất lượng là phải : 1-Đổi mới điu kiện dy học [Bảng 3], 2-Đổi mới cách học của người học [Bảng 4] và 3- Đổi mới cách dạy của giáọ viên [Bảng 5][3].

Bảng 3- Đổi mới điều kiện dạy học

Trong cách dạy học truyền thống

Trong cách dạy học mới

Giáo trình: Người học không có giáo trình hoặc có ít, kể cả tài liệu tham khảo.

Vì vậy vẫn phải duy trì lối dạy; thầy viết/đọc- trò ghi

Giáo trình: Mọi người học có đủ giáo trình, nhiều tài liệu tham khảo.

Vì vậy chấm dứt hoàn toàn lối dạy: thầy viết/đọc- trò ghi

Nôi dung giáo trình cũ: chọ đến nay phần lớn giáọ trình đều chỉ có chức năng thông tin và giải thích, không có yếu tố giúp người học tự học

Nội dung giáo trình mới: Ngoài chức năng thông tin kiến thức còn có chức năng hướng dẫn phương pháp học

Quy chế dạy học cũ: không có điều khoản bắt buộc giáo viên phải dạy theo cách nào và người học phải học theo cách nào

Quy chế dạy học mới: cần phải quy định rất rõ giáo viên phải làm gì, người học phải làm gì để thực hiện Công nghệ dạy học mới

Phương tiện dạy học cũ: Hầu như chỉ có bảng và phấn

Phương tiện dạy học mới: Ngoài bảng và phấn, còn có thiết bị nghe nhìn điện tử và phần mềm dạy học môn học

Phòng học cũ: Chỉ có một loại dạy trực tiếp ở phòng học cố định

Phòng học mới: lên lớp lý thuyết trực tiếp hay trực tuyến ở các phòng học linh hoạt



Bảng 4- Đổi mới cách học của Người học

Trong cách học cũ

Trong cách học mới

Quy trình học tập cũ:

- Người học đến lớp mới biết hôm nay học bài gì, nên chỉ có thể bị động ghi theo thầy độc thoại

- Người học không được biết lịch trình, tiến độ môn học nên học tập thụ động

- Người học lắng nghe thầy giảng và học theo vở ghi là chính. Rất ít học thêm với sách, tài liệu có liên quan đến môn học.

Quy trình học tập mới:

- Người học đến lớp đã đọc trước bài giảng, đã chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong học liệu khi giáo viên hỏi trên lớp, nên có thể chủ động nghe giảng, ghi có chọn lọc và tham gia đối thoại với giáo viên, tranh luận với bạn.

- Người học được cung cấp lịch trình, tiến độ môn học và các văn bản yêu cầu học tập khác nên chủ động bố trí kế hoạch tự học

- Người học buộc phải đọc giáo trình môn học, phải nghiên cứu thêm nhiều tài liệu, phải đọc sách báo tham khảo [chủ yếu ở thư viện] để viết tiểu luận môn học.

Về phương pháp học tập cũ:

- Khi giáo viên lấy thuyết trình là chủ yếu, người học thụ động tiếp nhận kiến thức, ít được rèn luyện về phương pháp tự học

- Người học ít có điều kiện thường xuyên hoặc tự kiểm tra nhanh kiến thức của mình

Về phương pháp học tập mới:

- Người học được thực hành các kỹ năng tự học cơ bản: đọc, viết, nói, nghe, trong quá trình tự học ở nhà và đối thoại với giáo viên ở trên lớp.

- Nhờ các bài tập và câu hỏi trắc nghiệm khách quan đưa vào giáo trình, người học có thể thường xuyên tự kiểm tra nhanh kiến thức vừa học.

- Thông qua các bài tập tình huống người học được làm quen với phương pháp học tập mang tính giải quyết vấn đề.



Bảng 5- Đổi mới trong cách dạy của Giáo viên

Trong cách dạy cũ

Trong cách dạy mới

Giảng viên với vai trò cũ:

-Giáo viên là người truyền bá kiến thức, tìm cách chinh phục người học bằng sự uyên bác, hùng biện

- Phương pháp dạy chủ yếu: hầu như giáo viên thuyết trình, độc thoại suốt buổi học.

Giảng viên với vai trò mới:

- Là người quản lý và tổ chức quá trình học của người học ở lớp cũng như ở nhà, vì vậy vai trò truyền bá phương pháp học quan trọng không kém phần truyền bá kiến thức.

- Giáo viên sử dụng tổng hợp các loại phương pháp, ưu tiên các phương pháp tích cực, phát huy mạnh mẽ được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học như: nghiên cứu học liệu, đối thoại, giải quyết tình huống, trắc nghiệm, trực tiếp tiếp xúc người học để giải đáp.

Bài giảng cũ:

- Biên soạn các kiến thức cốt lõi của môn học

Bài giảng mới:

-Ngoài các kiến thức cốt lõi còn có các bài tập, câu hỏi trắc nghiệm khách quan,

- Có phụ lục gồm các trích đoạn các tài liệu, các sơ đồ bảng biểu nguyên bản tiếng Anh để người học tham khảo và có vốn từ tiếng Anh chuyên môn

Soạn giáo án cũ:

- Sử dụng bài giảng chi tiết để đọc trên lớp

Soạn giáo án mới:

- Soạn một kịch bản có phân vai: người học làm gì, giáo viên làm gì, trong đó giáo viên đóng vai trò đạo diễn để ngươi học thực hiện kịch bản.

- Mục tiêu kịch bản đó là người học cùng giáo viên tự chiếm lĩnh và nắm vững những kiến thức đã được trình bày trong giáo trình, bài giảng.



V. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
5.1 Theo Tim Wentling [1993] có tám phương pháp dạy học chính [7] :
1. Phương pháp diễn giảng [thuyết trình]
2. Phương pháp thảo luận nhóm [hội thảo, semina,...]
3. Phương pháp trình diễn [thực hành, thực tập,...]
4. Phương pháp tự học [tự nghiên cứu,...]
5. Phương pháp bài luyện [bài tập lớn, ôn luyện,...]
6. Phương pháp nghiên cứu điển hình [trường hợp, tình huống...]
7. Phương pháp đóng vai
8. Phương pháp tham quan thực tế
Trên đây là những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất và đã được phát triển, biến đổi thông qua việc sử dụng tích hợp các phương pháp với nhau. Điển hình của các phương pháp tích hợp này là phương pháp dạy học "Đặt-Giải quyết vấn đề", phương pháp dạy học "Hợp tác theo nhóm nhỏ" ...

5.2 Nguyên tắc chọn phương pháp dạy học
- Điều 40, của luật giáo dục 2005, đã nêu rõ phương pháp giáo dục đại học như sau:
"Phươngpháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng"
-Ngoài qui định của Luật giáo dục, các yếu tố chính để chọn phương pháp dạy học trong giáo dục là [7]:
a. Mục tiêu đào tạo [chuẩn đầu ra]: người học cần được đào tạo để đạt chuẩn đầu ra như thế nào?, để làm được những việc gì ?
b. Đặc điểm môn học : kiến thức/kỹ năng gì/lý thuyết/thực hành?
c. Giáo viên tham gia : có kinh nghiệm và năng khiếu về phương pháp nào?
d. Người học : Lớp đông hay lớp nhỏ, trình độ thế nào?
e. Điều kiện đào tạo : kinh phí, trang thiết bị đủ thiếu ra sao?
Năm yếu tố trên đã trở thành 5 tiêu chí cho giáo viên chọn phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả để chuyển tải chuẩn đầu ra của môn học đến người học.

5.3 Phương pháp dạy học đặt - giải quyết vấn đề
Trong hoạt động thực tiễn, người học tốt nghiệp luôn luôn là người phải phân tích và xử lý tình huống, phát hiện và giải quyết vấn đề, vì vậy đây là một trong các phương pháp cần được sử dụng nhiều trong đào tạo ở nhà trường.
Có ba nội dung chính- ba bước chính trong phương pháp dạy học dựa trên "Đặt-Giải quyết vấn đề "[2]:
Bước1. Đặt vấn đề, xây dựng nội dung nhận thức
a. Nêu tình huống có vấn đề
b. Phát hiện và nhận dạng vấn đề
c. Phát biểu vấn đề cần giải quyết
Bước 2. Giải quyết vấn đề đặt ra
a. Đề xuất các giả thuyết
b. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
c. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Bước 3. Kết luận:
a. Thảo luận kết quả và đánh giá
b. Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu
c. Phát biểu kiết luận
d. Đề xuất vấn đề nảy sinh
Tuỳ theo vai trò tham gia của Thày và Trò, có thể phân thành bốn mức độ của phương pháp giải quyết vấn đề như sau:

Các mức

Đặt

Nêu giả thuyết

Lập kế hoạch

Giải quyết

vấn đề

Kết luận

1

GV

GV

GV

SV

GV

2

GV

GV

SV

SV

SV+GV

3

GV+SV

SV

SV

SV

SV+GV

4

SV

SV

SV

SV

SV+GV


Việc sử dụng phương pháp dạy học "đặt-giải quyết vấn đề" đạt được ở mức càng cao thì chất lượng và hiệu quả dạy học càng cao. Ở mức 1 trò gần như thụ động hoàn toàn. Ở mức 4 trò hoàn toàn chủ động, vai trò của Thầy chỉ là tổng kết, phân tích kết quả học tập của trò mà thôi. Tổ chức Dy Học đạt đến mức 4 có thể nói sẽ đạt được đầy đủ chuẩn đầu ra cả "kỹ năng cứng " lẫn "kỹ năng mềm" của chương trình đào tạo cho người học.

5.4 Hình thức dạy-học Hợp tác theo nhóm nhỏ
Kết hợp với phương dạy học đặt-giải quyết vấn đề cần triển khai hình thức dạy học "Hợp tác theo nhóm nhỏ". Hình thức này không chỉ phát huy hiệu quả của phương pháp dạy học đặt-giải quyết vấn đề, nó còn mang lại cho hoạt động đào tạo những lợi thế sau đây:
a. Từng bước san bằng được kiến thức giữa các trò có năng lực nhận thức và tư duy khác nhau.
b. Tạo động cơ học tập cho người học
c. Rèn luyện được năng lực hợp tác, năng lực thuyết phục và năng lực quản lý cho người học
d. Giảm được sự phân hóa trình độ của người học trong quá trình đào tạo
Cũng có ba nội dung chính- ba hoạt động chính trong hình thức dạy học hợp tác trong theo nhóm nhỏ với các nội dung chi tiết của từng bước như sau [2]:
Hoạt động 1. Làm việc chung cả lớp
a. Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
b. Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
c. Hướng dẫn cách làm việc của nhóm
Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm nhỏ
a. Trao đổi, thảo luận trong nhóm/hoặc
b. Phân công trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi.
c. Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm
Hoạt động 3. Thảo luận tổng kết trước lớp
a. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
b. Thảo luận chung
c. Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo

5.5Phương pháp dạy và học tích cực/hiệu quả [8]
Bản chất của phương pháp Dạy và Học tích cực/hiệu quả là tích hợp và cụ thể hóa các phương pháp dạy học nêu trên sao cho có hiệu quả nhất, khi đó có thể xác định Phương pháp dạy và học tích cực/hiệu quả là:
Hoạt động dạy của giáo viên và Hoạt động học của học viên được phối hợp với nhau một cách chặt chẽ sao cho người học chủ động chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức sáng tạo kiến thức trong quá trình biến thông tin thành tri thức của mình
Có thể mô tả tóm tắt Phương pháp dạy và học tích cực/hiệu quả qua vòng hoạt động dạy và học tích cực như sau:


Bước 1- Thoạt đầu Thầy xác định mục tiêu, nội dung nhiệm vụ [nghiên cứu học liệu, bài tập, tiểu luận] mà Trò phải dành thì gian động não để tự nghiên cứu, tự học mà thực nhiệm vụ, rồi chọn ra những nội dung cần trao đổi [hỏi và đáp] để hiểu sâu.
Bước 2- Tại lớp, Thầy nêu câu hỏi để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trò. Trò trả lời thể hiện kết quả tự chiếm lĩnh/kiến tạo kiến thức qua thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3- Thầy và Trò thảo luận để cùng phân tích, bình luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của trò. Bược 2 và 3 có thể thực hiện đồng thời cho từng nhiệm vụ trò đã thực hiện.
Bước 4- Thầy hệ thống hóa tri thức qua trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ, Trò ghi nhận để củng cố tri thức mới và kết quả tự học.
Như vậy, phương pháp dạy và học tích cực/hiệu quả là phương pháp tích hợp, chọn lọc các giải pháp, thủ thuật Dạy và Học của các phương pháp khác nhau, nhờ đó sẽ mạng lại cho người học hoạt động Học hiệu quả nhất.

5.6.Điều kiện thực hiện dạy và học tích cực/hiệu quả
Có 6 điều kiện chính cần thực hiện để thực hiện được phương pháp dạy học tích cực/hiệu quả:
1. Quán triệt đầy đủ, bản chất và nội dung việc Dạy và Học thời nay
2. Xác định rõ mục tiêu,nhiệm vụ để trò tự chiếm lính/kiến tạo kiến thức qua thực hiện
3. Có học liệu [chương trình chi tiết môn học, bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo sơ đồ/hình vẽ, băng hình/băng tiếng...]
4. Có kịch bản giờ giảng [phân thời gian và phân vai]
5. Có ngân hàng câu hỏi bài tập [chủ yếu là câu trắc nghiệm khách quan và bài tập tình huống]
6. Có phương tiện nghe nhìn hỗ trợ

Hà nội, ngày 27 tháng 3 năm 2012

Bổ sung và hoàn thiện 7-2021.

Lê Đức Ngọc - ĐHQGHN



Tài liệu tham khảo chính:

1-Nguyễn Kỳ, [1996] "Phân loại các phương pháp dạy và học", Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm. NXB Giáo dục.

2- Văn Tảo, [2004] Tài liệu tập huấn về dổi mới phương pháp Dạy và Học cho giảng viên của dự án đào tạo giáo viên THCS.

3-Khoả Sư phạm, ĐGQGHN, [2007] Giáo trình phương pháp và công nghệ dạy học.

4-Lê Đức Ngọc, [10/2001] Dạy cách học- Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo ; Kỷ yếu Hội thảo Phương pháp học tập và công tác sinh viên do VUN tổ chức tại Đại học Thái Nguyên, trang 15-19

5-Lê Đức Ngọc, [11/2002] Tổng quan về phương pháp dạy học đại học, Tạp chí Tự học, số 12, trang 4-7.

6- Lê Đức Ngọc, [12-2004], Dạy và Học tư duy,Tạp chí phát triển giáo dục, số12 [72]

7- Lê Đưc Ngọc, [2005] Giáo dục đại học- Phương pháp Dy và hc. NXB ĐHQGHN.

8-Lê Đức Ngọc, [9-2007], " Dạy và Học tích cực", Kỷ yếu hội thảo "Đổi mới phương pháp dạy và học trong học chế tín chỉ" Do VUN tổ chức tại đại học Dân lập Hải phòng.

9- Nguyễn Thành Hải, [2010] "Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học", Trung tâm nghiên cứu cải tiến phương pháp Dạy và Học [CEE], trường ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐHQG TpHCM.








Chuyên mục: day-va-hoc

Video liên quan

Chủ Đề