Vì sao thực dân Anh lại thực hiện phương án Maobáttơn

Câu hỏi: “Phương án Maobatton” ở Ấn Độ được thực dân Anh thực hiện trên cơ sở nào?

A. Theo vị trí địa lý.

B. Theo ý đồ của thực dân Anh.

C. Nguyện vọng của nhân dân Ấn Độ.

D. Tôn giáo.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Tôn giáo

“Phương án Maobatton” ở Ấn Độ được thực dân Anh thực hiện trên cơ sở tôn giáo

Giải thích:

Trước sức ép từ phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ , hứa sẽ trao quyền tự trị theo “ phương án Maobatton” chia đất nước thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Đông Nam Á và Ấn Độ nhé!

1. Sự thành lập các Quốc gia độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.

a. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập.

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á [trừ Xiêm] đều bị chủ nghĩa thực dân phương Tây nô dịch.

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng đồng minh, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

+ Diện tích: 4,5 triệu km2, dân số: 528 triệu người [2002], gồm 11 nước.

- Trước Thế chiến II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ, sau đó là Nhật Bản [trừ Thái Lan].

- Trong thế chiến II bị Nhật chiếm đóng.

- Sau khi Nhật đầu hàng 1945, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.

- Ví dụ:

+ Việt Nam: Cách mạng tháng Tám thành công, tuyên bố độc lập 2/9/1945.

+ In-đô-nê-xi-a độc lập 17/08/1945

+ Lào 8/1945 nhân dân Lào nổi dậy,12/10/1945 tuyên bố độc lập.

+ Miến Điện, Mã lai, Phi líp pin giải phóng phần lớn lãnh thổ.

- Nhưng thực dân Âu - Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn [Indonesia: 1950, Đông Dương: 1975]; hoặc buộc các đế quốc Âu – Mỹ phải công nhận độc lập.

b. Lào [1945 - 1975]

- 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp

+ Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập 12/10/1945.

+ Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển.

+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ [Việt Nam], buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ [20/7/1954] thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.

- 1954 - 1975: Kháng chiến chống Mỹ

+ Năm 1954, Mỹ xâm lược Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào [thành lập ngày 22/3/1955] lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao, giành nhiều thắng lợi.

+ Nhân dân Lào đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ, giải phóng được 4/5 diện tích lãnh thổ.

+ Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Viêng Chăn [Vientian] lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.

+ Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

+ Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập. Lào bước vào thời kỳ mới: xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội.

c. Campuchia [1945-1993]

- 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp

+ Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương [từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia], nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp.

+ Ngày 9/11/1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanuc, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng.

+ Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.

- Từ 1954 - 1975

+ 1954 - 1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập để xây dựng đất nước.

+ 1970 - 1975: Kháng chiến chống Mỹ

+ Ngày 18/3/1970, tay sai Mỹ đảo chính lật đổ Xihanuc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã giành thắng lợi.

+ Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- 1975 - 1979: nội chiến chống Khơ me đỏ

+ Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.

+ Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kỳ hồi sinh, xây dựng lại đất nước.

- 1979 đến nay: thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước

+ Từ 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn một thập niên.

+ Được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc.

+ Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết.

+ Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9/1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do N.Xi -ha -núc [Sihanouk] làm quốc vương. Campuchia bước sang thời kỳ phát triển mới.

+ Tháng 10/2004 vua N. Xi -ha-núc thoái vị, hoàng tử Xi-ha-mô-ni kế vị.

2. Ấn Độ từ 1945 đến nay

- Diện tích 3,3 triệu km2; dân số 1 tỷ 20 triệu người [2000]

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống Anh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.

a. Cuộc đấu tranh giành độc lập

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, dưới sự lãnh đạo của Đảng quốc đại, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.

- Trước sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân anh đã phải nhượng bộ và thi hành “phương án Maobatton”, chia Ấn Độ thành 2 quốc gia trên cơ sở tôn giáo.

+ Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo.

+ Pakistan của người Hồi giáo.

- Đảng quốc do Nê-ru đứng đầu lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn.

Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt quá trình của lịch sử Ấn Độ.

b. Xây dựng đất nước

* Đối nội: Trong thời kì xây dựng đất nước mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Ấn Độ vẫn đạt được những thành tựu quan trọng:

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Nhờ tiến hành cuộc cách mạng Xanh, nên tự túc được lương thực và đến năm 1995 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới.

+ Công nghiệp: Đứng thứ 10 trên thế giới về sản xuất công nghiệp. Coi trọng công nghiệp chất xám.

- Khoa học- Kỹ thuật: 2 thành tựu nổi bật

+ 1974: Thử thành công bom nguyên tử

+ 1975: Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất.

* Đối ngoại: Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập, tích cực. 7/1/1972, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Độ khó: Nhận biết

Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Maobáttơn”, chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị Ấn Độ và Pakixtan đã chứng tỏ

thực dân Anh đã nhượng bộ, điều kiện thuận lợi cho nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh.

thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị và bóc lột Ấn Độ.

cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.

thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa.

Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào thời gian nào?

Đặc điểm đường lối đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập là gì?

Năm 1950, nhân dân Ấn Độ giành được độc lập từ thực dân nào sau đây?

Năm 1995, Ấn Độ trở thành trước xuất khẩu gạo thứ ba thế giới là do

Video liên quan

Chủ Đề