Vì sao thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt

Thuốc tây có phải là hàng hóa đặc biệt...?

Cập nhật: Thứ hai, 28/2/2011 - 0h0'

[Cadn.com.vn] - Có lẽ sẽ có người cho rằng đó là một câu hỏi thừa, tuy nhiên để nhìn nhận một cách nghiêm túc quả thực vấn đề này không hề đơn giản. Trong khi các nhà chức năng đang tìm mọi cách để ghìm cơn bão giá về mọi mặt thì dường như đối với mặt hàng thuốc chữa bệnh cơn lốc giá vẫn ngang nhiên cuốn phăng tất cả... và dĩ nhiên chịu hậu quả nặng nề nhất không ai khác là người bệnh.

“Đói ăn rau, đau uống thuốc”?...

Ông bà ta từ xưa đã bảo vậy, tuy nhiên điều đáng nói ở đây đối với bệnh nhân cũng như người nhà luôn nằm trong thế bị động. Thứ nhất người dân quá mù mờ trước thông tin về các loại thuốc. Thứ hai đối với giá cả họ lại càng lúng túng và bị động. Đa số người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, khi người nhà bị bệnh, đi khám họ chỉ tin tưởng vào toa của bác sĩ, còn nếu tự mua thì cứ tin vào... nhà thuốc mà ít quan tâm, thậm chí không biết trong loại thuốc đó có những thành phần gì lợi, hại hay có tác dụng phụ cho sức khỏe. Thêm vào đó nhiều khi đơn thuốc ghi bằng tiếng Việt nhưng thuốc mua về lại ghi bằng tiếng nước ngoài nên khi sử dụng khá lúng túng. Đối với những người bệnh mua thuốc bên ngoài ít nhiều còn có cơ hội để hỏi rõ hơn về cách sử dụng, còn khổ cho những bệnh nhân đi lãnh thuốc theo diện Bảo hiểm Y tế thì cứ “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” ở trên hộp thuốc. Ông Khánh [ở Hòa Vang] cho biết: “Thường thì người đi nhận thuốc theo diện này đông, người này đợi người kia nên có kịp hỏi gì đâu. Còn người khác sau mình mà, bác sĩ đâu có thì giờ để giải thích cho mình. Tốt nhất vẫn cứ là đọc kỹ trước khi dùng”. Với cách nghĩ và cách làm như trên thì hầu hết người bệnh chỉ biết nhận thuốc còn ngoài ra các thông tin về thuốc như: nhà sản xuất, tá dược thậm chí giá cả họ vẫn không có cơ hội để tìm hiểu kỹ. Và có lẽ đối với họ mục đích cuối cùng cũng chỉ hướng đến là đau thì phải có thuốc để uống. Tuy nhiên thấy rằng, người dân nên cần có thói quen tìm hiểu thuốc cũng như cần phải có nhu cầu hỏi và được giải thích cụ thể trước khi mua thuốc để tránh tình trạng mù mờ dẫn đến tiền mất tật mang.

Không biết bao giờ mới hết nỗi lo tiền đâu mua thuốc ?!. Ảnh: P.TRANG

Mặt hàng không ngã giá?

Trong khi đi chợ mua hàng có thể ngã giá cao thấp, chỉ riêng mỗi mặt hàng thuốc là không ai ngã giá bao giờ. Người dân mù tịt trước thông tin của thuốc đã khổ nay lại đau đầu khi giá thuốc cứ mặc nhiên “nhảy”. Vì lý do đó thuốc tây nghiễm nhiên trở thành món hàng đặc biệt. Trong khi yêu cầu của Bộ Y tế, các cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh phải niêm yết giá đầy đủ nhưng không phải quầy thuốc nào cũng chấp hành. Cũng không ít quầy thuốc chỉ chấp hành một số mặt thuốc còn lại vẫn “thả giá” để tự ý nâng lên.

Chị Phượng [ở Q. Thanh Khê] ấm ức: “Vừa rồi đưa cô em gái đi khám bệnh, đến khi lấy đơn thuốc thì thấy tên thuốc đã được ghi sẵn, chỉ khai tên tuổi địa chỉ rồi cầm đơn thuốc xuống quầy mua thuốc rồi về. Khi mua hai loại thuốc có tên là Ceptab 200mg x 15v; và Bonromin x 30v... với giá hơn 300.000 đồng. Thấy quá đắt tôi hỏi thì người bán thuốc bảo thuốc tốt nên đắt... Mới đây tôi cầm đơn thuốc đó đi hỏi một số quầy thuốc thì đúng ra nó chỉ có giá dao động từ mấy chục ngàn đến 1 trăm ngàn là cùng... ”. Giải thích lý do này một số dược sĩ cho biết, theo quy định của quản lý dược thì các đại lý thuốc được phép tăng theo giá gốc mua vào từ 10-15%, nếu vượt quá số đó sẽ bị phạt nặng. Nói như thế để biết rằng giá cả có thể khác nhau tuy nhiên cũng chỉ chấp nhận dao động ở con số vừa phải chứ kiểu tự tung tự tác tăng giá ngất ngưỡng được.

Được biết thêm theo quy định của Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân, tại điều 19 ghi rõ: “Người hành nghề y dược tư nhân được khám chữa bệnh theo phạm vi chuyên môn hành nghề, được kê đơn nhưng không được bán thuốc”. Tuy nhiên trên thực tế rất ít cơ sở chấp hành đúng, điều này một phần cũng từ thói quen và cách nghĩ của người dân. Ngoài một số người theo đơn của bác sĩ kê rồi đi ra ngoài mua thuốc thì cũng còn nhiều người dân có thói quen “khám đâu mua đó” với tâm lý cầm thuốc đúng của bác sĩ khám kê đơn, được bác sĩ hướng dẫn cụ thể vẫn là tốt nhất, ít nhiều làm cho hình thức vừa khám vừa bán thuốc của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có điều kiện tồn tại và phát triển. Nhưng có lẽ điều đáng nói ở đây nhất vẫn là cái Tâm của người thầy thuốc, làm sao tránh thiểu tình trạng lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân về thuốc để tự ý nâng giá một cách vô lý. Để tránh tình trạng phải mua thuốc với giá “cắt cổ”, bà con khi phát hiện thấy giá cả cao khác thường nên tìm hiểu thêm thông tin ở những quầy thuốc khác đồng thời báo cho các cơ quan chức năng để giải quyết.

Có thể nói rằng những ngày này người dân thêm phần lo lắng khi có thông tin giá thuốc lại tăng lên. Trước nay việc giá thuốc không ngừng thay đổi đã làm cho người bệnh đau đầu nhưng không phải vì thế mà các nhà thuốc ngang nhiên làm khổ dân theo kiểu: hàng không ngã giá... nhưng không thể không mua!

Phương Trang

CADN

Dich vụ có phải là hàng hóa đặc biệt? Bản chất của dịch vụ là gi?

Thứ hai - 20/09/2021 22:36
Hàng hóa vốn được nói đến chủ yếu là là các sản phẩm hữu hình [các hàng hóa tồn tại dạng vật thể] như: gạo, bàn, máy móc, nhà cửa. … Các hàng hóa vô hình ít được đề cập hơn. Có nhiều tranh luận xung quanh về học thuyết giá trị của Mác, khi ngày nay, có một số sản phẩm đặc biệt được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường như: dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ dạy học, dịch vụ giới thiệu việc làm... liệu bản chất nó có phải hàng hóa không? Nếu là hàng hóa, thì 2 thuộc tính của nó là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ điều đó.

Tác dụng và hiệu quả

Tác dụng là khả năng tạo ra một tác động [ví dụ hạ huyết áp]. Tác dụng chỉ có thể được đánh giá chính xác trong điều kiện lý tưởng [tức là khi bệnh nhân được lựa chọn bằng các tiêu chí thích hợp và tuân thủ đúng chế độ liều]. Do đó, tác dụng được đo lường dưới sự giám sát của chuyên gia ở một nhóm bệnh nhân có nhiều khả năng đáp ứng với một thuốc, chẳng hạn như trong một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng.

Tính hiệu quả khác với tác dụng là một thuốc có tác dụng tốt thế nào khi sử dụng trong thực tế; thường, một thuốc có tác dụng trong các thử nghiệm lâm sàng không phải là rất hiệu quả khi sử dụng thực tế. Ví dụ, một loại thuốc có thể có tác dụng lớn trong việc hạ huyết áp nhưng có thể có hiệu quả thấp vì nó gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn Tác dụng không mong muốn Hiển nhiên, một thuốc [hoặc bất kỳ phương pháp điều trị nào] chỉ nên được sử dụng khi có lợi cho bệnh nhân. Lợi ích bao gồm cả khả năng của thuốc mang lại kết quả mong muốn [hiệu quả] lẫn mức... đọc thêm khiến bệnh nhân phải ngừng dùng thuốc. Hiệu quả cũng có thể thấp hơn tác dụng nếu các bác sĩ lâm sàng vô ý kê đơn thuốc không thích hợp [ví dụ, kê đơn thuốc hạ sốt cho bệnh nhân được cho là đột quỵ do thiếu máu cục bộ nhưng không xác định được bằng chụp CT]. Như vậy, hiệu quả có xu hướng thấp hơn tác dụng.

Các chỉ tiêu hướng tới bệnh nhân, thay vì các chỉ tiêu gián tiếp hoặc trung gian, nên được sử dụng để đánh giá tác dụng và hiệu quả.

Các chỉ tiêu hướng tới bệnh nhân

Các chỉ tiêu hướng tới bệnh nhân là những chỉ tiêu ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân. Bao gồm những điều sau:

  • Kéo dài cuộc sống

  • Cải thiện chức năng [ví dụ phòng ngừa khuyết tật]

  • Giảm triệu chứng

Các chỉ tiêu gián tiếp

Các chỉ tiêu gián tiếp hoặc trung gian bao gồm những chỉ tiêu không liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Chúng thường là các thông số sinh lý [như huyết áp] hoặc các kết quả xét nghiệm [như nồng độ glucose hoặc cholesterol, kích cỡ khối u trên CT scan] được cho là dự đoán các chỉ tiêu hướng tới bệnh nhân. Ví dụ, các bác sĩ lâm sàng thường cho rằng hạ huyết áp sẽ ngăn ngừa được việc tăng huyết áp không kiểm soát của chỉ tiêu hướng đến bệnh nhân [ví dụ tử vong do nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ]. Tuy nhiên, có thể hiểu được rằng một thuốc có thể làm giảm huyết áp nhưng không làm giảm tử vong, có lẽ vì nó có tác dụng không mong muốn gây tử vong. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu gián tiếp chỉ là chỉ dấu của bệnh [ví dụ HbA1c] chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh [ví dụ tăng huyết áp], một can thiệp có thể làm giảm chỉ dấu chứ không ảnh hưởng đến nguyên nhân gây bệnh. Do đó, các chỉ tiêu gián tiếp ít hiệu quả hơn so với chỉ tiêu hướng tới bệnh nhân.

Mặt khác, các chỉ tiêu gián tiếp có thể sử dụng khả thi hơn, ví dụ như khi cần thời gian dài hoặc hiếm khi đạt được các chỉ tiêu hướng tới bệnh nhân [ví dụ như suy thận xảy ra do không kiểm soát được tăng huyết áp]. Trong những trường hợp như vậy, các thử nghiệm lâm sàng cần phải rất lớn và phải thực hiện trong một thời gian dài trừ khi sử dụng chỉ tiêu gián tiếp [ví dụ giảm huyết áp]. Thêm vào đó, các chỉ tiêu chính hướng tới bệnh nhân, tử vong và tàn tật, là các biến rời rạc [tức là có / không], trong khi các chỉ tiêu gián tiếp thường là các biến số liên tục[ví dụ: huyết áp, đường huyết]. Các biến số, không giống như các biến rời rạc, có thể phản ánh độ lớn của một tác động. Do đó, việc sử dụng các chỉ tiêu gián tiếp có thể cung cấp nhiều dữ liệu để phân tích hơn là chỉ tiêu hướng tới bệnh nhân, cho phép các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện với ít bệnh nhân hơn.

Tuy nhiên, về lý tưởng các chỉ tiêu gián tiếp nên được chứng minh là tương quan với các chỉ tiêu hướng tới bệnh nhân. Có rất nhiều nghiên cứu, trong đó có mối tương quan xuất hiện phù hợp nhưng lại không thực sự có ý nghĩa. Ví dụ, điều trị một số phụ nữ sau mãn kinh với estrogen và progesterone dẫn đến dữ liệu về lipid phù hợp hơn nhưng không đạt được giả thuyết giảm tương ứng trong nhồi máu cơ tim hoặc tử vong do tim mạch. Tương tự, hạ đường huyết xuống gần với nồng độ bình thường ở bệnh nhân tiểu đường trong hồi sức tích cực làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật cao hơn [có thể do gây ra các cơn hạ đường huyết] so với làm giảm đường huyết xuống mức cao hơn bình thường một chút. Một số thuốc hạ đường huyết đường uống làm hạ đường huyết, bao gồm cả HbA1c, nhưng không làm giảm nguy cơ tim mạch. Một số thuốc hạ huyết áp làm giảm huyết áp nhưng không làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Video liên quan

Chủ Đề