Vì sao trịnh xuân thanh bị đánh

Hôm 25/2, khi được hỏi “có hay không việc Việt Nam tiến hành vụ việc bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức theo chuyên án mang bí số VT17 như báo chí nước ngoài loan tin, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời thẳng vào câu hỏi của phóng viên mà chỉ nói chung chung về vụ án này. Một ít trang báo của Việt Nam có đăng tin về phát biểu của người phát ngôn nhưng ngay sau đó đã đồng loạt gỡ bài.

Ngay sau cuộc họp báo chiều ngày 25/2, trang Thanh Niên và trang Sputniknews dẫn lời Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói: “Vụ án Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật đã được đưa ra xét xử công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, Trịnh Xuân Thanh đang trong quá trình thi hành án theo như bản án, phán quyết của tòa án.”

XEM THÊM: Việt Nam ‘lên án’ Slovakia vì trục xuất nhà ngoại giao liên quan vụ bắt cóc

Trong bản tin có tựa đề “Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi có hay không việc ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh?” báo Thanh Niên cho biết rằng phóng viên của Thông tấn xã Đức DPA đã đặt câu hỏi về việc Đài Phát thanh và truyền hình nhà nước Slovakia RTV hôm 23/2 đã phát bản tin về việc mà họ cho là liên quan đến chuyên án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mang bí số VT17.

“Xin người phát ngôn xác thực và bình luận những thông tin mà Đài truyền hình Nhà nước Slovakia và Nhật báo Taz của Đức đăng tải. Có hay không việc Việt Nam tiến hành vụ việc bắt cóc như cáo buộc?”, báo Thanh Niên dẫn lời đại diện DPA hỏi.

“Theo phóng viên này, trong bản tin kể trên nêu thông tin về việc 12 cán bộ của Bộ Công an Việt Nam sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã được Nhà nước vinh danh và trao tặng huân chương vào mùa hè năm 2020” trang Thanh Niên viết.

Bài báo của Vietnam Finance được VOA chụp trước khi bị gỡ, ngày 26/2/2021.

Tuy nhiên, vài giờ sau thì bản tin này của báo Thanh Niên đã bị gỡ xuống. Một số ít các trang báo khác của Việt Nam như trang Khoa học và Đời sống hay Vietnam Finance có đăng tin, nhưng đến chiều ngày 26/2 thì cả hai trang này cũng đã gỡ bài.

Từ Đức, nhà báo Lê Trung Khoa nêu nhận định với VOA về phản ứng của Việt Nam trước câu hỏi của DPA.

“Phản ứng của phía Việt Nam đối với những thông tin - đầu tiên do Đài truyền hình Slovakia đăng tải hôm 23/2, và tờ báo Taz đăng tải hôm 24/2 với thông tin chi tiết và nhiều tình tiết mới – thì Việt Nam đã phải trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Đức DPA. Nhưng họ trả lời như vậy thì gần như là lãng tránh câu hỏi, không trả lời trực tiếp mà chỉ nhắc lại những việc họ đã nói trước đó.

“Họ nói như vậy có nghĩa là họ không bác bỏ cũng không nhận.

Nhưng họ trả lời như vậy thì gần như là lãng tránh câu hỏi...Họ nói như vậy có nghĩa là họ không bác bỏ cũng không nhận.

“Với cách trả lời như vậy là không hợp lý và phóng viên cũng không có thêm thông tin gì mới, nhưng điều này chứng tỏ rằng khi Việt Nam càng lãnh tránh vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với chuyên án VT17 thì họ càng gặp rắc rối và khó khăn với Đức, Slovakia và cả Liên minh châu Âu.”

Hôm 24/2, báo Taz đăng bài “Những kẻ bắt cóc được Hà Nội vinh danh” trong đó với về 12 mật vụ và cán bộ an ninh của Bộ Công an Việt Nam được tặng huân chương vào tháng 7/2020 do Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký duyệt do hoàn thành chuyên án VT17.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Slovakia trục xuất nhà ngoại giao VN

Nhà báo Lê Trung Khoa nhận định:

“Sau vụ án bắt cóc diễn ra vào tháng 7/2017 phía Việt Nam luôn từ chối việc bắt cóc và nói rằng ông Trịnh Xuân Thanh tự về đầu thú. Nhưng 17 phiên tòa tại Berlin với những bằng chứng chi tiết và cả các nhân chứng đã xác nhận rõ đây là vụ bắt cóc do mật vụ Việt Nam tổ chức mang cấp nhà nước.

“Họ đã trao tặng huân chương chiến công hạng nhất, hạng nhì, hạng ba cho 12 sĩ quan an ninh, tình báo Việt Nam. Có thể nói đây là sự khiêu khích và gây sự khó chịu rất lớn cho các nước như Đức, Slovakia, nơi trực tiếp xảy ra vụ việc này.”

Phía Đức nói ông Trịnh Xuân Thanh đã bị tình báo Việt Nam bắt cóc trên một con phố ở thủ đô Berlin và được chở qua Slovakia, sau đó mang về Việt Nam bằng máy bay mượn của Slovakia để đưa sang Nga, từ đó đem về Hà Nội, nơi ông bị xét xử và kết án tù chung thân vào năm 2018 vì tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.

Nhật báo Taz của Đức hôm 24/2 đăng thông tin phát hiện mới về bí số VT17 cho vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức. Tờ báo này dẫn lời một phóng viên Slovaki RTV nói: “Kể từ khi mã bắt cóc VT17 được biết đến, các cơ quan an ninh Slovakia và Đức cũng đã có những cách tiếp cận điều tra mới”.

Cảnh sát hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam ở Slovakia tiết lộ với báo Denník N. của Slovakia rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã được áp tải lên máy bay trong tình trạng “vô hồn” giống như say rượu và bị đánh, với hai người xốc nách hai bên.

“Họ nói với chúng tôi rằng ông ta bị say rượu và ngã xuống cầu thang”, cảnh sát nói với báo Denník N. của Slovakia.

Những tiết lộ mới của cảnh sát Slovakia, theo Luật sư của ông Thanh, bà Petra Schlagenhauf, là “mảnh ghép cuối cùng của phần hành trình không tự nguyện” của thân chủ của bà từ Slovakia về Việt Nam, trái ngược với khẳng định lâu nay của chính phủ Việt Nam rằng ông Thanh “tự nguyện” về Việt Nam đầu thú.

Bất thường và khả nghi

Theo tường thuật của báo Dennik N, Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam [PVC] bị Việt Nam truy nã, đã được đưa tới thủ đô Bratislava của Slovakia trên một chiếc xe van thuê ở Praha. Chiếc xe này đậu phía trước khách sạn Bôrik, nơi diễn ra cuộc họp giữa các quan chức Slovakia với phái đoàn quan chức cấp cao Việt Nam, đứng đầu là Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Cảnh sát Slovakia nói rằng có nhiều tình tiết “bất thường” và “khả nghi” trong chuyến thăm của đoàn Việt Nam. Thông thường, Slovakia không cho người nước ngoài mượn máy bay. Vì vậy, xác nhận của Bộ Nội vụ nước này về việc cho phái đoàn Việt Nam mượn chiếc máy bay của chính phủ vào “phút chót” với lý do “thay đổi nghị trình làm việc đột ngột” là chuyện “cực kỳ bất thường” đối với các cảnh vệ vốn vẫn quen nhận lệnh từ nhiều tuần trước.

Luật sư Petra Schlagenhauf nói với VOA rằng lý do Việt Nam mượn máy bay của Slovakia là “để tránh sự kiểm soát ở biên giới khi ra khỏi các quốc gia thuộc khu vực Schengen”.

Vẫn theo tường thuật của Denník N., Bộ trưởng Tô Lâm đã được đưa đến buổi họp bằng một chiếc limousine, theo sau là một chiếc limousine khác chở các thành viên còn lại của phái đoàn. Hộ tống kèm là 5 chiếc mô tô, một con số được cho là “nhiều bất thường” trong mắt các nhân viên cảnh sát.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Khi phái đoàn Việt Nam đến nơi họp thì đã có 3 chiếc xe van thuê từ Praha và 1 chiếc Lexus SUV đậu sẵn trong bãi đậu xe của khách sạn, và Trịnh Xuân Thanh được cho là ở trong một trong những chiếc xe này.

“Ông ta bị đánh, bị thuốc, cái nhìn vô hồn. Không một cảnh sát nào biết đến sự hiện diện của ông ấy”, tờ báo của Slovakia tường thuật.

Trong thời gian diễn ra cuộc họp giữa các quan chức Việt Nam và Slovakia, đại diện của Việt Nam đã tiếp cận chỉ huy của đoàn hộ tống, ông Ján H., và yêu cầu ghép thêm một chiếc xe vào đoàn, cũng là một yêu cầu được cho là “bất thường”.

Giải thích chi tiết này, cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, Robert Kaliňák nói với báo SME: “Khi một quan chức cấp cao từ một quốc gia châu Á lớn đến thăm, thì điều rất phổ biến là tất cả các quan chức ở các nước láng giềng đều đến bắt tay. Không có gì là khác thường cả. Ngay cả khi có những chiếc xe van ở đó, nó cũng sẽ không gây bất kỳ sự chú ý nào”.

Lúc đầu, phía Slovakia từ chối yêu cầu của Việt Nam, nhưng sau đó đồng ý điều thêm một xe cảnh sát, thay vì ghép chiếc xe khác vào đoàn.

Gây ‘xấu hổ’ vì ‘say rượu’

Khi chiếc xe được điều tới, các cảnh sát hộ tống mới lần đầu tiên trông thấy ông Trịnh Xuân Thanh. Theo báo Denník N, cảnh sát được lệnh chuyển ông Thanh từ chiếc xe thuê ở Czech sang xe cảnh sát, và được cho biết công dân Việt Nam này “bị say và ngã xuống cầu thang” nên “điều quan trọng là phải giữ ông ta khỏi tầm mắt của Bộ trưởng Việt Nam”, vì ông ta đã gây ra tình huống “xấu hổ không thể chấp nhận được khi say xỉn”.

Hai người đàn ông Việt Nam, được cho là mật vụ, lên xe cùng với Trịnh Xuân Thanh và giữ cho ông khỏi ngã.

Đoàn xe ra đến phi trường Slovakia trên đường sang Nga vào lúc 2:29 ngày 26/7/2017 mà không phải qua bất kỳ hệ thống rà soát an ninh nào.

Denník N. cho biết, Bộ trưởng Tô Lâm là người lên máy bay đầu tiên, kế đó là một số người trong phái đoàn, và người cuối cùng là Trịnh Xuân Thanh, được xốc nách đưa lên máy bay trong tình trạng như đang say rượu và cần có người dìu.

Slovakia bác bỏ thông tin

Trong suốt cuộc điều tra vụ bắt cóc ở Đức, một số giới chức Slovakia, trong đó có cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák, liên tục bị công luận lên án vì đã “tiếp tay” cho Việt Nam trong vụ bắt cóc.

Lên tiếng trên trang Facebook hôm 31/7, ông Kaliňák nói: “Tôi nhấn mạnh rằng danh sách hành khách [lên máy bay] là do giới hữu trách Việt Nam cung cấp cho chúng tôi, không có tên của công dân phạm tội người Việt, không có một ai bị thương hay bị còng tay”.

Bộ Nội vụ Slovakia nói bài báo của Denník N. là “hoàn toàn vô lý, bịa đặt và dối trá”.

Luật sư Petra Schlagenhauf. Ảnh: thoibao.de

​Trong khi đó, Văn phòng Tổng công tố Slovakia hôm 1/8 nói Đức có quyền tiến thành các thủ tục hình sự liên quan đến vụ bắt cóc, và các cơ quan tư pháp Đức không cung cấp thông tin cho đối tác Slovakia về vụ này.

Là người theo sát những diễn tiến liên quan đến vụ bắt có thân chủ, Luật sư Petra Schlagenhauf nói với VOA: “Những gì cảnh sát Slovakia nói với báo Denník N. đều trùng khớp với tất cả các chi tiết mà các nhà điều tra Đức đã phát hiện cho đến nay. Hơn nữa, lời khai của cảnh sát cho thấy cựu Bộ trưởng Slovakia Kalinak đã không thành thật. Ông ấy chắc hẳn biết chuyện gì xảy ra vào ngày hôm đó [ngày 26 tháng 7] tại khách sạn Borik và sân bay Bratislava”.

Nữ luật sư người Đức của ông Thanh cho đây là một vụ bê bối “gây sốc” vì những gì mà quan chức Slovakia dám làm trong bối cảnh nước này là một thành viên của Liên minh châu Âu. Theo bà, Slovakia nên tiến hành điều tra một cách nghiêm túc để làm rõ trách nhiệm của những người liên quan.

Luật sư Petra Schlagenhauf cũng khẳng định lại phán quyết của Tòa thượng thẩm Berlin hôm 25/7, cho rằng việc ông Trịnh Xuân Thanh bị bỏ tù tại Việt Nam là “bất hợp pháp”. Bà nói bà hy vọng Việt Nam sẽ “cho phép thân chủ của tôi trở về Đức, nơi ông bị bắt cóc” để “xoa dịu” cuộc khủng hoảng quan hệ giữa Việt Nam và Đức vì vụ bắt cóc chấn động này.

Đức đã "tạm ngưng" mối quan hệ đối tác với Việt Nam và trục xuất một số nhà ngoại giao Việt Nam khỏi Đức vì cho rằng vụ bắt cóc vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề