Vừa ăn cơm xong có nên uống nước

Uống nước sau bữa ăn có lợi cho sức khỏe hay không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống đủ nước giúp cơ thể tăng sức đề kháng và phòng tránh các loại bệnh thông thường. Uống một chút nước trước bữa ăn sẽ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Hãy nhớ chỉ uống một lượng nước nhỏ để tránh cảm giác quá no, đầy bụng khiến bạn ăn ít thức ăn.

Ngoài ra, uống nước trong bữa ăn cũng được coi là tốt, vì nó làm tăng thêm độ ẩm cho thực phẩm, giúp cơ thể tránh các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột như táo bón.

Uống nước luôn có lợi. Tuy nhiên, uống nước ngay sau bữa ăn có thể làm loãng lượng enzyme tiêu hóa trong cơ thể, khiến cơ thể gặp khó khăn khi phải tiêu hóa lượng lớn thức ăn bạn vừa hấp thụ.

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định uống nước ngay sau bữa ăn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể; làm gián đoạn thời gian thực tế cần để tiêu hóa thức ăn do dịch vị dạ dày bị pha loãng và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua.

Khi hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, thực phẩm trong cơ thể chưa được tiêu hóa. Hàm lượng glucose từ thức ăn sẽ được chuyển thành chất béo và lưu trữ trong cơ thể, dẫn tới sự gia tăng mức insulin, tăng lượng đường trong máu và gây ra chứng béo phì, tiểu đường.

Vừa ăn cơm xong có nên uống nước

Uống nước ngay sau khi ăn là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng mức insulin, tăng lượng đường trong máu và gây ra chứng béo phì, tiểu đường.

Lắng nghe nhu cầu của cơ thể

Các chuyên gia dinh dưỡng và y khoa cũng đưa ra lời khuyên về việc uống nước đúng cách; tốt nhất là hãy lắng nghe nhu cầu của cơ thể!

Khát là một hiện tượng bản năng tự nhiên. Khi cơ thể đòi hỏi phải bổ sung nước thì không cố gắng nhịn khát nước. Theo lý thuyết y học truyền thống của người Hindu, uống một lượng nước nhỏ trong mỗi bữa ăn rất tốt cho hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Mặc dù nhiều người quan niệm uống nước trong bữa ăn là thói quen xấu nhưng sẽ giúp thức ăn được làm mềm và tiêu hóa tốt hơn. Đảm bảo rằng nước uống ở nhiệt độ phòng thông thường. Bởi vì, uống nước lạnh trong bữa ăn có thể làm cho các enzym tiêu hóa không hoạt động, là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh đó, cần tránh đồ uống có ga trong bữa ăn nếu không muốn cơ thể nhanh chóng bị béo phì.

Vừa ăn cơm xong có nên uống nước

Tránh đồ uống có gas nếu không muốn bị ợ nóng, tăng mức đường trong cơ thể và béo phì.

Uống nước thế nào là đủ?

Theo công thức nghiên cứu của các chuyên gia, lượng nước cần cho 1 kg cơ thể với điều kiện bình thường là 40ml. Cụ thể, một người nặng khoảng 50kg sẽ cần bổ sung 2 lít nước mỗi ngày.

Thời gian lý tưởng để uống nước với số lượng lớn là vào sáng sớm khi vừa thức dậy. Uống nước trong mỗi bữa ăn với số lượng tối thiểu để sự hấp thụ tự nhiên của các chất dinh dưỡng từ thức ăn trong suốt quá trình tiêu hóa không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, không uống nước ngay sau bữa ăn mà cách khoảng 15 - 30 phút để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.

Vậy chúng ta nên làm gì và khi nào chúng ta phải uống nước?

Theo quan điểm của y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda), chúng ta phải uống nước bất cứ khi nào có sự thôi thúc. Nhưng bạn có biết rằng uống nước trong bữa ăn là có lợi?

Dưới đây là lý do tại sao Ayurveda khuyên bạn không nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn, theo Times of India.

Tạo sao không nên uống nước trước bữa ăn?

Quan niệm phương Tây cho rằng uống nước ngay trước bữa ăn để cải thiện sức khỏe dạ dày và giảm cân.

Tuy nhiên, Ayurveda phủ nhận điều này. Khi bạn uống nước trước khi ăn, bạn đang pha loãng dịch dạ dày trong dạ dày chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa thành năng lượng. Do đó, Ayurveda khuyên bạn nên cố gắng tránh uống nước vài giờ trước bữa ăn, theo Times of India.

Tại sao không nên uống nước ngay sau bữa ăn?

Theo Ayurveda, uống nước ngay sau khi ăn có liên quan đến sức khỏe tiêu hóa kém. Nó được cho là tác động trực tiếp đến trạng thái của thức ăn trong dạ dày. Nước là một chất làm mát và thường xuyên uống nước ngay sau bữa ăn thậm chí có thể dẫn đến béo phì.

Do đó, theo Ayurveda nên đợi ít nhất nửa giờ sau khi ăn xong hãy uống nước.

Uống nước trong khi dùng bữa

Điều này có thể "không đúng" đối với nhiều người, nhưng Ayurveda khuyên nên uống nước trong khi dùng bữa.

Theo Ayurveda, nên uống một lượng nước tối thiểu. Nó sẽ làm mềm thức ăn để có thể vỡ thành các hạt có kích thước nhỏ hơn, dễ tiêu hóa. Khi ăn, có thứ gì đó cay hoặc dầu có thể khiến bạn khát, nên việc nhấm nháp nước lúc này có thể làm dịu cơn khát của bạn, theo Times of India.

Đừng uống nước lạnh

Ayurveda khuyên bạn không nên uống nước lạnh trong khi ăn. Nước lạnh ảnh hưởng đến tiêu hóa, cũng có thể dẫn đến trào ngược a xít.

Bạn chỉ cần uống nước ở nhiệt độ phòng khi có thức ăn và không uống nhiều vì nó có thể làm giảm sự thèm ăn và ảnh hưởng đến tiêu hóa thích hợp.

Uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn?

Bạn có nhớ các bác sĩ thường đề nghị uống thuốc trước khi ăn hoặc sau bữa ăn nửa giờ, tùy thuộc vào loại thuốc? Đúng vậy, bạn cần dùng nước khi uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn, và cũng không nên uống cả ly nước đầy, theo Times of India.

Tin liên quan

Vừa ăn cơm xong có nên uống nước
Uống nước ngay sau khi ăn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, chúng ta nên tránh việc uống nước trước, trong và sau khi ăn. Bạn nên đợi ít nhất khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước. Nguyên nhân là vì cơ thể mất khoảng 2 giờ để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn đi qua thực quản rồi đến dạ dày, sau đó đến đại tràng trước khi được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Việc uống nước ngay sau khi ăn có thể làm giảm thời gian và quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này làm bạn cảm thấy đói nhanh hơn bình thường, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calorie hơn, làm tăng nguy cơ bị đầy hơi.

Do đó, các chuyên gia đề nghị bạn nên chờ khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước. Sau khi ăn 30 phút, cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn tiêu hóa tiếp theo, việc uống nước sẽ không làm xáo trộn quá trình tiêu hóa.

Vừa ăn cơm xong có nên uống nước
Nên chờ khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước

Uống nước ngay sau khi ăn sẽ làm loãng enzyme cực kỳ quan trọng trong quá trình tiêu hóa và làm gia tăng lượng acid dạ dày, dẫn đến ợ nóng và ợ chua. Trong khi tiêu hóa thức ăn, một số chất dinh dưỡng thiết yếu được cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên, uống nước ngay sau mỗi bữa ăn sẽ khiến cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng này ít hơn.

Thói quen uống nước ngay sau khi ăn không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa mà còn làm giảm chất lượng của thực phẩm mà chúng ta vừa ăn. Uống nước ngay sau khi ăn cũng làm tăng nguy cơ béo phì. Glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết do việc uống nước sau khi ăn. Nó sẽ được lưu trữ và được chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể.

Glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó dần dẫn tới bệnh đái tháo đường. Ngoài béo phì và đái tháo đường, việc uống nước ngay sau khi ăn cũng làm tăng nồng độ acid uric, cholesterol xấu LDL và triglycerid.

Trần Lưu H+ (Theo Boldsky)

Vừa ăn cơm xong có nên uống nước

Uống trà đặc

Mặc dù trà có nhiều lợi ích cho con người, nhưng uống trà ngay sau khi ăn lại hoàn toàn phản tác dụng. Trà cản trở quá trình hấp thụ sắt từ thực phẩm, lâu dài sẽ dẫn đến thiếu sắt trong cơ thể. Hàm lượng axit tannic trong trà cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein của dạ dày. Đó là lý do bạn không nên uống trà ngaysau bữa ăn.

Ăn trái cây sau khi ăn no

Ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên việc ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm khiến dạ dày phải hoạt động cật lực hơn nữa vì lúc này chúng đang phải tích cực tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa ăn vào và sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày hơn.

Không dừng lại ở đó, trong trái cây còn chứa các loại đường, acid, glucose, fructose, tinh bột làm thức ăn càng khó tiêu hơn nữa. Và chất plavon trong nhiều loại trái cây còn dễ bị vi khuẩn đường ruột phân hủy thành acid tioxianic, về dài lâu gây nên bệnh tuyến giáp trạng.

Vậy bạn chỉ nên ăn hoa quả sau bữa ăn 2 tiếng khi ấy thức ăn được tiêu hóa gần hết.

Đi tắm ngay

Khi mới ăn no, lượng máu trong cơ thể đổ về đường tiêu hóa rất lớn, sau khi tắm xong, da toàn thân bị kích ứng, các mao mạch bị giãn ra, lượng máu cung cấp cho đường tiêu hóa giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể, đồng thời cũng dễ kích thích khiến tim co bóp quá tải. Bởi vậy, mọi người, đặc biệt là người trung niên, cao tuổi mắc các bệnh cơ địa, tốt nhất không nên tắm ngay sau bữa ăn vì có nguy cơ sinh bệnh.

Ngủ ngay

"Căng da bụng trùng da mắt" khiến nhiều người có cảm giác muốn được đi ngủ ngay lập tức. Nhưng điều đó thật sự không tốt cho sức khỏe. Ngay khi bạn nằm xuống, các dịch tiêu hóa bắt đầu chảy vào thực quản thay vì vào dạ dày, điều này có thể gây viêm đường ruột. Đó là lý do tại sao mọi người cảm thấy nóng rát trong miệng và cổ họng.

Tập thể dục mạnh

Sau khi ăn no, phần lớn máu của cơ thể tập trung ở dạ dày và gan, lúc này vận động ngay có thể khiến dạ dày, nơi dự trữ một lượng lớn thức ăn, va đập và kéo liên tục các dây chằng của dạ dày. Lâu ngày, các dây chằng bị lỏng lẻo dẫn đến các bệnh dạ dày.

Hút thuốc sau bữa ăn

Việc hút thuốc ngay sau khi ăn có hại gấp 10 lần bình thường và gây tổn thương toàn bộ cơ thể. Đó là bởi sau khi vừa ăn xong, dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ và truyền đi khắp cơ thể qua các tế bào máu. Cùng lúc đó nếu bạn hút thuốc, nicotin sẽ qua máu được hấp thụ vào cơ thể, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột và ung thư phổi.

Đi dạo

Khi người ta đi bộ, cơ bắp ở chân, tay, lưng co duỗi. Máu dồn vào cơ bắp để bảo đảm nhu cầu ôxy, tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu sau ăn mà đi bộ ngay, lượng máu đưa đến hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thu, gây rối loạn công năng của dạ dày và ruột.

Thói quen này kéo dài dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Người bị sa dạ dày, nếu ăn no mà đi bộ ngay một cách thường xuyên sẽ làm cho bệnh sa dạ dày càng trở nên nghiêm trọng.

Không nên uống nhiều nước

Uống quá nhiều nước sau khi ăn làm bụng bạn bị to, dạ dày căng ra, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Uống nhiều nước vào thời gian này cũng làm bạn đi vệ sinh nhiều, nếu kéo dài sẽ bị đau dạ dày.

Đánh răng

Đánh răng là một trong những thói quen lành mạnh vào buổi tối để phòng ngừa bệnh sâu răng. Tuy nhiên, đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm mòn lớp men răng, gây hại cho răng. Vì vậy, bạn chỉ nên đánh răng sau khi ăn tối ít nhất 30 phút.

Không nên đọc sách ngay sau khi ăn

Cũng giống như những thói quen không tốt ở trên, đọc sách ngay sau khi ăn sẽ kéo dài quá trình tiêu hóa, dẫn đến bị đau dạ dày.

Lời khuyên: Sau khi ăn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau đó mới vận động, đặc biệt không nên làm việc nặng, đọc sách báo hay suy nghĩ nhiều sau khi ăn./.

Ăn trái cây thế nào cho đúng cách?