Xây dựng phong cách tác phong công tác của người đứng đầu

Thứ tư Wednesday , 25/04/2018, 16:12 [GMT+07] 82

Sáng ngày 24/4/2018, Đảng bộ Trường ĐHXD đã tổ chức Hội nghị triển khai chuyên đề năm 2018 về “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Tham dự Hội nghị có: PGS.TS Bùi Đình Phong – Giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia; PGS.TS Phạm Duy Hòa – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐHXD; PGS.TS Phạm Xuân Anh – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHXD; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ, các đồng chí cán bộ, Đảng viên trong toàn Đảng bộ Trường ĐHXD. 

 

Toàn cảnh Hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Bùi Đình Phong báo cáo các nội dung trong Chuyên đề 2018 gồm:     - Xây dựng phong cách làm việc của người cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gồm: phong cách dân chủ, quần chúng; phong cách khoa học; phong cách nêu gương.     - Xây dựng phong cách lãnh đạo của người đứng đầu theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gồm: phong cách dân chủ nhưng quyết đoán; phong cách lãnh đạo sâu sát; khéo dùng người, trọng dụng người tài; phong cách cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo.

    - Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt việc học tập và làm theo phong cách phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PGS.TS Bùi Đình Phong – Giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. PGS khẳng định phong cách làm việc và phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn riêng của Người, gắn liền với tư tưởng, đạo đức, lối sống, mục đích sống của Người; vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực; thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức, thẩm mỹ; là tấm gương sáng cho mọi người, mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo.

 

PGS.TS Bùi Đình Phong – Giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia trình bày các nội dung chuyên đề

Phát biểu bế mạc hội nghị, thay mặt lãnh đạo Nhà trường; PGS.TS Phạm Duy Hòa – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐHXD tiếp thu những nội dung trong hội nghị và chỉ đạo tổ chức triển khai chuyên đề năm 2018 trong toàn Đảng bộ. 

 

PGS.TS Phạm Duy Hòa – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐHXD phát biểu bế mạc hội nghị

Trang Ninh – Phòng TT&TT
 

       Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Phong cách lãnh đạo là yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, vì vậy, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có phong cách lãnh đạo dân chủ là một nội dung quan trọng để đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở rèn luyện đạo đức, phong cách người lãnh đạo, thiết thực hoàn thành nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động đã đạt nhiều hiệu quả, để tiếp tục phát huy những thành công từ các chuyên đề trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2017 Ban Tuyên giáo Trung ương đã có văn bản hướng dẫn việc học tập chuyên đề năm 2018 "Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Nhằm giúp các cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức nâng cao nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Trung Tâm Giới Thiệu Sách Pháp Luật phối hợp Nhà xuất bản Hồng Đức xin giới thiệu cuốn sách:

Hướng dẫn học tập Chuyên đề năm 2018:

“XÂY DỰNG PHONG CÁCH, TÁC PHONG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU, CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”

Cuốn sách được bố cục thành ba phần:

Phần thứ nhất. Hướng dẫn học tập Chuyên đề năm 2018: “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Phần thứ hai. Tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học, nghệ thuật quản lý và phong cách lãnh đạo.

Phần thứ ba. Hướng dẫn chi tiết các chuyên đề về bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân

Sách dày 400 trang, khổ 19x27, xuất bản quý I/2018, giá bìa 350.000 đồng/cuốn

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Xây dựng phong cách người đứng đầu theo tư tưởng của Bác Hồ

[ĐCSVN] - Phong cách của Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Bác để lại cho Đảng và dân tộc ta. Việc nghiên cứu, học tập, vận dụng phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có phong cách lãnh đạo của người đứng đầu, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài.

Tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành di sản tinh thần vô cùng quý giá đối với Đảng và dân tộc ta

Những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá đối với cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về phong cách lãnh đạo sâu sát. Chỉ tính trong 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc [1955 - 1965], mặc dù tuổi đã cao, công việc bộn bề, nhưng Bác Hồ đã đi thăm trên 700 địa điểm ở các địa phương, nông trường, xí nghiệp, đơn vị bộ đội, hợp tác xã nông nghiệp… từ miền núi đến hải đảo xa để thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ, xem xét tình hình, kiểm tra công việc.

Bác Hồ nói chuyện tại buổi khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, dân, chính
ở cơ quan Trung ương [6/2/1953]. [Ảnh tư liệu]

Phong cách lãnh đạo của người đứng đầu bao gồm tổng hợp các biện pháp, phương pháp, cách thức riêng, tiêu biểu mà người đứng đầu sử dụng hàng ngày để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của mình. Phong cách được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức, điều kiện chính trị, điều kiện sống của người đứng đầu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, nhắc nhở về phong cách của người đứng đầu là: Phong cách dân chủ, nhưng quyết đoán; lãnh đạo sát sao, quyết đoán, khéo dùng người, trọng dụng người, cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo. Các nội dung này được thể hiện cụ thể như sau:

Một là, phong cách dân chủ nhưng quyết đoán: Bác Hồ yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức phải: “Gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp xếp nó thành những ý kiến có tính hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng, làm nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó” [1].

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Một người dù có tài giỏi đến đâu, cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề, cũng không thể biết hết được mọi việc trong đơn vị cũng như đời sống của xã hội. Do đó, cần có cách làm việc tập thể để phát huy trí tuệ của tập thể, trí tuệ của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành nhiệm vụ của một tập thể, một địa phương, mà nếu chỉ riêng người cán bộ lãnh đạo, quản lý thì không làm nổi.

Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý; có ý thức tập thể cao, tạo ra bầu không khí làm việc dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng không có tính quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể thì không có những kịp thời, đáp ứng yêu cầu và công việc không thể tiến triển được.

Hàng ngày Bác Hồ đọc báo, đọc thư của đồng bào gửi đến, thấy những ý kiến hay, cần tiếp thu, những việc cần giải quyết Người đều dùng bút đỏ đóng khung lại, chuyển đến cơ quan có trách nhiệm yêu cầu nghiên cứu giải quyết.

Lãnh đạo sâu sát sẽ nâng cao tính khách quan, minh bạch, tăng cường được công tác kiểm tra, giám sát, từ đó kiểm soát tốt hơn việc thực thi quyền lực, kiểm tra, giám sát chặt chẽsử dụng tài sản của Nhà nước, của nhân dân, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu dựa vào quần chúng nhân dân để giám sát, kiểm tra, nhằm loại trừ các hành vi trục lợi, tham ô, biến của công thành của riêng…

Hai là, phong cách khéo dụng người, trọng dụng người tài: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Việc dùng người phải hợp lý, đúng năng lực và sở trường của họ, đúng người, đúng việc, chớ “dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn” [2] và phải cho họ hiểu rõ mọi mặt các công việc họ phải phụ trách. Dùng người mà không đúng công việc sẽ không chạy, không được việc, làm thui chột nhân tài, có hại cho Đảng và cũng thể hiện sự yếu kém trong công tác cán bộ của Đảng.

Ba là, phong cách cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo: Theo Bác Hồ, cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải là người vừa “hồng” vừa “chuyên”, có đạo đức cách mạng, có tinh thần anh dũng, gương mẫu, chịu đựng gian khổ, hy sinh và có năng lực thực thi nhiệm vụ được giao.

Để có tri thức khoa học, người đứng đầu phải chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về chính trị, văn hóa, nghiệp vụ. Nếu chủ quan, tự mãn, ít nghiên cứu lý luận và thực tiễn nên gặp thuận lợi dễ lạc quan, gặp thành công sớm phải căn bệnh kiêu ngạo, khi gặp khó khăn thì dễ lúng túng, bị động, dẫn đến bi quan, dao động, lập trường cách mạng không vững.

Bác Hồ nhắc nhở: “Học hỏi là việc phải tiếp tục, suốt đời. Suốt đời phải gắn lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày thay đổi mới, nhân dân càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [3].

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng phong cách lãnh đạo của người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng góp phần truyền cảm hứng, tạo niềm tin và động lực cho cán bộ, đảng viên tích cực tham gia, nêu cao trách nhiệm trong công tác và cuộc sống, tạo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân.

Để xây dựng phong cách người đứng đầu, trong điều kiện mới, chúng ta cần tập trung thực hiện các giải pháp cơ bản, như tăng cường giáo dục, rèn luyện, xây dựng phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, khơi dậy ý thức tự giác, tinh thần học hỏi thường xuyên trong cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên; xây dựng các quy định về đạo đức công vụ, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát…

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII và các chuyên đề về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, ‘tự chuyển hóa” trong nội bộ, đòi hỏi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Muốn vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu phải gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh./.

-------------------------------

1. Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 272.

2, 3. Sđd, Tập 5, tr. 273, 293.

Trần Thông

TIN LIÊN QUAN

  • Nhật Bản xem xét tổ chức hội nghị bộ trưởng quốc phòng với ASEAN
  • Bà Trần Anh Đào thay ông Lê Hải Trà điều hành HOSE
  • Thả diều gây mất an toàn lưới điện sẽ bị xử lý thế nào?
  • Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội năm 2022
  • Vụ án tại Trạm thu phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Bắt thêm 2 trưởng ca
  • SEA Games 31: Chủ tịch Quốc hội Singapore ca ngợi công tác tổ chức của Việt Nam
  • Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm hơn 745 nghìn ca nhiễm COVID-19

Video liên quan

Chủ Đề