Xe tăng và xe bọc thép khác nhau như thế nào

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Xe chiến đấu bộ binh.

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Thanks for reporting this video!

Please help us solve this error by emailing us at Let us know what you've done that caused this error, what browser you're using, and whether you have any special extensions/add-ons installed.

Thank you!

Xe T-59 số hiệu 390 của Việt Nam. Chiếc này đã húc đổ cổng dinh Độc Lập, 1 biểu tượng cho sự kết thúc thắng lợi 21 năm kháng chiến chống Mỹ

  • 1 Định nghĩa
  • 2 Lịch sử
  • 3 Nhiệm vụ, yêu cầu thiết kế chính xác của xe tăng
    • 3.1 Săn mồi. Nhiệm vụ đấu tăng
  • 4 Tiến công
    • 4.1 Đạn
      • 4.1.1 Những đạn tăng đầu tiên được dùng hồi thế chiến.
      • 4.1.2 Đạn xe tăng hiện nay.
        • 4.1.2.1 HE, High Explosive, đạn nổ mạnh, trái phá.
        • 4.1.2.2 HEAT, High Explosive Anti Tank, đạn chống tăng dùng thuốc nổ mạnh, đạn lõm.
        • 4.1.2.3 ATGM, Anti Tank Guided Missle, tên lửa chống tăng có điều khiển.
        • 4.1.2.4 APDS, Armour Piercing Discarding Sabot, đạn xuyên có guốc giảm cỡ nòng.
        • 4.1.2.5 APFSDS, Armour Piercing Fin Stabilised Discarding Sabot, đạn xuyên có guốc giảm cỡ nòng ổn định cánh đuôi.
    • 4.2 Súng.
    • 4.3 Quan sát, phát hiện, dẫn bắn.quang-cơ khí.
      • 4.3.1 Hệ thống đối kháng quang-điện tử.
  • 5 Phòng thủ
  • 6 Hệ động lực ngày nay
  • 7 Biên chế
  • 8 Chính xác về vai trò và chiến thuật ngày nay.
  • 9  Các dòng xe tăng
  • 10 Một số ý kiến sai lệch về xe tăng.

Xe tăng là một loại vũ khí. Xe tăng là xe quân sự có nhiệm vụ chiến đấu chống lại các loại xe quân sự khác bằng súng mạnh và giáp tốt. "Binh chủng Thiết Giáp", "bộ đội Thiết Giáp" dùng để chỉ loại quân dùng xe tăng. "Binh chủng hợp thành" là loại lục quân có nòng cốt là bộ binh cơ giới, xe tăng, pháo tự hành tấn công.[1]

Định nghĩa MBT

Thập niên 1960 đánh dấu sự ra đời của xe tăng hiện đại. Cùng với T-64 của Liên Xô cũ là sự xuất hiện trở lại của xe tăng Đức Leopard. Hai loại xe này nhanh chóng trở thành kiểu mẫu. Hai nước Nga và Đức trở thành nòng cốt trong việc phát triển xe tăng. MBT hiện đại là hậu duệ của tăng hạng nặng trong Thế Chiến 2 JS-2 và Tiger-2, nhưng MBT này nay có các đặc điểm mới. Định nghĩa "quá đầy đủ" của xe tăng là: "Xe bọc thép hạng nặng dùng để chiến đấu với xe cơ giới."[2]

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của quân đội Ấn Độ

Ý "Xe bọc thép hạng nặng" dùng để phân biệt với các xe chống tăng khác, như xe diệt tăng dùng tên lửa [ví dụ hệ thống bắn Khrizantema đặt trên thân xe BMP-3 9К123 ХРИЗАНТЕМА-С. Các máy bay chuyên dùng chống tăng như SU-25, A-10 cũng được gọi là "Máy bay chống thiết giáp hạng nặng". "Chiến đấu với xe cơ giới" cũng để phân biệt với các xe trận khác như pháo tự hành tấn công hay IFV [Infantry fighting vehicle - xe chiến đấu bộ binh]. Các IFV có thể bắn chết xe tăng khi gặp cơ hội, nhưng không thể chiến đấu đối kháng vì giáp chúng mỏng, phòng thủ yếu, kém linh hoạt... Nói cách khác, các IFV chỉ có thể là "xe diệt tăng" [tank destroyer] chứ không phải là "xe tăng chiến đấu" [battle tank].

Cái tên MBT xuất hiện trong đội hình 3 loại xe tấn công, thọc sâu nói trên. Loại nào trong đó cũng diệt được xe, nhưng lực lượng đối kháng đấu tăng [battle] chủ lực [main] là xe tăng [tank].

Ngoài súng nòng dài và giáp, xe tăng còn có các phương tiện chiến đấu nữa như "súng đồng trục" là khẩu đại liên luôn cùng hướng với súng lớn nòng dài chính. Hồi Thế chiến 2, khẩu này tỏ ra hữu dụng trong thời điểm ta đang bận nạp đạn hoặc tiêu diệt tổ lái đối phương đang thoát khỏi mục tiêu đã bị bắn hỏng, có khi chỉ là bắn chỉ đường cho xe khác. Các xe từ JS-2 có súng phòng không 12,7mm đặt trên nóc, nay được nhân viên cảnh giới điều khiển từ xa, vẫn đang được dùng và hiện đại hóa. Ngoài ra T-34 còn có một súng máy cho người sử dụng điện đài ngồi cạnh lái xe, nay đã bỏ. Một số xe còn có lỗ châu mai tháp pháo, súng máy hậu tăng cường khả năng tự vệ trước bộ binh, nay cũng không dùng.

Lịch sử

Từ thời cổ, người ta đã nhận thấy xe chiến đấu cơ động giáp tốt bắn mạnh có tác dụng lớn. Sử cũ còn ghi lại, trong chiến tranh Hán-Sở, Hàn Tín đã biết đóng xe bọc giáp có người bắn cung ở trong, gây tiếng vang, thế kỷ 3 trước công nguyên. Khoảng trước thế chiến 1, xuất hiện nhiều xe cơ giới bọc thép. Nhưng cho đến gần thế chiến 2, loại xe chiến đấu diệt cơ giới vẫn chưa có. Sau những kinh nghiệm chiến đấu của chiến tranh Tây Ban Nha, ở Đức và Liên Xô xuất hiện hai loại xe tăng đúng nghĩa đầu tiên, là Panzer-IV của Đức và T-34 của Liên Xô. Sự thành công của hai xe này dẫn dến việc nhiều nước cải tiến các xe hiện có, sau đấy cho ra đời các xe tăng đúng nghĩa. Các xe này là xe hạng trung. Trong chiến tranh, cuộc chạy đua đã đẻ ra các xe tăng hạng nặng, và chứng tỏ sự ưu việt của chúng. Nhưng cho đến thời diểm sau chiến tranh Thế giới 2, tình hình kỹ thuật và hạ tầng [cầu cống đường xá] hạn chế số lượng các xe tăng hạng nặng. Đến cuối những năm 1960 xuất hiện các MBT, chúng thuộc loại xe tăng hạng nặng và rất nặng, mang đại bác nòng trơn và hệ thống điện tử cơ khí phức tạp.[3]

Nhiệm vụ, yêu cầu thiết kế chính xác của xe tăng

Từ đầu Thế chiến 2, từ xe tăng [tank] chỉ còn dành để chỉ thứ xe bọc thép dầy chiến đấu với xe bọc thép, chứ không còn để chỉ tất cả các loại xe bọc thép như trước đây. Thời điểm đó có thể coi là thời điểm khẳng định cái tên "xe tăng". Trước đây người ta gọi chung các xe có giáp là tăng, đến thời điểm nói trên, loại xe bọc thép chung chung đó trở thành nhiều loại xe khác nhau. Xe tăng được thiết kế thỏa mãn cả hai nhiệm vụ, chiến thắng trong đấu tăng và sống sót trong môi trường nhiều thành phần phức tạp.[4]

Săn mồi. Nhiệm vụ đấu tăng

Xe tăng được thiết kế chế tạo với những yêu cầu đầu tiên: tính năng "săn mồi" và chống "bị săn". Xe tăng cần thỏa mãn bởi các đặc tính cơ động và đối kháng: tốc độ và khoảng cách di chuyển, tốc độ đi trên đường gồ ghề, khả năng vượt các vật cản, khả năng ổn định để đảm bảo tính năng chiến đấu trên đường di chuyển, khả năng xuyên được giáp tốt tầm xa, bắn nhanh và khả năng ngắm bắn trong tấn công, khả năng phòng thủ... Tính cơ động được đảm bảo bởi hệ thống treo, bánh xích và các đệm cao su, động cơ khỏe với hệ thống truyền động tin cậy. Tính năng chiến đấu khi di chuyển dựa trên hệ thống ổn định hướng súng chính xác mạnh mẽ, trong khi các phương tiện dẫn bắn nhẹ hơn có hệ thống ổn định riêng. Để chống lại đạn xuyên giáp, xe tăng cần có kết cấu vững vàng với giáp dầy và nghiêng. Để tạo lợi thế khi chiến đấu, giáp thép được làm thiên về phía trước, nơi khả năng trúng đạn cao... Để tiêu diệt xe thiết giáp hạng nặng đang di chuyển, xe tăng cần có đường đạnthẳng, ít tản mát, tốc độ đầu đạn cao, tốc độ lấy đường ngắm cao bằng tháp pháo quay nhanh và ổn định tháp pháo trong khi di chuyển nhanh trên đường gồ ghề. Trước chiến tranh thế giới 2, xe tăng tách ra khỏi nhóm các xe bọc thép khác. Đặc điểm khác biệt đầu tiên là súng và giáp. Thay cho nhiều súng nhỏ nòng ngắn bắn đạn chống bộ binh hay trái phá, người ta tập trung sức mạnh cho một khẩu súng lớn nòng dài bắn đạn xuyên với hệ thống ngắm bắn tốt. Súng đó dùng chống mục tiêu di chuyển nhanh mang giáp tốt.

Tiến công

Đạn

Những đạn tăng đầu tiên được dùng hồi thế chiến.

APERS, anti-personnel, đạn chống bộ binh

Đây là đạn đầu tiên mà các xe bọc thép sử dụng, trước khi chúng trở thành xe tăng. Đạn hộp bi 3Sh-7 Liên Xô cũ sản xuất nặng 23kg, chứa 3,4 kg thuốc nổ RDX trộn nhôm, khi nổ bắn ra 4700-4800 mảnh 1,26g đi 1000m/s. Sau này, các dạn này được bổ sung ngòi điện tử V-429E trong hệ thống Ainet. Khi đạn dược hệ thống nạp đạn tự động nhồi vào súng, một hệ thống điện tử không tiếp xúc lập trình cho ngòi nổ, đạn sẽ nổ theo khoảng cách yêy cầu. Điều này rất quan trọng khi bắn máy bay. Đạn này nay vẫn dược Nga sử dụng rộng rãi nhưng phương Tây thì ít.

AP, Armour Piercing, đạn xuyên giáp.

Hình vẽ cắt bổ một quả đạn AP. 1 kim lọai mềm nhẹ. 2 hợp kim thép cứng khoan mục tiêu. 3 liều nổ phá. 4 ngòi. 5 đai đạn [để miết vào rãnh xoắn].

Ban đầu, xe tăng bắn đạn trái phá như pháo tự hành tấn công. Sau đó, xe bắn đạn xuyên bằng thép đúc, liều nổ phá giảm đi, khối lượng đạn nhỏ để có đường đạn tốt. Đạn này sau phủ lớp kim loại mềm ở mũi để giảm phân tán lực xuyên của giáp nghiêng. Những cải tiến tiếp theo phủ một lớp kim loại nhẹ mềm dầy mũi nhọn ở đầu, đằng sau là phần hợp kim thép cứng, đưa trọng tâm đạn ra sau, làm đường đạn bắn từ nòng xoắn tốt hơn.

Đạn được dùng rộng rãi cho các loại đại bác xuyen giáp trong Thế chiến 2. Đạn được người Đức phát kiến, sử dụng đầu tien trong Hải quân đầu thế kỷ 20.

APCR, Armour Piercing Composite Rigid, đạn xuyên giáp vật liệu phức hợp cứng

Trong trận chiến Maxcơva 1941 lần đầu tiên xuất hiện đạn lõi tỷ khối lớn do quân Đức sử dụng: một thanh volphram được bọc trong vỏ kim loại mềm, khi gặp giáp vỏ mềm tụt ở lại ngoài giáp. Người Nga tìm thấy đạn này trong xác xe sau trận đánh, ngay lập tức, toàn thế giới tổ chức ngăn chặn nguồn cung vonphram của Đức, chủ yếu từ Trung Quốc và Nam Mỹ. Đạn có lượng nhỏ hơn AP, sơ tốc cao hơn, đường đạn tốt hơn. Tỷ khối lớn cho phép sức xuyên tăng. So với đạn dưới cỡ nòng sau này, đạn APCR khi bay trong không khí mang theo cái vỏ bằng kim loại mềm nhẹ nên tổn thất vận tốc lớn.

Tên Mỹ của APCR là High Velocity Armour Piercing [HVAP].

APCNR, Armour-piercing, composite non-rigid. Đạn xuyên giáp phức hợp không cứng.

Trong Thế chiến 2 cũng có súng chống tăng nhỏ nòng nón bắn đạn dưới cỡ nòng đơn giản không cần vỏ nhẹ. Đạn có lõi mật độ cao nhưng vỏ mềm, đạn sẽ bị tóp nhỏ trong nòng nóng. Điều này làm giảm đường kính đạn. Nhược điểm là không tương thích với đại đa số pháo có nòng hình trụ, nòng chóng hỏng, không thể tăng động năng đạn. "Littlejohn adaptor: là đoạn tóp nhỏ nòng của quân Anh dùng cho pháo QF 2pounder [40 mm].[5]

Đạn xe tăng hiện nay.

HE, High Explosive, đạn nổ mạnh, trái phá.

High Explosive, đạn nổ mạnh. Đạn sử dụng để bắn sập công trình, còn gọi là trái phá. Đạn có vỏ thép tốt để xuyên vào trongmục tiêu mới nổ, không vỡ khi va dập. Đạn có ngòi chọn 3 chế độ đợi nổ: chạm mặt mục tiêu nổ, xuyên vào trong bê tông chừng 1-2 mét nổ, xuyên sâu mới nổ. Ba chế độ đó dùng cho các loại công trình khác nhau. Mảnh đạn có sức sát thương lớn. Có nhiều đạn kết hợp APERS và HE, gọi là HE-FRAG.

HEAT, High Explosive Anti Tank, đạn chống tăng dùng thuốc nổ mạnh, đạn lõm.

Đạn HEAT-FS 3BK29 125mm. Nga, Ucraina

Nhờ những chất nổ mới, ổn định và mạnh như HMX, người ta hoàn thiện đạn lõm, HEAT. Đạn lõm sơ tốc thấp, đường đạn cong, phân tán mạnh nhưng khi phát nổ nó tán rộng sức sát thương ra xung quanh như trái phá và sức xuyên không phụ thuộc nhiều vào tốc độ gặp giáp. Trong thế chiến 2, đạn này chưa được sử dụng bắn từ nòng xe tăng do thuốc nổ kém và không chống được phát nổ ngoài ý muốn.

Đạn HEAT-FS là đạn ổn định cánh đuôi. Đạn BK Nga các đời khi ra khỏi nòng cánh đuôi xòe ra. Các đuôi đặt hơi xoáy như đạn cối hay APFSDS bắn từ nòng trơn để bù sai số chế tạo. Đạn HEAT Nga phát triển hơn các nước khác, hiện đã sử dụng rộng rãi liều nối dài đặt ở đầu đạn HEAT chống giáp phản ứng nổ ERA, trong khi các nước khác mới bắt đầu áp dụng.

Đạn HEAT có sơ tốc thấp và tản mát mạnh so với APDSFS. Nhưng đạn không giảm sức xuyên theo tầm. Đặc biệt khi dùng chống công trình, công sự thì đạn lợi thế hơn APDSFS. Phương Tây kết hợp đạn chống bộ binh và đạn xuyên lõm.

ATGM, Anti Tank Guided Missle, tên lửa chống tăng có điều khiển.

Từ thập niên 1960 có nhiều xe tăng bắn đạn tên lửa có điều khiển từ nòng chính mang đầu xuyên lõm ATGM. Đạn này cần hệ thống dẫn bắn và ổn định tháp pháo hiện đại. Đạn tên lửa có điều khiển dễ gây nhiễu, dễ bắn chặn bằng APS và dễ giảm sức xuyên bởi ERA. Hiện nay, hầu hết các đầu nổ lõm Nga và một số của phương Tây có hai tầng để chống lại ERA. Đạn cũng có khả năng sát thương lớn. Khi bắn được thì đạn có độ chính xác rất cao, ngày nay, đây là loại đạn duy nhất đưa tầm diệt mục tiêu thiết giáp hạng nặng đang chuyển động lên 4, 5km và còn hơn nữa. Một số xe tăng ngày nay cũng được trang bị thêm các ổ phóng ATGM ngoài nòng chính, tăng khả năng đối phó với các mục tiêu phức tạp và dùng nhiều loại đạn, khí tài.

APDS, Armour Piercing Discarding Sabot, đạn xuyên có guốc giảm cỡ nòng.

Đạn lõi cứng này sau trở thành đạn guốc-sabot, đạn xuyên giáp xuất hiện lần đầu năm 1944 trong quân Anh. Đạn là một mũi tên xuyên [KE, kinetic energy penetrator] có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, các guốc đỡ đạn trong nòng văng ra sau khi bắn, đạn không mang liều nổ mà chỉ có một liều cháy dẫn đường. Trong những năm 1960-1970, người ta hoàn thiện đạn sabot, sử dụng carbua-vonphram và DU. Carbua-vonphram là một trong những chất cứng nhất chế tạo được, tỷ khối 15,8 [thép là 7,8]. Đạn Carbua-vonphram đạt tỷ khối trung bình 13,5. Đạn DU có vỏ là hợp kim 3/4 titan, 1/4 uran, trong là uran nén tỷ khối chung đạt đến 19,5, những đạn có nhiều lớp như vậy được goi là composite. Các đạn súng nhỏ không nén được như đạn tăng sử dụng các hợp kim staballoy gốc DU, như 99.25%DU-0.75%Titan. Một số hợp kim không gỉ cứng dùng làm đạn nhỏ như AG17 có 20.00% măng gan, 17.00% crôm, 0.30% silic, 0.03% carbon, 0.50% ni-tơ, and 0.05% mô-luýp-đen, còn lại là kim loại khác. Đạn này có khả năng xuyên ổn định khi gặp các loại giáp phức tạp, sơ tốc rất lớn [trêm 1400m/s], đường đạn tốt nhưng sức xuyên giảm mạnh theo tầm bắn. Các tăng hiện đại chỉ đấu sabot ở mặt trước được tầm dưới 2km.

Hiện tại, đạn phát triển theo hướng tăng độ cứng. DU-Ti được thay bằng các hợp kim DU+ kẽm+ crôm +nicken. APDS-FS là đạn xuyên nhưng có sát thương, có thể bằng một liều nổ nhỏ đi theo. APDS-T là đạn xuyên có dẫn đường. APDS-DU sau khi xuyên vào trong xe tan thành bột và cháy cho nhiệt lượng cao, sát thương lớn. Đạn APDS được chế tạo và sử dụng nhiều từ sau Thế chiến 2 đến thập niên 1960. Khi nâng năng lực của đại bác nòng dài bắn đạn xuyên, đạn APDS mài thành nòng dữ dội, giảm tuổi thọ. Đồng thời, do đường kính KE nhỏ nên quán tính quay không đảm bảo đường đạn tốt. Ngày nay chỉ được dùng cho xe tăng cổ, các loại pháo chống tăng cổ.

APFSDS, Armour Piercing Fin Stabilised Discarding Sabot, đạn xuyên có guốc giảm cỡ nòng ổn định cánh đuôi.

Một viên đạn APFSDS ở thời điểm tách guốc, liều dẫn đường hoạt động.

Do thanh xuyên KE có đường kính nhỏ và dài nên quán tính quay nhỏ, hiệu ứng con quay đạt được trong không khí nhỏ, người ta chuyển sang ổn định cánh đuôi thay cho ổn định con quay. Đạn APFSDS bắn từ súng nòng trơn, ổn định cánh đuôi, cánh đuôi có thể đặt hơi chéo, làm đạn quay chậm để bù các sai số chế tạo, đường đạn tốt hơn. Đây là đạn thanh xuyên chính được dùng hiện nay. Đạn cũng được bắn từ nòng xoắn, lõi cứng quay được trong guốc, nên không quay khi đi trong nòng. Đạn có sabot được dùng lần đầu trong súng phòng không, không phải để xuyên giáp, Đức hồi Thế chiến 2.

Súng.

Đầu Thế chiến 2 đánh dấu việc xe tăng bắt đầu sử dụng đại bác nòng dài bắn đạn xuyên, đó là một trong những đặc điểm chính phân biệt xe tăng với các xe trận tấn công khác. Lúc đó, đạn xuyên bắn từ xe tăng có sơ tốc khoảng 800m/s-900m/s, cá biệt có một số loại súng đạn đạt trên 1km/s một chút. Đường đạn thẳng, thời gian đạn bay đến mục tiêu ngắn, sức xuyên tốt là những yêu cầu cơ bản của súng chính trên xe. Sau này, khi nâng sơ tốc, súng nòng xoắn tỏ ra kém bền. Vì vậy, xe tăng hiện đại thường sử dụng đại bác nòng trơn. Đạn xuyên có guốc [sabot] giảm cỡ cho phép đổi chiều dài nòng lấy cỡ nòng, nên tỷ số chiều dài/cỡ nòng [CaL] không cần quá cao, ngày nay thường ở khoảng 50/60. Các xe tăng hiện đại hiện nay bắn đạn xuyên có guốc [sabot] giảm cỡ sơ tốc 1750m/s-1850m/s. Việc ổn định tầm hướng của súng được nghiên cứu trong thế chiến, sau đó được hoàn thiện. Ngày ngay, các hệ thống động lực của T-80 và T-90 [Nga] ổn định được tầm hướng súng khi xe di chuyển tốc độ 70km/h-80km/h trên đường gồ ghề. Hệ thống ổn định nòng súng có máy đo con quay hồi chuyển và máy tính, máy chấp hành chạy điện+thủy lực. Hệ thống nạp đạn tự động thủy lực đóng góp vai trò lớn cho xe. Nó nâng tốc độ bắn và giảm thể tích dành cho người nạp đạn. Hệ thống nạp đạn tự động và bố trí băng đạn có vai trò lớn trong tăng cường giáp xe.

Không như băng đạn súng máy, băng đạn xe tăng cần nhiều loại đạn và thay loại đạn nhanh, tiến lên bước nữa, là từ T-64[6], T-72 có phần giao tiếp máy tính-đầu đạn, để bắn đạn HEF-FS[7] có lập trình [thời gian điểm hỏa] và ATGM. Ví dụ, từ 5km, xe tăng lao sầm sập đến địch, tương ATGM. Nếu như địch tốt, có ERA, có giáp hộp kiên cố, có APS, thì ATGM bị nhiễu, bị chặn, xe tiếp tục tung ra HEAT không giảm khả năng xuyên giáp từ mọi tầm, nhưng độ chính xác thấp hơn, dù có trượt thì địch cũng phải co vòi. Tiếp sau, khi vào tầm 1,5km, nếu địch may mắn vẫn sống, xe tương APDSFS, tổ lái địch chui ra thì tương HEFS có định thời gian điểm hỏa, nổ ngay trên đầu địch, cho dù nằm xuống cũng chết.[8]

Xe T-90 bắn được khi lao ngược dốc nhờ bộ ổn định tầm hướng hiệu quả

Người Nga dùng băng đạn tròn liều rời, điều này thuận lợi cho việc sắp xếp băng đạn tròn sau này. Kiểu băng đạn này làm giảm thể tích trong xe, nhưng cũng làm hơi giảm tốc độ của hệ nạp đạn tự động. Tốc độ bắn của xe tăng Nga 6-8 phát phút. Đạn liều rời với hệ thống nạp đạn có lập trình điện tử là phương hướng phát triển tiên tiến hiện nay. Lúc điện tử chưa phát triển nó hạn chế ứng dụng đạn APFSDS và nạp đạn rất chậm [xe IS-2 bắn 1 phát / 1 phút]. Băng đạn tròn chứa được ít đạnnên còn số đạn nữa dưới thân xe, cần phải nạp vào băng trước khi bắn, người ta cũng thiết kế hệ thống nạp đạn vào băng này, trong băng sẵn sàng một số loại đạn có mục dích khác nhau. Một điểm hết sức lợi thế của đạn liều rời băng tròn nạp tự động là chiều dài liều và đạn nhỏ, tạo điều kiện làm ổ đỡ tháp pháo nhỏ, đây là chỗ yếu nhất khi nhìn ngang xe, cần phải che giấu. Các T-80, T-90 hầu như không lộ ổ này. Ucraina gặp khó khăn lớn khi cải tiến T-80 dùng đạn liều liền NATO. Xe T-95 thì tháp pháo chỉ còn là băng đạn của súng.

Xe tăng Leclerc [Pháp] bắn hết băng đạn gần 30 viên khi chạy 50km/h trong khoảng 4km đường gồ ghề. Tốc độ bắn xe này đến 10-12 phát phút. Một lợi thế của đạn liều liền là nạp đạn tự động cực nhanh.

Để tăng cường khả năng chống tăng, người ta thường cải tiến súng trên xe tăng, bắn cùng đạn cùng nòng, làm pháo kéo hay pháo tự hành chống tăng. Điều này rất tiết kiệm như khẩu D-44 85mm chỉ nặng có 1,6 tấn, trong khi T-34 85mm nặng 30 tấn. Hay khẩu ZiS-2 cùng dùng nòng 57mm CaL 71 như T-34 57mm, nhưng chỉ nặng có hơn một tấn, bắn tự động tốc độ 25 phát phút, trong khi xe T-34 57mm nặng 23 tấn. Tuy những vũ khí này chỉ có thể phục kích, phòng ngự xe tăng, nhưng có thể chế tạo một số lượng lớn nhanh chóng.

Quan sát, phát hiện, dẫn bắn.quang-cơ khí.

Tháp pháo xe T-34-85 kiểu 1943 mang tháp chỉ huy kiểu tròn.

Trước đây, hệ thống điện tử chưa phát triển, xe tăng có riêng một trưởng xe. Trưởng xe có một tháp chỉ huy dễ dàng quan sát được bốn phía trên nóc tháp pháo,trưởng xe ngồi ngay dưới tháp chỉ huy, lúc cần quan sát đút đầu vào tháp chỉ huy. Nhược điểm của tháp chỉ huy này là nó giáp rất mỏng. Việc đo xa thực hiện bằng kính đo xa quang học, đo xa là nhiệm vụ không thể thiếu khi chiến đấu bằng súng lớn. Tốc độ địch, tốc độ gió không đo trực tiếp, hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm của trưởng xe và pháo thủ. Tốc độ ta không cần quan tâm vì xe không thể bắn trúng khi di chuyển.

Xe tăng Đức là những xe đầu tiên có tháp chỉ huy. Xe T-34 trang bị tháp này trước chiến tranh Vệ Quốc. Trong chiến tranh, Xe Đức luôn trội hơn về hệ thống quang học.

Hệ thống đối kháng quang-điện tử.

Hệ thống cảm biến trên xe T-90S

Sức tấn công của xe ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống quang-điện tử. Nó bao gồm quan sát quang học trực tiếp, quang học-điện tử [camera], hồng ngoại thụ động, hồng ngoại chủ dộng [có chiếu sáng hồng ngoại], laser chỉ thị, laser đo xa, đo tốc độ quang hoặc laser, đo tốc độ doppler radar hoặc quang. Dựa trên dữ liệu của các thiết bị quan sát trên là hệ thống máy tính, quyết định phần tử bắn quá tốc độ, vị trí, hướng... của địch-ta-đạn-môi trường, đảm bảo bắn trúng bằng các loại đạn, thậm chí dẫn đường cho đạn bắn từ vũ khí khác. Máy tính tạo thành hệ thống quan sát thông minh, nhận ra và bám mục tiêu bằng các đặc điểm nhiệt độ, chuyển động và tiên tiến nhất đang phát triển là độ chói, hình dáng. Máy tính cũng cho phép sử dụng hệ thống thông tin số ví dụ như định vị hoặc quan sát qua phương tiện của đồng đội. Gần đây, các xe tăng và diệt tăng Nga đã có hệ thống radar băng sóng mm đủ nhỏ đặt trên xe [ví dụ hệ thống bắn tên lửa Khrizantema], trong khi các hệ thống này của các nước khác còn rất lớn. Radar này tăng vọt khả năng phát hiện-bám mục tiêu, chiến đấu mọi thời tiết. Khả năng nhận dạng mầu sắc, nhiệt dộ, hình dáng, chuyển động quang học-hồng ngoại hiện nay đang làm tăng vọt khả năng phát hiện mục tiêu ở chế độ thụ động.

Hệ thống quang điện tử có nhiều thành phần, một số bộ phận có hệ ổn định riêng. Người ta gọi là hệ thống đối kháng quang-điện tử. Máy tính của hệ thống liên kết mật thiết với các máy tính khác trên xe. Một số nhiệm vụ như gây nhiễu-đánh chặn hay bám-đánh tự động yêu cầu nhiều hệ thống chiến đấu trên xe cùng hoạt động thống nhất.

Hệ thống quan sát quang điện tử nếu dược thiết kế đúng sẽ đảm bảo quan sát, phát hiện các loại mục tiêu, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của xe tăng hồi thế chiến 2, là khả năng cảnh giới trước bộ binh địch.

Phòng thủ

Giáp và kết cấu xe.

Giáp nhiều lớp của xe T-80UD

Mặt cắt giáp tăng T72M1 gồm nhiều lớp

Chiến tranh Thế giới 2 đưa ra đặc điểm cơ bản của tăng: giáp dầy, nghiêng và ưu tiên phía trước. Xe lúc đó cũng thường trang bị thêm một súng máy đồng trục với đại bác chính và một súng phòng không. Tuy nhiên, chỉ đến gần đây, tầm quan sát của xe tăng mới tăng lên để sử dụng các vũ khí phụ đó hiệu quả hơn. Để giáp xe được dầy, cần làm thể tích trong xe nhỏ, xe T-34 rất bất tiện với tổ lái vì vậy. Xe thấp nhỏ cũng làm giảm kích thước mục tiêu khi địch ngắn bắn, giảm khả năng trúng đạn.

Ngày nay, giáp xe tăng là loại giáp liên hợp. Giáp bao gồm một lớp vỏ mềm dầy [tấm chắn trước của xe T-55 cải tiến gần 1 mét]. Vỏ mềm gồm nhiều lớp mềm dầy nhưng tỷ khối thấp đặt giữa các lớp cứng tỷ khối lớn nhưng mỏng hơn. Sau các lớp này là giáp chính làm bằng hợp kim tốt nhiều lớp. Bên trong giáp chính là lớp vật liệu mềm kín nguyên tử lượng cao "3 phòng chống" [NBC-"nuclear biological chemical"-"sinh hóa phóng xạ"]. Một số xe có lớp ngoài cùng là hộp gốm chịu nhiệt phân tán dòng khí nóng đạn lõm. Với giáp như vậy, đạn KE nghiêng đi khi đi qua các lớp liên hợp rồi gẫy khi gặp giáp chính. Đầu nổ lõm bị kích nổ ở xa giáp chính nên giảm sức xuyên. Các xe hiện đại có xu hướng bọc tổ lái trong một giáp phụ kín, để bảo vệ tổ lái-dập lửa.

Người ta có thể dặt cảm biến diện trên giáp liên hợp để kích hoạt các hành động phòng thủ, như kích nổ ERA Contact-V. Cũng đang nghiên cứu phát triển hệ thống giáp điện, dùng dòng điện mạnh đốt nổ KE, phân tán luồng xuyên.

Kết cấu xe và bố trí giáp, cũng là chiến lược phát triển lâu dài xe tăng có hai hướng Nga và Đức.

Kiểu xe Nga.

Bản vẽ rò rỉ trên mạng của mẫu thử T-95

Khả năng quan sát của tổ lái được tăng cường bởi thiết bị điện tử. Xe tăng hiện đại T-95 của Nga hoàn toàn không có người trong tháp pháo, tháp pháo hiện nay chỉ là súng chính và đạn dược. Tổ lái 4 chỗ ngồi [thường có 3 người ngồi] nằm giữa thân, thấp xuống. Toàn bộ việc quan sát và điều khiển được thực hiện qua hệ thống điện tử với máy tính hỗ trợ. Các hệ thống tự động này là mấu chốt sức mạnh của giáp xe: không gian trong xe rất nhỏ, xe thấp nhỏ, giảm diện tích mặt ngoài, tăng độ nghiêng và độ dầy của giáp trong khi không cần tăng khối lượng xe. Xe ngày nay có khối lượng như IS-3 hồi cuối thế chiến, nhưng nhỏ hơn nhiều và giáp trước có khả năng chống đỡ cao gấp 3-4 lần. Ví dụ, T-90 Nga có thể tích bên trong tháp pháo còn có 1,85 mét khối. Các xe tháp pháo tròn thấp kiểu Nga có khối lượng chiến đấu nhỏ [45 tấn] nên cơ động, giáp tốt. Tổng thể tích trong xe 11 mét khối phần trên tròn đều, giảm diện tích mặt ngoài nên tăng được dộ dầy. Kỹ thuật phát triển làm kiểu xe này rất có tương lai do thu bé máy móc. Vũ khí phụ [chống bộ binh, máy bay...] đặt ngoài giáp được điều khiển điện tử từ trong xe cộng với khả năng quan sát cho phép xe an toàn, độc lập trong điều kiện phức tạp.

Kiểu xe Đức.

Xe Leopard 2A6[Đức]

Xe tăng thiết kế bố trí kiểu Leopard-2 xuất phát từ xe Tiger hồi Thế chiến 2. Xe tăng đặt buồng đạn sau tháp pháo, chỗ ngồi tổ chiến đấu cao so với thân xe. Diện tích ngoài xe lớn nhưng thể tích thân lớn, cho phép mang động cơ khỏe. Điều này cho phép xe có giáp rất dầy. Các xe này chậm chạp hơn loại xe Nga, nhưng mang được nhiều đạn hơn. Do diện tích giáp lớn nên nhiều chỗ giáp xe không tốt như hai bên, ổ đỡ tháp pháo và phía sau xe, điều này làm giảm khả năng sống sót trong những trận hỗn chiến phức tạp, nhất là có nhiều bộ binh tham gia trong địa hình rắc rối. Thuận lợi lớn của xe này là đa năng, làm được nhiều việc, do trọng tải lớn mang được nhiều vũ khí, khí tài, điều này trong nhiều trường hợp giảm nhiều số xe phải tham chiến trực tiếp.

Tuy số lượng không nhiều nhưng số loại xe kiểu Đức rất lớn. M1A1, M1A2 Mỹ, Merkava-IV Israel và một số loại xe các nước khác kiểu này. Người Nga đưa ra kiểu T-2000 giáp phần trước Nga nhưng cũng dùng buồng đạn sau, hy vọng xuất khẩu được cho những nước dùng đạn liều liền, súng xe Leopard.

Vai trò của vũ khí chính xác tầm xa.

Trên kia có ý kiến xe tăng sợ máy bay là không đúng. Trong Thế chiến 2, máy bay rất ít khả năng diệt được xe tăng. Máy bay không trang bị được đại bác bắn đạn xuyên hạng nặng, còn tên lửa không điều khiển và bom có độ chính xác rất thấp. Ngày nay, khi máy bay được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển thì bay mới gây thương vong đáng kể được cho xe tăng. Do đó, xuất hiện các máy bay trực thăng vũ trang như AH-64 Apache hoặc KA-50, Mi-35. Máy bay phản lực chống tăng như A-10, SU-25. Tuy nhiên, lúc này, hệ thống điện tử của xe tăng cũng hoàn thiện để chống lại máy bay và tên lửa chống tăng có điều khiển. Nhưng ngày nay, xe tăng, máy bay hay bất cứ binh chủng nào cũng không còn là quyết định độc nhất của chiến trường nữa.

Mi-28 bắn đạn chống tăng có điều khiển vào BMP của ISIS tại Palmyra 2016

Tên lửa chống tăng có điều khiển mở ra một khả năng mới, hiện nay nó là thứ vũ khí đưa tầm bắn đạn diệt tăng hạng nặng của xe tăng và các xe cơ giới khác lên 4-5km. Đặc biệt, những tên lửa dùng cho bộ binh vác vai hoặc đặt trên giá nhẹ cũng bắn được nhiều km. Hiện tại, phổ biến sử dụng những tên lửa được điều khiển trực tiếp từ nơi bắn hoặc gián tiếp, qua con người hoặc chí ít phát hiện mục tiêu bằng con người. Nhưng đã xuất hiện một số tên lửa tự tìm mục tiêu ở Nga, Đức. Điều này cho phép các giàn pháo bắn tăng với tốc độ rất cao từ hàng chục km.

Tên lửa chống tăng có điều khiển được người Việt Nam vinh dự sử dụng lần đầu tiên trên thế giới. Đó là Quảng Trị, cuối năm 1972, đầu 1973. Người Việt Nam cũng thể hiện tên lửa chống tăng không điều khiển là vũ khí diệt nhiều xe tăng nhất sau thế chiến 2, buộc các cường quốc kinh tế-kỹ thuật phải thay đổi phương hướng thiết kế và sử dụng các loại xe bọc thép.

ERA, vỏ phản ứng nổ. Chống đạn lõm.

ERA và các phương tiện chiến đấu khác trên T-90, cuối những năm 1990.

ERA là các liều nổ lõm xếp ngoài giáp, khi đạn bắn vào nó, sức nổ đẩy ra một luồng mang năng lượng cao. Các đầu đạn lõm 1 tầng gần như mất sức xuyên khi gặpERA. Đạn KE bị đẩy nghiêng đi, do đó, ERA hiện đại như Contact-V của Nga đặt xa giáp để độ nghiêng thanh xuyên tăng lên, tăng khả năng đạn thanh xuyên gẫy phân tán năng lượng. ERA ngày nay tăng cường tính năng chống đạn HEAT và cả đạn APDS bằng phối hợp với giáp liên hợp và điểm hỏa điện tử. ERA đặt ngoài giáp liên hợp, luồng tấn công nào đi được qua ERA cũng đã bị lệch hướng, tiếp tục bị giáp liên hợp làm phân tán. ERA Nga không sử dụng luồng khí nữa mà bắn đi đạn là tấmkim loại chắc, đập vào luồng tấn công, đẩy luồng mạnh như APDS nghiêng di đến vài chục độ. ERA kết hợp này điểm hỏa điện tử, có giáp phụ che chắn.

Giáp phản ứng nổ Kontakt-5 của Nga

Nhược diểm lớn nhất của ERA là khi một điểm nào đó trúng đạn APDS, mảnh văng có thể kích nổ ERA ngoài ý muốn. Trong chiến thuật, ERA gây khó khăn khi bố trí bộ binh đi cùng xe.

Một số nước khi chưa kịp phát triển đạn lõm sử dụng gốm đặc biệt chế thành các hộp rỗng. Hộp này kích nổ đạn sớm, phân tán luồng khí nóng, nhưng hiệu quả rất thấp [Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển]. Nước Anh sử dụng kết hợp các chức năng gốm chịu nhiệt và giáp liên hợp trong loại giáp họ đặt tên Chobham. Kết cấu này mang tên phòng thí nghiệm sinh ra nó, rất bền cơ học, chịu nhiệt, nhưng không kết hợp chức năng tấm đẩy bắn từ ERA.

APS, hệ thống phòng thủ tích cực.

Video giới thiệu các thành phần và bắn thử hệ thống phòng thủ tích cực Arena

APS là hệ thống phòng thủ tích cực. Đây là hệ thống phòng không cực nhỏ và nhậy. Nó dùng laser, hoặc hồng ngoại, radar phát hiện và tính toán đường đi của đạn bắn tới. Sau đó hệ thống này bắn hỏng đầu đạn trước khi chạm xe tăng. APS chủ yếu dùng để chống tên lửa chống tăng, có tốc độ thấp. Tuy nhiên, thế hệ Arena-E bắn chặn tên lửa 700met/s, nhịp độ 0,2s-0,4s. Các APS hiẹn đại hạn chế ảnh hưởng quân ta quanh xe.

APS là một trong những đỉnh cao của kỹ thuật xe tăng. Chỉ rất ít nước có những thành công hướng này.

Tàng hình, gây nhiễu.

Xe T-80 tạo màn khói

Nòng xe được lắp gốm chống phát xạ hồng ngoại cùng hệ thống tản nhiệt động cơ, giảm khả năng địch phát hiện-bám bằng hồng ngoại chói, hồng ngoại đo nhiệt độ, hồng ngoại định tâm. Để chống lại các tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM xe tăng ngày nay có "Hệ thống gây nhiễu" bao gồm các súng khói, máy gây nhiễu hồng ngoại, máy gây nhiễu laser. Hệ thống Shtora trang bị trên các xe T-80 phát hiện và phân tích tên lửa bắn tới, phát hiện tín hiệu dẫn bắn laser. Khói trùm kín xe, mục tiêu giả laser và hồng ngoại được các đèn chiếu tạo ra cùng pháo sáng cực mạnh ngay lập tức gâu nhiễu các phương tiện dẫn bắn cùng mắt xạ thủ đối phương. Xe tăng thử nghiệm T-95 có vỏ tàng hình bằng công nghệ hấp thụ đối phó với việc sử dụng radar trong quan sát, dẫn bắn.

Tàng hình, gây nhiễu dược thiết kế như một thành phần của hệ thống phòng thủ tích cực APS. Súng khói tạo ra khói bằng phun khói, bắn đạn chứa thuốc tạo khói [cách này ngay lập tức tạo dược màn khói rộng bằng giàn súng nhiều nòng]. Một số xe đốt nhiên liệu tạo ra khói, màn khói tồn tại lâu.

EMPS, Chống mìn.

Cày mìn loại KMT-6

Mìn diệt tăng được kích nổ bằng động lực [gạt, đè, chấn động] và điện từ. Để chống mìn động lực, xe tăng trang bị các "cày mìn sâu" là các lưỡi cày và bánh xe ép phía trước. Để chống mìn điện từ, tăng sử dụng hệ thống bảo vệ điện từ ElectroMagnetic Protection System [EMPS].

Hóa học. Sinh học.

Những xe tăng hiện đại như Leopard 2A5, T-90 đều cơ bộ lọc không khí và điều hòa nhiệt độ để chiến đấu trong điều kiện cuộc chiến tranh hóa học. Tuy nhiên, hiện nay chỉ xe T-80, T-90 đầy dủ các thiết bị diều khiển từ xa, hệ thống cảm biến, tự động chiến đấu để đảm bảo trong môi trường độc hại [toàn bộ công tác tổ lái nằm trong giáp].

Hệ thống dập lửa, bảo vệ tổ lái.

Trước dây, Mekava và M1A1 sử dụng hệ thống bảo vệ tổ lái hữu hiệu, giảm thương vong khi xe trúng đạn thủng giáp. Hệ thống gồm một giáp phụ bên trong giáp chính, bao bọc tổ lái. Hệ thống dập lửa tự động mạnh và nhậy làm việc giữa giáp vỏ tổ lái và giáp chính. Hệ thống dập được những đám cháy nhỏ trong xe, giảm tốc độ cháy nổ xe khi xe bị phá hủy. Hiện tại, T-80 và T-90 cũng được trang hệ thống bảo vệ tổ lái này. Các xe T-80, T-90 tổ lái ngồi cụm gần nhau nên dễ thực hiện vỏ bảo vệ. Trong cuộc chiến tranh kéo dài, hệ thống này tỏ ra rất có giá trị, nó bảo toàn những chiến sĩ kinh qua chiến đấu giàu kinh nghiệm.

Di chuyển dưới nước.

Xe tăng T-80 90 vượt sông bằng ống thở

Không xe tăng MBT nào có thể tự nổi tên mặt nước. Các xe gàn giống xe tăng nhưng có thẻ nôit bơi lội được gọi là "xe tăng lội nước", trước đây còn gọi là "tăng bơi", ví dụ xe "PT-76". Các MBT vượt sông bằng cách lặn, "thở" qua nòng hoặc một ống thở lắp thêm. Xe Leopard 2A5 dùng một ống thở rộng, chụp vào cửa ra phía trên trưởng xe, nhờ đó cả tổ lái thoát hiểm được qua ống thở. T-80 và T-90 dùng ống nhỏ, không kiêm chức năng thoát hiểm tổ lái, hai xe này ở độ sâu thấp [ngập tháp pháo 1 mét] không cần lắp ống thở, dùng nòng.

Hệ động lực ngày nay

Hệ động lực được hoàn thiện thời những năn 1960, nay vẫn được chau chuốt.

Giảm xóc treo trên từng bánh xe đảm bảo thân xe chạy êm tốc độ cao trên 50km/h điều kiện không có đường xá của chiến trường. Hệ thống ổn định điện tử đảm bảo ngắm bắn chính xác trong điều kiện di chuyển đó. Các thiết bị điện tử đặc biệt như đèn laser có riêng hệ ổn định đảm bảo chính xác. T-80 mỗi bánh xe có hai tầng giảm chấn thủy lực lồng nhau. Xu hướng giảm chấn chủ động đang được phát triển.

Đến những năm 1980, nhiều nước chuyển sang dùng động cơ turbine cho công suất cao. Tuy nhiên, gần đây ít những trận đấu tăng, mà chủ yếu xe tăng dùng chống du kích. Động cơ turbine khi làm việc công suất thấp rất tốn nhiên liệu, nên các động cơ diesel vẫn là động cơ ưa chuộng, dùng được nhiều loại nhiên liệu trên một động cơ. Ngày nay, nhiều xe tăng đã áp dụng động cơ turbo truyền động điều khiển được và bơm nhiên liệu điều khiển được. Ở loại động cơ này, năng lượng thừa từ xy-lanh tiếp tục đẩy turbine chạy, turbine này được dùng nén khí đầu vào. Năng lượng truyền giữa turbine, máy nén đầu vào, trục chính và lượng nhiên liệu được điều khiển điện tử. Loại động cơ này có kích thước nhỏ mà vẫn chạy ưu việt trong được dải công suất rộng.

xe T-80U

Xe tăng T-80 được thiết kế để chiếm ưu thế trong các trận đấu tăng kiểu Prokhorovka. Xe có hệ thống nạp đạn tự động băng tròn, làm giảm thể tích trong và chiều cao. Diện tích mục tiêu phía trước xe nhỏ, do đó, giáp xe rất dầy mà xe nhẹ. Xe T-80 ban đầu nặng 42,5 tấn, động cơ turbine 1000HP. Xe T-80U có động cơ turbine 1250HP, xe nặng gần 46 tấn. Mỗi giảm xóc gồm hai ống thủy lực lồng nhau có van giảm tiết lưu một chiều. Xe được gọi là xe tăng bay, xe cơ động nhất trong các tăng hiện đại, với tốc độ chiến đấu 70km/h. Thân xe này trở thành kiểu mẫu cho các tăng Nga sau này.

Biên chế

Biên chế của xe tăng ngày nay gồm nhóm chiến đấu chính, lái xe và cảnh giới. Trước đây nhóm chiến đấu chính gồm trưởng xe, xạ thủ, nạp đạn. Ngoài ra, trước đây còn thêm nhân viên thông tin [kiêm cảnh giới, tổng 5 người trên xe]. Ngày nay, với các xe tăng hiện đại hóa cao, toàn bộ hoạt động đối kháng-thông tin do trưởng xe làm, xe còn 3 người. Xe tăng hiện đại Nga dành một chỗ cho sỹ quan làm nhiệm vụ riêng, như chỉ huy đội xe hay nhân viên kỹ thuật sử dụng khí tài trang bị thêm. Xe T-80, T-90 có 3 nhân vien, nhóm chiến đấu chính do trưởng xe kiêm nhiệm. Xe M1 có 4 nhân viên vì nạp đạn thủ công, thiếu cảnh giới [lái xe, trưởng xe, nạp đạn, xạ thủ].

Xe merkava bị phá hủy

Ngày nay, vai trò của xe tăng được đặt nhiều dấu hỏi, quan trọng nhất do xuất hiện của tên lửa có điều khiển. Trước đây, chỉ đại bác hạng nặng nòng dài mới diệt được tăng. Nhưng này nay, tên lửa có điều khiển có thể đặt trên máy bay, trong trang bị của bộ binh, vác vai cá nhân. Máy bay thì cơ động hơn, còn bộ binh thì phục kích tốt hơn. Tên lửa có điều khiển gần đây còn có thể bắn từ đại bác tầm xa hay giàn phóng nhiều nòng tầm xa. Trong cuộc chiến Iraq, xe tăng vẫn là lực lượng xung kích chính. Gần đây có hiện tượng là xung đột Israel-Hezzbola năm 2006, Hezzbola không có vũ khí hiện đại tên lửa có điều khiển, nhưng họ sử dụng các tên lửa không điều khiển sức xuyên mạnh hiện đại. Israel thiệt hại số lượng lớn xe tăng và thực tế, đã thất bại trong xung đột này. Rõ ràng, việc khống chế chiến trường ngày nay phức tạp hơn bội phần, nhưng xe tăng vẫn là lực lượng quyết định thăng bại của cuộc chiến. Người ta không đổi xe tăng lấy vũ khí khác, mà chỉ hoàn thiện các phương pháp chiến đấu của nó.

Chính xác về vai trò và chiến thuật ngày nay.

Hồi Thế chiến 2, xe tăng đã gây nhiều bất ngờ. Bất ngờ lớn nhất là cả châu Âu bị xe tăng Đức nghiền nát. Những bất ngờ lớn nhất do tốc độ, khả năng tấn công của xe tăng diễn ra trước khi Nga tham chiến. Trong chiến tranh Vệ Quốc, xuất hiện những nhược điểm lớn của xe tăng. Một là, nó không thể tấn công thọc sâu mà không đi kèm bộ binh. Hai là, xe tăng ngốn hậu cần quá lớn, mỗi ngày nó cần nhiều tấn. Điều dó làm các đạo quân suy yếu chỉ sau 1-2 ngày bị cắt khỏi hậu phương, những trận đánh bao vây và phá vây của chiến tranh Vệ Quốc rất khốc liệt. Nhược điểm lớn nhất của xe tăng là không thể hỗ trợ mạnh mẽ bộ binh ở tầm rất ngắn bằng đạn nhỏ như súng máy các cỡ, không thể mang nhiều đạn trái phá lớn như pháo. Do đó, một tổ bộ binh nên kia hào chẳng hạn, gây nguy hiểm rất lớn cho xe tăng.

Trong quan niệm hiện đại. Xe tăng chỉ dùng để khắc chế các xe quân sự khác. Lực lượng tấn công chính là bộ binh và pháo binh. Khi xuất hiện nững vũ khí diệt xe quân sự mới, như tên lửa chống tăng có điều khiển, vai trò của xe tăng được đem ra tranh cãi. Những bài học từ lúc mới có xe tăng hiện nay vẫn được các lực lượng thực hành. Israel thất bại trong xung đột tháng 6-2006 do quá chủ quan với giáp liên hợp của họ, đặt xe tăng chiến đấu với bộ binh tránh xa bộ binh ta đi kèm. Xe tăng thích hợp nhất vẫn dành cho những trận đấu tăng, tuy nhiên, ngày nay ít có những trận chiến như vậy.

Đặc diểm cơ bản trong chiến thuật sử dụng xe tăng là bố trí xe tăng ở tiền duyên, không thể riêng tăng đi quá sâu vào tuyến địch và nếu ở sâu phía ta thì ít tác dụng. Khi đi sâu vào đất địch, phải đi kèm bộ binh và các binh chủng khác. Chiến thuật sử dụng xe tăng cũng gắn với việc tổ chức hậu cần và phòng thủ tuyến hậu cần. Có như thế mới tận dụng sức cơ dộng của xe tăng, nhanh chóng chiếm cơ hội.

Vì súng vẫn là hệ thống chiến đấu phổ biến trên bộ, nên xe tăng vẫn là lực lượng chiến đấu nòng cốt của lục quân. Tuy ngày càng có nhiều hệ thống chống tăng dựa trên tên lửa chống tăng có điều khiển, tăng vẫn làm lực lượng quyết định trên bộ. Để đối phó với các hệ thống tên lửa, xe tăng cần được nghiên cứu phát triển liên tục.

 Các dòng xe tăng

Nga và Đức là hai nước đã đặt ra yêu cầu có xe tăng đúng nghĩa sau chiến tranh Tây Ban Nha. Hai nước đã sản xuất một số lượng lớn xe tăng, thử nghiệm các tính năng của chúng và sử dụng xe tăng với quy mô khổng lồ. Họ có quá nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế, sản xuất, sử dụng cấp chiến sỹ và cấp tướng lĩnh, chiến lược phát triển xe tăng và các vũ khí lục quân khác. Hai nước cũng có truyền thốngquân sự huy hoàng, lâu đời với chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc toàn dân. Nòng cốt nhân sự Quân đội đều là hệ thống sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp được đào tạo kỹ càng và xã hội coi trọng. Ngày nay, hai nước này vẫn hoàn thiện những xe tăng họ đã chế tạo hồi Thế chiến 2. Đây là hai dòng tăng tốt nhất thế giới hiện nay. Các dòng xe tăng khác đều có cốt lõi là hai dòng xe này.

Bài liên quan: Nói thêm về các dòng xe tăng

Khác biệt cơ bản giữa xe tăng với pháo tự hành chống tăng

Ý kiến cho rằng, phân biệt "pháo tự hành không có tháp pháo quay" nên khác xe tăng là sai. Một số loại pháo tự hành chống tăng và pháo tự hành khác cũng có tháp pháo quay được. "Xe diệt tăng"-"tank destroyer", còn được gọi là "pháo tự hành chống tăng", "xe khu trục"... hồi thế chiến 2 là một loại "pháo tự hành lắp nòng dài", chứ không cứ là "không có tháp pháo quay". ZIS-30 Liên Xô [cũ] hồi thế chiến 2không có tháp pháo, đúng hơn là tháp pháo chỉ có vách chắn trước, như một khẩu pháo thường đặt trên xe xích, nhưng quay được. M-10 của Anh hồi đó nếu như định nghĩa trên của người viết thì là xe tăng, nó đầy đủ tháp pháo bọc thép quay, nhưng M-10 vẫn là "tank destroyer". Ngày nay, nhiều pháo tự hành tấn công có tháp pháo quay được 360 độ có ổn định tầm hướng lắp pháo nòng dài, như khẩu PzH 2000. Các xe diệt tăng có thể không có tháp pháo, chỉ có giá súng nhưng quay được 360 độ như các xe bắn tên lửa chống tăng hiện đại. Ngược lại, ngày nay có xe tăng chỉ có giá súng đúng nghĩa, không có tháp pháo có người, ví dụ như T-95 Nga hiện nay. Stridsvagn 103 là xe tăng chủ lực [MBT] của Thụy Điển, hoàn toàn không có tháp pháo quay. Các xe trong "đội quân tiến công thọc sâu" của "binh chủng hợp thành" dưới đây đều là xe có tháp pháo lớn, nâng hạ quay tốt, diệt tăng cũng được.

Trong thế chiến 2, xuất hiện nhiều "Xe diệt tăng"-"tank destroyer" do khả năng sản xuất trong chiến tranh hạn chế, xe này rẻ hơn nhiều tăng. Ngày nay, các "tank destroyer" thế hệ mới xuất hiện rất nhiều, mang tên lửa chống tăng có điều khiển và hệ thống chiến đấu đi kèm chúng. Người ta chế tạo nhiều không phải mục đích rẻ như hồi thế chiến, mà do những đặc điểm khác biệt của tên lửa chống tăng có điều khiển và pháo chống tăng.

Tên xe tăng xuất phát từ việc ngụy trang các toa xe chở tăng.

Một số người tin rằng tên tăng do những thùng ngụy trang xe trên đường vận chuyển hồi Thế Chiến 1.

Xe tăng không phải có tên ngụy trang là tăng [tank, xuất xứ ban đầu nghĩa là thùng], mà những xe đầu tiên trông như một con thuyền lộn ngược, đúng nghĩa tăng của nó [tank=thùng sắt, tầu thủy...]. Sau này, người ta mới cải tiến xe tăng như ngày nay. Xe chiến nói chung đã có mặt từ lâu trên chiến trường. Những xe cơ giới vũ trang đầu tiên xuất hiện khoảng đầu thế chiến 1. Một trong những chiếc xe bọc thép cơ giới đầu tiên là "Tzar-tank" do người Nga sản xuất. Xe có một nồi hơi của đầu kéo tầu hỏa và tháp pháo có nhiều lỗ châu mai, 2 súng máy 7,92mm, nặng 40 tấn. Từ đó đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2 có rất nhiều kiểu xe bọc thép khác nhau được chế tạo. Thời đó, người ta gọi tất cả những xe cơ giới bọc thép là xe tăng [tank].

Pháo phòng không Flak 88mm kiểu 1937, tỷ lệ chièu dài nòng cal=56. Sau này nòng đặt trên xe tăng Đức.

Xe tăng Panzer-IV đầu chiến tranh. Pháo KwK 40 CaL=48.

M3A3 [Stuart V]. Súng 37mm cal 53,5. Súng nòng dài nhưng quá nhỏ.

Xe tăng ra đời từ trước Thế chiến 1.

Từ "xe tăng" đúng nghĩa hiện đại ra đời sau chiến tranh Tây Ban Nha, nhưng chỉ sau những trận đánh đầu tiên của Thế chiến 2chúng mới được các nhà quân sự là lãnh đạo chính trị chú ý cải tiến và sản xuất số lượng lớn. Ví dụ như chiếc T-34 nổi tiếng. Mẫu xe A-20, tiền thân của T-34 được một nhà thiết kế vẽ tại Kharcov năm 1937. Nhưng tốc độ nghiên cứu thử nghiệm rất chậm, chỉ đến năm 1941 nó mới được sản xuất với số lượng gần 3000 chiếc [tuy nhiên, lúc chiến tranh xảy ra rất ít xe chạy được]. Xe này được thiết kế song song với Panzer-IV của Đức. Trước thời kỳ này, người ta phổ biến chế tạo những xe cơ giới trợ lực bộ binh trên chiến trường. Các xe lúc đó mang nhiều súng, giáp mỏng, súng nòng ngắn và cỡ nòng nhỏ, mục tiêu bắn làbộ binh. Cũng có một số xe khác xe tăng ngày nay ở thái cực khác. Ví dụ, KV-1 [năm 1939] được coi là xe tăng lừng danh đầu chiến tranh, nó có giáp rất dầy, pháo cỡ nòng lớn nhưng nòng ngắn. KV-1 tốt nhưng quá tốn thép so với hiệu quả, nó đóng vai trò to lớn đầu chiến tranh, hậu duệ của nó chính là dòng IS. Sự xuất hiện của nhiều loại xe cơ giới bọc thép dẫn đến yêu cầu tiêu diệt chúng, xe để làm nhiệm vụ đó chính là xe tăng. Như vậy, xe tăng là vũ khí diệt xe bọc thép, và yêu cầu cao nhất với xe tăng là chiến đấu đối địch loại xe bọc thép sát thủ, chính là nhiệm vụ đấu tăng. Trong thế chiến 2, xe bọc thép các loại quyết định chiến trường, mà số phận của chúng được quyết định bởi xe tăng, vậy nên thế chiến 2 được quyết định bởi xe tăng, bởi các trận đấu tăng. Trận đấu xe tăng Prokhorovka ngày 12-7-1943 là trận đánh quyết định của chiến dịch Kursk, chiến dịch bản lề của chiến tranh.

Đầu thế chiến 2, khi quan niệm về xe tăng đúng nghĩa hình thành nhanh chóng, người ta chưa có nhiều súng lớn nòng dài và đạn cho chúng. Các xe tăng mạnh củaLiên Xô và Đức lúc đó cải tiến những súng phòng không cho lên tăng, đó là những khẩu súng có tỷ lệ chiều dài/cỡ nòng [cal] từ gần 50 đến 70. Ví dụ như các khẩu Pak 88mm [Cal=56, còn gọi Pak 37 L56] phòng không sau đặt trên trên Panzer V. Các súng 57mm, 76mm, 85mm trên các loại T-34. Còn trước đó, ví dụ như KV 152mm, xe tăng giáp rất tốt, mang đại bác lớn nhưng nòng ngắn, hạn chế khả năng diệt tăng địch. Đầu thế chiến 2, một số xe T-34 mang pháo 76mm L-11 Cal=31, sau đổi lấy pháoF-34 CaL=42. Khi chưa có F-34, một số xe đầu chiến tranh Vệ Quốc mang pháo 57mm ZiS-2 57mm CaL=71 [có lẽ là pháo dài nhất trong các loại pháo tăng].

"Một số nước như Pháp, Liên Xô coi trọng chức năng trợ chiến cho bộ binh nên chế tạo một số loại xe vỏ thép rất nặng, hỏa lực rất mạnh, cơ động rất kém..."

Khi Chiến tranh thế giới 2 xảy ra, chỉ có Liên Xô và Đức sở hữu những chiếc xe tăng: T-34, KV, Panzer-III và Panzer-IV. Lúc này, người Đức đã sản xuất ổn định và sử dụng thành thạo xe tăng, còn người Ngathì vẫn cãi cọ về vai trò của cơ giới. Xe tăng KV-1 76mm có giáp tốt nhưng cơ động kém và quá tốn thép. Trong giai đoạn đầu chiến tranh thế giới 2, người Đức không có xe nào bắn thủng được KV, chỉ có thể tập trung bắn làm choáng tổ lái bên trong. Lúc này, người Đức chỉ có thể bắn hỏng được KV bằng súng phòng không Pak 88mm, điều này thúc đẩy việc cải tiến súng này đặt trên tăng cùng với chế tạo Tiger. Cũng giai đoạn đầu chiến tranh, khi Hồng Quân rút lui khắp các mặt trận thì T-34 lội ngược dòng, gây những tổn thất lớn cho quân Đức, như trận đánh bắt sống 400 xe quân sự Đức.

Panzer-IV và T-34 chứng minh xe tăng phải như thế nào. Lúc này, những nước Anh, Mỹ mới vội vàng thiết kế xe tăng đầu tiên của họ. Một thử nghiệm nữa như chiếc T-95 Mỹ mang pháo 105mm nòng dài, bốn xích, nặng 95 tấn, giáp dầy 300mm. Xe cơ động rất kém, chứng tỏ nhược điểm trong chiến tranh, sau này được dùng như pháo tự hành với tên T-28.

"Xe Renault FT17 đã có bố trí cấu tạo về cơ bản rất giống với xe tăng ngày nay với tháp pháo có thể quay nhanh và nâng hạ góc bắn..."

Xe T-35 [năm 1933-1939 Liên Xô sản xuất 61 chiếc] có số lượng rất ít ỏi, là một thử nghiệm của xe bọc thép hỗ trợ bộ binh, xe lớn nhiều tháp pháo súng nhỏ, xe này như dòng C2 Pháp.

Ngày nay, người Pháp thường tự hào rằng trước chiến tranh thế giới 2 họ là nước sản xuất xe tăng thứ 2 thế giới sau Liên Xô. Nhưng thực tế, họ không hề sản xuất được chiếc tăng nào lúc đó. R-35 là những xe mang súng 37mm nòng ngắn của họ liệu hơn gì lựu đạn cầm tay. [Gọi là súng cối 37mm cũng được vì cal=21]. AMC-35 mang súng 40mm cal 32, mạnh hơn tí, là "xe tăng" chủ lực của Pháp trước chiến tranh thế giới 2. Churchill-III nặng 40 tấn nhưng chỉ mang được pháo tối đa 57mm nòng dài, là xe tăng đầu tiên của người Anh mãi trong chiến tranh thế giới 2 mới có, ngay cả lúc đầu Churchill-III mang pháo 75mm nòng ngắn cũng khó mà chiến đấu, xếp loại pháo tự hành tấn công. Churchill-I và Churchill-II cũng mang pháo 40mm. Xe M3-Lee M3A3 và M3A5 thực ra là pháo tự hành tấn công 75mm nòng ngắn. Đến M4 mới là tăng hạng trung. M3 General Stuart mang pháo nòng dài, có hình dáng giống xe tăng, nhưng cỡ nòng quá nhỏ 37mm.

Xe Renault FT17 hay AMC-35 không phải là một xe tăng đúng, nó chỉ là một mô hình vô dụng của xe tăng do súng quá nhỏ, thiết kế hoàn toàn trái ngược với yêu cầu đấu tăng. Coi xe như vậy là xe tăng dẫn đến thất bại nhanh chóng của Pháp và Ba Lan trong chiến tranh thế giới 2. Súng của nó chỉ đủ sức diệt bộ binh, vô ích với nhiệm vụ bắn đạn xuyên vỏ xe tăng đúng nghĩa. Các nước phát triển khác như Mỹ,Anh cũng có quan điểm sai như vậy. Nhiều xe họ sản xuất rất nặng nhưng lại mang súng nòng ngắn, hoàn toàn không có xe măng súng nòng dài bắn đạn xuyên.

Ý kiến sai cho rằng: "Xe tăng dể tấn công thọc sâu..."

Xe tăng [tank], IFV, pháo tự hành tấn công...hợp thành đội quân tấn công, thọc sâu. Như vậy, nhiệm vụ chính của tăng không phải là nhiệm vụ tấn công thọc sâu, mà chỉ bảo vệ cho những xe khác làm nhiệm vụ đó, hoặc đối đầu với nhiệm vụ đó, chặn địch. Nhiệm vụ tấn công cơ bản được thực hiện bởi bộ binh. Tấn công thọc sâu được thực hiện bởi bộ binh cơ giới [đi trên xe IFV]. Đội quân tấn công này xẽ bị xe tăng đối phương đánh chặn, cần những xe tăng quân ta đi kèm làm nhiệm vụ vệ sĩ. Đội quân này cũng cần pháo tự hành tấn công đi cùng để đánh chiếm công sự. Đôi khi, xe tăng cũng làm được nhiệm vụ của pháo tự hành tấn công và hỗ trợ bộ binh như IFV, nhưng không phải mặt mạnh của tăng là vậy. Đội quân cơ động thọc sâu này gọi là "binh chủng hợp thành", nòng cốt của lục quân hiện đại.

Thói quen dùng "Thiết Giáp" trong Tiếng Việt.

Tuy nhiên, nhiều người Việt nhầm vì trong tiếng Việt, từ Hán-Việt "Thiết Giáp" dùng chỉ xe tăng. Nhưng từ "Xe Bọc Thép" thường lại dùng để chỉ IFV bởi cách nói chuyện thường, chỉ chung các xe có giáp trong văn viết. Mặc dù, về ngôn ngữ cổ, diễn Hán-Nôm thì "Thiết Giáp"="Bọc Thép".

Thiết giáp tức là giáp tốt, giáp ngày xưa không làm bằng thép, mà loại giáp nào tốt thì gọi là thiết giáp. Đồ gì mặc giáp nhưng chưa chắc đã tốt gọi là trang giáp. Trang giáp hạm là tầu chiến giáp mỏng, còn thiết giáp hạm là các battle ship, loại tầu có giáp dầy nhất. M113 gọi là thiết giáp vì thời kỳ chữ dài thay chữ vuông, nếu có ai bảo là xe ấy giáp nhôm, không phải thiết giáp, thì người khác nói là xe ấy thiết trí giáp, thiết không phải là thép, mà là dùng giáp. Nói chung , xuất phát là sai, nhưng theo truyền thống.

Cũng từ những cái sai truyền thống, cố gắng sai ít đi, các nước chữ vuông cũ đều dùng binh chủng thiết giáp lái xe tăng. Tầu Nhật không viết được phiên âm chữ tank là tăng như ta, thì gọi là thản khắc. 99式主战坦克 = type 99= cửu cửu thức chủ chiến thản khắc. Thản khắc là phiên âm Bắc Kinh cũ từ tank, thản là tan, khắc là k, cũng như ta phiên âm tank là tăng.[9]

Ý kiến sai: "Sau Chiến tranh thế giới 2 các loại xe tăng hạng nặng cũng tuyệt chủng..."

Coi các xe tăng hạng nặng như IS-2, Tiger-2 sau chiến tranh tuyệt chủng là hoàn toàn sai lầm. IS-2 sau này trở thành kiểu mẫu của xe tăng hiện đại, rất giống nhiều loại xe tăng của Nga [Liên Xô cũ] hay Mỹ. Còn Panzer-VI hay là Tiger-2 có hậu duệ là những xe Leopard, chuyển từ hạng trung sang hạng nặng lúc Panzer-IV chuyển thành Panzer-V. Sau thế chiến 2, trình độ kỹ thuật không cho phép chế tạo được nhiều xe tăng nặng có hệ truyền động tin cậy. Cộng thêm cầu cống đường phà phổ biến không cho phép các xe 50 tấn di chuyển dễ dàng. Vì vậy, cũng như trong thế chiến 2, người ta chế tạo hai loại xe tăng phổ biến là xe hạng trung và xe hạng nặng. Xe hạng nặng vì các lý do trên có số lượng ít hơn, mặc dù sức chiến đấu cao và khả năng sản xuất khá thoải mái. Xe tăng hạng nặng Nga bắt đầu là KV-1, sau đổi tên thành dòng IS được cải tiến đến đời cuối là T-10 [còn gọi IS-10], xe T-34 Nga được cải tiến đến T-55. Sau đó, hai dòng T-62 và T-64 Nga đã có kích thước như nhau, chúng hòa nhập làm 1 thành MBT [Main Battle Tank-xe tăng chiến đấu chủ lực]. Nhình chung, MBT ngày nay có kích thước của tăng hạng nặng hồi sau thế chiến 2, nếu nói một trong hai loại tuyệt chủng, thì phải nói tăng hạng trung mới đúng, còn các MBT ngày nay là hậu duệ của tăng hạng nặng.

Tham khảo

Các bài viết của Huy Phúc[đang thu thập] Quân sự Khoa học quân sự Khí tài quân sự Khoa học kỹ thuật Điện hạt nhân Vũ trụ Xã hội Khoa học quản lý Ẩm thực Kinh tế Sự kiện
Binh chủng hợp thành,tàu đổ bộ tấn công,bom lượn,xe tăng
Vũ khí cá nhân[tiêu biểu AK-47, RPG-7/B-41, M-16], máy bay chiến đấu, đạn phòng không, đạn đối không,...
Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2, VVER, CANDU, Tai nạn hạt nhân Chernobyl
Tên lửa đẩy
Chủ nghĩa xã hội
Phở, cá cam, dầu ăn, trà lý Việt, ninh xương, mỡ tủy, gà tần, cá chép om dưa, cơm, muối,mắm tép, lươn om chuối, Cháo lươn Huế , Cháo lươn Nam Bộ , Cháo lươn Bắc bộ , Cháo lươn Nghệ An
Chứng khoán
Cá chết miền trung Việt Nam 2016

Video liên quan

Chủ Đề