Xin nghỉ việc phải báo trước bao lâu

Theo ông Nam tham khảo, trước đây Khoản 3 Điều 50 Mục 4 Chương III Bộ luật Lao động 2012 có quy định: "Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu".

Tuy nhiên, trong Bộ luật Lao động năm 2019, quy định này đã bị loại bỏ.

Ông Nam hỏi, việc công ty quy định muốn nghỉ việc phải báo trước ít nhất 60 ngày là đúng hay sai?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Trước đây, tại Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 [hiệu lực ngày 1/5/2013, hết hiệu lực ngày 1/1/2021] quy định: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

- Ít nhất 3 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Hiện nay, tại Khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 [hiệu lực ngày 1/1/2021] quy định: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, đ và g Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;

Như vậy, quy định về thời hạn báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại Bộ luật Lao động 2012 và Bộ luật Lao động 2019 đều là "ít nhất 45 ngày".

Nếu hợp đồng lao động không xác định thời hạn do công ty soạn thảo, ký với người lao động, có nội dung khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 60 ngày thì phần nội dung này vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 và Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Lao động 2019, phần nội dung hợp đồng vi phạm pháp luật thì vô hiệu phần đó, nếu không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau: Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật; hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

Ông Trần Nam cho rằng Bộ luật Lao động 2019 đã loại bỏ [không còn] quy định về hợp đồng lao động vô hiệu và xử lý hợp đồng lao động vô hiệu, nhận xét của ông Nam là không đúng thực tế nội dung của Bộ luật này. Đề nghị ông Nam cập nhật, tham khảo quy định về hợp đồng lao động vô hiệu tại Mục 4 [các Điều 49, 50, 51] của Bộ luật Lao động 2019 để rõ.

[Theo Chinhphu.vn]

Mục lục bài viết

  • 1. Thủ tục xin nghỉ việc theo quy định pháp luật ?
  • 2. Tự ý nghỉ việc khi đang thử việc sẽ chịu hậu quả gì ?
  • 3. Công ty không cho nghỉ việc kết hôn ?
  • 4. Hướng dẫn cách tính số ngày nghỉ khi người lao động tự ý nghỉ việc ?
  • 5. Làm sao để đòi lại quyền lợi sau khi nghỉ việc ?

1. Thủ tục xin nghỉ việc theo quy định pháp luật ?

Thưa Luật sư! luật sư có thể tư vấn giúp em thủ tục xin nghỉ việc ở công ty làm sao cho đúng quy định pháp Luật. Hiện tại em muốn nghỉ ở công ty của em đang làm vì hoàn cảnh gia đình nhưng em chưa biết phải làm thế nào, rất mong Luật sư tư vấn giúp ạ?

Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2019thì các trường hợp được chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Và người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao trong các trường hợp sau:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a] Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b] Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c] Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d] Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a] Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b] Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c] Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d] Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ] Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e] Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g] Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy theo quy định của pháp Luật thủ tục xin nghỉ việc gồm có như sau:

- Khi hợp đồng hết thời hạn, thuộc trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động được nghỉ việc, từ đó tiến hành thủ tục báo trước. Đối với hợp đồng không xác định thời hạn thì chỉ cần đảm bảo thời gian báo trước.

+ Báo trước ít nhất 03 ngày đối với hợp đồng dưới 12 tháng hoặc hợp đồng mùa vụ.

+ Báo trước ít nhất 30 ngày đối hợp đồng xác định thời hạn.

+ Báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.

Báo trước ở đây có thể làm bằng văn bản hoặc gửi bằng mail [đơn xin nghỉ nghỉ việc]

- Sau khi thông báo đủ thời hạn báo trước [trong thời hạn báo trước vẫn đi làm bình thường] thì bạn sẽ có quyết định nghỉ việc của công ty và được nhận lại sổ bảo hiểm, tiền lương theo đúng quy định của Pháp Luật [trong 7 ngày phải thanh toán đầy đủ tiền và sổ bảo hiểm, trường hợp đặc biệt không quá 30 ngày].

2. Tự ý nghỉ việc khi đang thử việc sẽ chịu hậu quả gì ?

Thưa Luật sư, Em hiện tại đang là giáo viên mầm non cho một trường tư thục tên Khải Trí ở Phú Quốc. Hiện e đang trong quá trình thử việc tháng thứ 2. Do áp lực công việc nên em đã nghỉ việc mà không báo trước. Vì thế nên nhà trường yêu cầu gặp em, nếu em không quay lại thì Hiệu trưởng sẽ làm đơn nộp lên phòng bộ Giáo dục tỉnh Kiên Giang để em không thể xin hay thi được vào bất kỳ trường nhà nước nào trong tỉnh Kiên Giang, đồng thời đánh vào hạnh kiểm của em là vi phạm đạo đức.

Kính mong Luật sư giải đáp giúp em. Em làm như vậy có đúng không? Em nên giải quyết như thế nào thì hợp lý?. Và nhà trường phê vào Hạnh kiểm của e như vậy là đúng hay sai? Cũng như vjệc không để em xin vào làm trường nhà nước trong tỉnh như vay có được không ạ?

Em thấy bức xúc lắm. Kính mong Luật sư giúp đỡ, em xin chân thành cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư trả lời:

Bộ luật lao động 2019 quy định về hợp đồng thử việc như sau:

"Điều 24. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng."

"Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu nội dung hợp đồng không quy định về điều khoản khi nghỉ việc phải báo trước thì bạn không cần phải báo trước và bồi thường.

3. Công ty không cho nghỉ việc kết hôn ?

Chào luật sư! Em có chút thắc mắc nhờ luật sư tư vấn giúp. Em hiện tại mới vô làm cho một công ty cổ phần, công ty có ký với em một hợp đồng lao động thời vụ có thời hạn 2,5 tháng, sắp tới em chuẩn bị kết hôn em có hỏi về chế độ nghỉ kết hôn thì được nhân sự bên công ty giải thích là HĐLĐ thời vụ thì không có nghỉ chế độ hôn nhân chỉ được nghỉ không lương thôi, nếu em nghỉ không lương thì sẽ bị hạ bậc thi đua và tiền thưởng trong tháng sẽ bị trừ hết.

Vậy cho em hỏi công ty giải thích như vậy có đúng hay không, nếu không đúng thì em nên xử lý như thế nào ? Còn một vấn đề nữa là khi ký HĐLĐ thì chỉ đề cập thời gian làm việc là 26 ngày công nhưng khi đi làm công ty yêu cầu em phải trực tự vệ thêm 7đêm/tháng và nói đó là quy định bắt buộc của công ty, vậy nếu em không đồng ý đi trực thì công ty có quyền sa thải em hay không? Nếu công ty chấm dứt HDLĐ thì em có quyền đòi bồi thường hợp đồng hay không?

Rất mong sự tư vấn hỗ trợ của luật sư. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

- Về vấn đề nghỉ việc khi kết hôn

"Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a] Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b] Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c] Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, tại Bộ luật Lao động hiện hành có quy định rằng khi kết hôn, người lao động sẽ được nghỉ việc 03 ngày vẫn được hưởng nguyên lương không phân biệt người lao động đang làm việc theo loại hợp đồng lao động nào. Chính vì vậy, phía công ty khi không cho bạn nghỉ mà vẫn hưởng nguyên lương khi kết hôn là trái với quy định của pháp luật. Bạn có thể phản ánh đến Công đoàn công ty, Hòa giải viên lao động hoặc làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp Quận/Huyện nơi công ty đặt trụ sở chính.

- Về sa thải / chấm dứt hợp đồng lao động

Về vấn đề công ty yêu cầu bạn làm thêm giờ, tại Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định như sau:

"Điều 107. Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a] Phải được sự đồng ý của người lao động;

b] Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c] Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a] Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b] Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c] Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d] Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ] Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Trường hợp của bạn làm thêm giờ theo sự chỉ định của công ty mà không thuộc những trường hợp làm thêm giờ đặc biệt nêu trên mà sa thải bạn là hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Cụ thể Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định những trường hợp được áp dụng hình thức sa thải như sau:

"Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

Trường hợp Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn do bạn không làm thêm giờ sẽ thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019:

"Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a] Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b] Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

c] Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d] Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ] Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e] Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g] Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a] Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b] Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c] Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d] Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động."

Khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với bạn, bạn có quyền yêu cầu công ty phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

"Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước."

4. Hướng dẫn cách tính số ngày nghỉ khi người lao động tự ý nghỉ việc ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi cách tính số ngày nghỉ khi 1 người LĐ nghỉ từ đầu tháng 10 đến tận 25 tháng 10 năm 2019 mới đi làm thì tính số ngày nghỉ là bao nhiêu ngày?

Cảm ơn các quý luật sư!

Luật sư tư vấn:

Trường hợp này để có thể tính số ngày nghỉ của người lao động bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế trong quy định về ngày nghỉ, ngày làm việc trong tuần của công ty bạn. Do bạn không nói rõ công ty bạn quy định những ngày nào là ngày nghỉ của công ty bạn cũng như ngày nào là ngày công ty bạn nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể chính xác cho bạn được người lao động này đã nghỉ việc bao nhiêu ngày. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 110 Bộ luật lao động năm 2019.

"Điều 110. Nghỉ hằng tuần

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Vậy nên trường hợp này số ngày nghỉ của người lao động được tính= Số ngày đã nghỉ [từ ngày 1/10/2015 đến ngày 25/11/2015] - Số ngày nghỉ theo quy định của công ty quy định trong nội quy lao động.Và trong trường hợp nghỉ việc này, nếu người lao động không tự ý nghỉ cộng dồn 05 ngày trong một tháng mà không có lý do chính đáng: đó là do thiên tai hỏa hoạn; bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạtđộng theo quy định của pháp luật;các trường hợp khác được quy địnhtrong nội quy lao động.Thì công ty bạn có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động này tại khoản 3 Điều 125 BLLĐ 2012:

"Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày tính từ ngày đầu tien bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hoả hoạn, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

Những điều cần lưu ý: Bạn cần căn cứ vào tình hình cụ thể của người lao động cũng như quy định cụ thể về những ngày nghỉ của công ty bạn quy định để có thể xác định chính xác số ngày nghỉ. >> Tham khảo bài viết liên quan:Hỏi về bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ lễ và phép năm của người lao động

5. Làm sao để đòi lại quyền lợi sau khi nghỉ việc ?

Thưa luật sư, em có trường hợp này mong luật sư tư vấn: Em có đi làm cho 1 công ty lặn tại Nha Trang, lúc đọc tin tuyển dụng trên internet, em có vào nộp hồ sơ xin việc và được nhận vào làm với giao kèo miệng như sau:

- Lương 4triệu/tháng

- Chỉ làm việc trên tàu từ 6h sáng đến 2h chiều [8 tiếng], không có tàu được nghỉ, vẫn được trả lương.

- Vì phải ở trọ nên công ty đồng ý cuối tháng hàng tháng sẽ trả lương cho em.

Sau khi làm việc được 1 tháng công ty có nêu yêu cầu em làm thêm ở kho 1 ngày thêm 2 tiếng sau khi đi tàu, vì thấy số ngày nghỉ cũng hơi nhiều nên em chấp nhận điều kiện trên. Đến khi làm được 2 tháng 10 ngày em mới nhận thấy công ty có biểu hiện ít khách, ít tàu, lại đòi em phải làm thêm một số công việc không thỏa thuận trước đây. Em không chấp nhận và yêu cầu tăng lương để phù hợp với sức lao động mình bỏ ra thì công ty không đồng ý [công việc bơm bình đòi hỏi sức lao động nhiều]. Lúc này em mới không chấp nhận nên đã xin nghỉ. Em hỏi tính toán lương xem bao nhiêu thì nhận được tin tháng trước do số ngày có tàu ít nên phải trừ tiền số ngày nghỉ. Và sau 2 tháng so với số lương ban đầu em có thể nhận thì giờ chỉ còn lại một nửa.

Khi em tới nói chuyện với quản lý thì chỉ được nói là tất cả mọi người trong công ty đều như vậy, tại sao em lại khác được. Em rất bức xúc nêu rõ là lúc đầu nhận em vào làm việc công ty có nói rõ giao kèo như trên, tại sao bây giờ lại giải thích 1 cách vô lý như vậy với em vì nếu biết trước là làm kiểu công nhật em đã đi tìm việc khác phù hợp để có thể tự lo cho bản thân khi không có trợ giúp từ gia đình. Em biết là trong công ty không có nhân viên nào có hợp đồng lao động + bảo hiểm theo quy định.

Xin hỏi luật sư bây giờ em phải xử lý như thế nào để có thể lấy lại số tiền như lúc ban đầu giao kèo. Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!

>>Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 7 Bộ luật lao động 2019:

"Điều 7. Quan hệ lao động

1. Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau."

Mặc dù việc vào công ty làm của bạn không được xác nhận bằng hợp đồng, nhưng giữa bạn và công ty vẫn hình thành nên quan hệ lao động qua việc thỏa thuận miệng giữa hai bên về các điều kiện lao động. Chính vì lẽ đó, khi thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết và ở đây là giải quyết tranh chấp lao động cá nhân giữa bạn và công ty.

Theo Bộ luật lao động 2019, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết là hòa giải viên lao động và tóa án nhân dân.

Vì trường hợp của bạn không thuộc Khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2019 nên tranh chấp này phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết.

Trình tự, thủ tục hòa giải căn cứ theo Khoản 2,3,4 Điều 188 Bộ luật lao động 2019:

"Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

4. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết."

Cần lưu ý rằng:

- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Việc yêu cầu Tòa án giải quyết sẽ tuân theo pháp luật tố tụng dân sự.

Như vậy, nếu bạn muốn lấy lại số tiền lương của mình, bạn cần đến gặp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên để yêu cầu giải quyết thỏa đáng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi vào giờ hành chính ở địa chỉ trụ sở Công ty luật Minh Khuê hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailhoặc gọi điện để được tư vấn qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến:1900.6162. Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề