Xuất hóa đơn khống là gì

  • Căn cứ pháp lý: Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

    Hóa đơn lập khống là hóa đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.

Hỏi: Công ty mình làm ăn thua lỗ, mình chuyển nhượng công ty cho 1 bên chuyên xuất hóa đơn khống [chuyển nhượng thông qua công ty dịch vụ] mà không có biết. Ngày hoàn thành thủ tục chuyển 100% và đại diện pháp luật là 20/07/2015. Mình nghi ngờ công ty này lấy công ty mua lại 100% và một ít hóa đơn cũ còn lại xuất hóa đơn khống ngược lại các tháng 4-5-6/2015 và tiếp tục bị xuất khống các tháng 7-8-9/2015 trước khi bị cơ quan thuế khóa MST. Trường hợp này ai sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Hóa đơn khống, Theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP Điều 2 Khoản 10 quy định là “hóa đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ”. Về hành vi xuất hóa đơn khống, Điều 21Khoản 2 nghị định này quy định nghĩa vụ của tổ chức bán hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ:

“a] Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo quy định tại Nghị định này;

b] Ký hợp đồng đặt in hóa đơn với các cơ sở in có đủ điều kiện trong trường hợp đặt in hóa đơn;

c] Lập và gửi tờ Thông báo phát hành hóa đơn theo quy định;

d] Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Trừ trường hợp không phải lập hóa đơn theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;

đ] Thường xuyên tự kiểm tra việc sử dụng hóa đơn, kịp thời ngăn ngừa các biểu hiện vi phạm;

e] Báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của Bộ Tài chính

Đồng thời Điều 15 Nghị định trên quy định lập hóa đơn như sau: Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, qua đó có thể thấy hành vi xuất hóa đơn khống là hành vi không tuân thủ quy định pháp luật về hóa đơn, do đó vi phạm quản lý nhà nước về hóa đơn. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra, chủ thể thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC.

Trong trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 109/2013/NĐ-CP, Điều 2 quy định đối tượng chịu sự điều chỉnh là: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn”. Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC Điều 2 Khoản 2 nêu lên chủ thể phạm tội bao gồm: Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Khi cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, sẽ căn cứ vào chủ thể và thời điểm thực hiện hành vi xuất hóa đơn khống để truy cứu trách nhiệm. Như vậy, theo các quy định trên chủ thể phải chịu trách nhiệm sẽ là tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, trong trường hợp này là công ty thực hiện xuất hóa đơn khống và/hoặc chủ sở hữu công ty đó. Hơn nữa, thời điểm xảy ra hành vi là sau khi hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng công ty về mặt pháp lý nên bạn không còn là chủ sở hữu của công ty ban đầu nữa. Tuy nhiên, còn cần xem xét nội dung điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng giữa bạn và bên nhận chuyển nhượng để xác định rõ ràng đây là trường hợp nào, từ đó giải quyết trên cơ sở nội dung hợp đồng và/hoặc quy định pháp luật.  

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm về hành vi xuất hóa đơn khống?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng

 

CV. Chu Hoàng Hải - Công ty luật Minh Gia

Đề nghị tư vấn : Em xin nho luật sư trả lời dùm em việc sau. Em là giáo viên em có mở một công ty. Công ty có xuất dùm hóa đơn cho một doanh nghiệp nhà nước mà không có hàng với giá trị gần 2 tỷ. Như vậy công ty e bị phạt như thế nào? E chỉ đứng tên còn giấy tờ công ty chồng e kí vậy khi bị xử phạt em có bị gì không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi  đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia , trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau :

Thứ nhất , hành vi của công ty bạn là xuất dùm hoá đơn cho doanh nghiệp nhà nước mà không có hàng với giá trị gần 2 tỷ đồng như vậy hành vi của công ty bạn là lập hoá đơn khống vì theo quy định tại khoản 10 Nghị định 51/2010/ NĐ – CP đã được sửa đổi bởi Nghị định 04/2014/NĐ- CP có quy định :  “Hoá đơn lập khống là hoá đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ”

Như vậy việc làm của công ty bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể nặng hơn là phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 164 a Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009. “Người nào làm, buôn bán các loại tem giả, vé giả với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Để giải thích rõ điều luật này thì tại điều 2 thông tư 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC:

“2. Chủ thể phạm tội này bao gồm:

a] Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

b] Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn;

c] Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.

3. Các hành vi qui định tại Điều 164a của BLHS được hiểu như sau:

a] In trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi tự in hóa đơn hoặc tự khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ điều kiện hoặc không đúng, không đầy đủ các nội dung theo qui định của pháp luật; In hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả;

b] Phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi lập tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung; không gửi hoặc không niêm yết tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng qui định;

c] Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:

c.1] Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định;

c.2] Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo;

c.3] Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;

 c.4] Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.

4. Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn được hiểu như sau:

a] Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi [chưa ghi giá trị] từ 50 số đến dưới 100 số được coi là lớn; từ 100 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.

b] Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đã ghi nội dung để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật từ 10 số đến dưới 30 số được coi là lớn; từ 30 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.

5. Thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên.

6. Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.”

  Theo đó tại điểm c2 có quy định hành vi : mua bán hoá đơn đã ghi nội dung , nhưng không có hàng hoá dịch vụ kèm theo với số lượng lớn hoặc có thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thiệt hại cho ngân sách nhà nước từ 100 triệu đồng trở lên. Như vậy trường hợp của công ty bạn vi phạm và có những điều nêu  trên thì  người tự lập hoá đơn khống hoặc người chỉ đạo bạn lập phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: tư vấn về xử lý hành vi lập hoá đơn khống. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng !

Cv : Nguyễn Phương – Công ty Luật Minh Gia 

  1. Hành vi xuất hóa đơn khống sẽ bị xử lý như thế nào?

Hóa đơn khống, theo Điều 2 Nghị định 51/2010/NĐ-CP: hóa đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ. Về hành vi xuất hóa đơn khống, Khoản 2 Điều 22 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định nghĩa vụ của tổ chức bán hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ:

a] Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo quy định tại Nghị định này;

b] Ký hợp đồng đặt in hóa đơn với các cơ sở in có đủ điều kiện trong trường hợp đặt in hóa đơn;

c] Lập và gửi tờ Thông báo phát hành hóa đơn theo quy định;

d] Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Trừ trường hợp không phải lập hóa đơn theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;

đ] Thường xuyên tự kiểm tra việc sử dụng hóa đơn, kịp thời ngăn ngừa các biểu hiện vi phạm;

e] Báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của Bộ Tài chính

Đồng thời Điều 15 Nghị định trên quy định lập hóa đơn như sau: Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, qua đó có thể thấy hành vi xuất hóa đơn khống là hành vi không tuân thủ quy định pháp luật về hóa đơn, do đó vi phạm quản lý nhà nước về hóa đơn. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra, chủ thể thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC.

Trong trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 109/2013/NĐ-CP, Điều 2 quy định đối tượng chịu sự điều chỉnh là: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn”. Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC Điều 2 Khoản 2 nêu lên chủ thể phạm tội bao gồm: Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Khi cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, sẽ căn cứ vào chủ thể và thời điểm thực hiện hành vi xuất hóa đơn khống để truy cứu trách nhiệm. Như vậy, theo các quy định trên chủ thể phải chịu trách nhiệm sẽ là tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, trong trường hợp này là công ty thực hiện xuất hóa đơn khống và/hoặc chủ sở hữu công ty đó. Hơn nữa, thời điểm xảy ra hành vi là sau khi hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng công ty về mặt pháp lý nên bạn không còn là chủ sở hữu của công ty ban đầu nữa. Tuy nhiên, còn cần xem xét nội dung điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng giữa bạn và bên nhận chuyển nhượng để xác định rõ ràng đây là trường hợp nào, từ đó giải quyết trên cơ sở nội dung hợp đồng và/hoặc quy định pháp luật.  

2. Hóa đơn điện tử sẽ ngăn chặn nạn mua bán hóa đơn "khống"

Việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là yêu cầu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch, góp phần đáng kể trong việc hạn chế doanh nghiệp "ma" chuyên mua bán hóa đơn khống.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay chọn cách mua hóa đơn để bù trừ và cân đối giữa thuế đầu vào, đầu ra, hạn chế số thuế Giá trị gia tăng [GTGT] phải nộp. Doanh nghiệp làm như vậy để có "hóa đơn chứng từ" ghi nhận chi phí tính thuế, giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm.

Có "cầu" ắt có "cung", nhiều doanh nghiệp "ma" ra đời với mục đích cung cấp hóa đơn cho những doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu hợp thức hóa dòng tiền.

Thời gian qua, cơ quan Thuế trên cả nước đã phối hợp với cơ quan điều tra ngăn chặn và triệt phá không ít đường dây mua bán hóa đơn "khống" lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc mua bán hóa đơn trái phép gây thất thoát không ít tiền thuế nộp vào ngân sách nhà nước do doanh nghiệp mua khai khống đầu vào, đầu ra để giảm số tiền nộp thuế GTGT và thuế Thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, hành động này gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, mất tính công bằng cho môi trường kinh doanh.

Để khắc phục tình trạng trên, tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, với mục tiêu bảo vệ, nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, năng lực của cơ quan Thuế, Ban soạn thảo luật đã bổ sung quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử vào dự thảo luật.

Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định. Khi lập hóa đơn điện tử phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Dự thảo luật cũng quy định việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định của pháp luật thuế, pháp luật kế toán. Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp mã xác thực của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, hoặc tổ chức khác và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là yêu cấu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch.

"Việc chuyển đổi hình thức hóa đơn điện tử cũng sẽ giúp ngành Thuế “quản” được việc phát hành hóa đơn của người nộp thuế, hỗ trợ tích cực cho công tác đối chiếu, xác minh hóa đơn để qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp", ông Thịnh nhận định.

Đồng thời, sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp cơ quan Thuế xây dựng được cơ sở dữ liệu hóa đơn tập trung và thống nhất để phục vụ công tác quản lý thuế của Nhà nước, trong đó có việc thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế. Trên cơ sở đó sẽ giảm thiểu được các rủi ro cho cơ quan Thuế và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch giữa các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, để hóa đơn điện tử trở nên phổ cập thì cần rất nhiều nỗ lực của cơ quan quản lý, của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để thay đổi nhận thức, tư duy của người dân và công đồng doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.

💯TẠI SAO KHÁCH HÀNG NÊN LỰA CHỌN CHÚNG TÔI💯

〽️Thành lập từ năm 1996- khởi đầu là Trung tâm Ứng dụng Công nghệ -Nacencomm - Bộ KHCN.

〽️ Với kinh nghiệm 23 năm trong lĩnh vực công nghệ thẻ thông minh.

〽️CA2-einvoice– top 10 Hóa đơn điện tử đạt chuẩn của Tổng cục Thuế.

〽️CA2-einvoice là đối tác tin cậy, uy tín với hàng trăm nghìn doanh nghiệp.

☎ Tổng đài 24/7: MB: 1900 545407/ 02435765146|

🔮 Website://nacencomm.vn/

TIN BÀI LIÊN QUAN

Quy định mới nhất về cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ

Hóa đơn điện tử CA2 là gì

Hóa đơn điện tử giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp thời 4.0

Nên chọn hóa đơn điện tử như thế nào

Tại sao phải sử dụng hóa đơn điện tử

Lưu ý khí sử dụng hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử là gì

Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử

Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử xác thực cho doanh nghiệp

Năm 2019 cơ bản hoàn thành áp dụng hóa đơn điện tử tại các thành phố lớn

Video liên quan

Chủ Đề